Không gian Rubic và Thời gian Ziczac

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 78 - 80)

Khi bàn về không gian nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo, điểm đặc điểm nổi bật nhất chính là việc nhà thơ đã xây dựng nên lối không gian Rubic và tuyến thời gian Ziczac qua việc xoay lật và xáo trộn những mảnh ghép hiện thực và tâm linh.

Không gian Rubic trước hết là sự lắp ghép những mảng màu không gian khác nhau, tiếp nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính sự xáo trộn và đi theo trường liên tưởng tự do, đã khiến cho thơ Thanh Thảo trở nên độc đáo và đậm chất siêu thực hơn với mỗi câu thơ như một tổ chức hỗn độn, không liên tục về ngữ nghĩa, gồm nhiều chữ ghép lạ, mà mỗi chữ lại gợi một hình ảnh, một ý nghĩa khác nhau.

Trong Đàn ghi-ta của Lorca, mỗi khổ thơ là một không gian khác nhau, có bức tranh vẽ một nghệ sĩ tài hoa, có không gian của cái chết, có không gian của nỗi nhớ, và không gian của sự bất tử… Nhưng đặt vào dòng chảy của bài thơ, những không gian đó như được lắp ghép với nhau để khơi gợi lên quá khứ - người anh hùng trên phông nền văn hóa Tây Ban Nha, gợi lên được hiện tại - sự hi sinh, và cả tương lai - sự bất tử của tiếng đàn, của nghệ thuật và của một tâm hồn nghệ sĩ với khát khao cách tân.

Điều này đã thể hiện được tư duy của Thanh Thảo khi nhìn nhận cuộc sống dưới cái nhìn đa chiều, da diện, mà mỗi lần xoay là một bức tranh hoàn toàn khác, không bối cảnh nào giống nhau, thậm chí ta còn có thể nhìn thấy được trong những không gian nhỏ lẻ ấy lại lồng ghép rất nhiều không gian nhỏ khác ở bên trong.

Với sự phá vỡ cấu trúc thơ truyền thống, thể thơ tự do và cách buông rơi từ ngữ đã cho phép Thanh Thảo đã xây dựng nên khung cấu trúc thời gian nghệ thuật độc đáo, mà tôi tạm gọi là cấu trúc thời gian Ziczac. Gọi là cấu trúc thời

gian Ziczac bởi vì thời gian trong thơ ông đều hiện lên như sự lắp ghép của những mảnh vỡ thời gian nhỏ lẽ, sự đảo tuyến liên tục của thời gian trong từng câu thơ, từng khổ thơ đã kết nối được cả quá khứ, hiện tại lẫn tương lai vào trong thơ Thanh Thảo.

Cũng trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca, ở khổ thơ đầu tiên cho độc giả liên tưởng đến không gian của quá khứ và thời gian mà người nghệ sĩ Lorca đơn độc trên con đường kiếm tìm chân lý. Những đến khổ thơ thứ hai, thời gian bỗng chốc lại xoay trở về với hiện tại, với cái chết đầy ám ảnh và đầy oan khuất của một người anh hùng. Đến khổ thơ thứ tư, năm và sáu là thời gian của tâm linh hướng tới tương lai, là thời gian vô biên của sự bất tử của tiếng đàn, của tài năng và một trái tim cách tân quả cảm.

Việc kết cấu khung thời gian theo kiểu đảo tuyến, làm xuất hiện những hình ảnh quá khứ, hiện tại, tương lai theo trục hồi tưởng đã tạo thành cấu trúc thời gian Ziczac: Quá khứ đến hiện tại rồi lại trở về với quá khứ; hiện tại đến tương lai rồi lại trở về với hiện tại; và cũng có khi quá khứ đến hiện tại rồi lại trở về với quá khứ rồi đột ngột xoay đến tương lai… Đó là hình ảnh người nghệ sĩ Lorca xuất hiện trong sự cô đơn quả cảm trên hành trình kiếm tìm chân lý trong quá khứ, bỗng chốc lại xuất hiện ở thời điểm của hiện tại cùng với sự bàng hoàng khi bị đưa đi hành hình, rồi lại quay trở về với lớp hình ảnh siêu thực về bầu trời, về tình yêu, về Đất nước… và đi tới tương lai rộng lớn của sự bất tử hóa tiếng đàn, bất tử hóa tài năng và cả cái chết của Lorca. Cứ như vậy, thời gian cứ hiện lên đan xen, hỗn loạn, khơi gợi liên tiếp và liên tiếp một cách tự do mà không ngừng nghỉ cũng không theo bất cứ một trật tự thời gian nào.

Sự gắn kết không gian và thời gian trong thơ Thanh Thảo với các cặp không - thời gian: không gian mở rộng - thời gian cô đặc, không gian chuyển hóa - thời gian đa tuyến, không gian hồi tưởng - thời gian quá khứ. Chính điều đó đã tạo nên sự hoà hợp các phạm vi thời gian và không gian , đó là sự hòa hợp giữa “thời

gian và không gian thực với thời gian và không gian ảo”, của lối viết kết hợp

Thanh Thảo là một nhà thơ, nhưng dường như ông còn là một kiến trúc sư tài hoa và độc đáo qua lối xây dựng cấu trúc không - thời gian mới lạ và độc đáo. Nhà thơ dường như biết cách “làm khó” độc giả, nhưng đọc thơ ông, ta lại chỉ thấy được những nét thú vị như chơi một trò chơi xoay rubic, mà mỗi lần xoay là một lần ta phải tập trung hết tâm thức, tư duy để có thể tìm thấy được những lối ra thích hợp.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w