Cái tô i Nhân dân qua tình yêu và nỗi nhớ trong thơ ThanhThảo

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 36)

Đi vào thơ Thanh Thảo đâu chỉ là hình tượng những người lính đã cống hiến tuổi trẻ và hạnh phúc nơi chiến trường khốc liệt để giành lấy niềm hạnh phúc hòa bình cho cả Đất nước. Đó còn là hình tượng của Nhân dân, họ là quê hương, là những người dân thân thuộc nơi quê nhà, là tình yêu… và họ hiện lên trong cả ký ức của những ngày đã qua, những điều tưởng như giản đơn nhưng lại khắc tạc sâu nhất vào tâm hồn của những người lính trẻ.

Hơn ai hết, Thanh Thảo hiểu rằng, mẹ, quê nhà và tình yêu của tuổi trẻ dù không tham gia kháng chiến với những bàn tay cầm súng, những đôi chân vượt dãy Trường Sơn như những người lính, nhưng chính họ cũng là những chiến sĩ của đời thường, họ chiến đấu chống lại sự tàn nhẫn của chiến tranh để tôi đúc tâm hồn cho người chiến sĩ ngoài chiến tuyến. Chính những nỗi nhớ về tuổi thơ, về người mẹ, về những người thân, về tình yêu trai gái đã giúp cho những người lính tuy vất vả lăn lộn nơi chiến hào nhưng vẫn luôn yêu đời, vui tươi và luôn hướng đến một tương lai sáng rỡ của ngày đoàn tụ.

Đó trước hết là Cái tôi hòa mình vào quê hương và những con người

thân thuộc nơi quê nhà. Những người lính trẻ rời xa quê nhà, ra đi theo tiếng

gọi của Tổ quốc, nhưng trong tim họ luôn đau đáu nỗi nhớ thương quê nhà da diết. Sống giữa núi rừng, giữa ngày đạn đêm bom, cũng có lúc họ nghỉ ngơi và gạt đi sự khốc liệt của chiếc tranh, tâm hồn họ lại nhường chỗ cho những tình cảm nồng đượm, những nỗi nhớ quê nhà: “con đường làng mấy mươi năm mòn

dần dưới chân người chân trâu chân mưa/ đường lầy thụt dẫn về yên tĩnh/ ta đã có những con chuồn chuồn con cá con cua/ ta đã có nỗi cô đơn ngọt ngào trẻ nhỏ” (Ở quê nhà).

Đó là hình ảnh của quê hương sau mấy mươi năm xa cách: Nơi có “mùi hoa cau thơm đậm”, nơi có “lúa xanh hơn dòng sông hiền hơn tất cả”, nơi mà “hoàng hôn đến như một người gánh rạ”… Quê hương ấy thật đẹp, và tuổi thơ

ấy cũng thật đẹp, đẹp đến nỗi khi nghĩ về cũng đủ để trái tim người lính tưởng chừng vốn đã chai sạn bởi đạn bom cũng phải ngậm ngùi: “tôi thương quá những gì đã nuôi nấng đời tôi/ bờ suối ngọn nguồn con tôm con tép/ bát canh tàu bay tiếng bầy chim két/ một chút trăng thu trái bắp đầu mùa/ những cây rừng mọc thẳng giữa dây leo/ nấm mới thơm lành sau cơn mưa buổi tối/ mỗi hạt quả chim ăn còn để lại” (Nguồn sông hát - Những người đi tới biển).

Hình ảnh quê nhà còn hiện về trong tâm thức những người lính qua những khung cảnh dung dị, gần gũi, của lửa bếp đượm mùi rơm rạ trong những ngày

ấu thơ nhóm lên cùng mẹ, của ấm chè xanh và bếp nước sôi già. Từ đó, khiến lòng người lính nao nao một xúc cảm bùi ngùi như tự hỏi: “mùi khói thơm cay bếp nhà ta/ trong khu vườn lá chuối xanh đẫm/ còn đâu đây hôm sớm vào ra”

(Dao động sóng).

Và đằng sau nỗi nhớ, đằng sau tình yêu quê nhà tha thiết ấy, hình ảnh người mẹ và những người thân thiết ở hậu phương hiện lên ngày càng rõ nét hơn. Với người lính, mẹ là ngọn nguồn của tất cả, là tình yêu vô biên, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Thanh Thảo là nhà thơ của “nghĩa khí”, của “chất

người” lấp lánh. Ông là một người lính, nhưng đồng thời ông cũng là một người

con. Nên thơ Thanh Thảo viết về mẹ rất nhiều, mà cứ mỗi lần viết lại là một khám phá riêng, nhưng đều bộc lộ được nỗi nhớ thương da diết, và sự thấu hiểu cho những nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ, trong đó có cả những gánh nặng đè lên đôi vai gầy từ ngày con ra chiến trận: “ngày mai con đi/ khói bếp mẹ con mình chợt

ngừng trên mái rạ”, “ngày mai con đi/ nửa đất đai này mẹ gánh” (Khúc một - Những người đi tới biển).

Và ở nơi chiến trường bom đạn ấy, người lính Thanh Thảo cứ thao thức mãi về mẹ, với những lo lắng đời thường mà chỉ khi ở giữa chiến trường người chiến sĩ mới hiểu được, rằng: “từ dáng đi dáng ngủ của mẹ hằn vất vả”. Phải là người

thấu hiểu được sâu sắc bao nhiêu nỗi đắng cay vất vả trong cuộc đời mẹ, trân trọng biết ơn bao nhiêu chịu đựng, hi sinh đằng đẵng và lớn lao của người mẹ, nhà thơ mới viết được những câu thơ ám ảnh mang chân lý như thế. Vì với Thanh Thảo, mẹ không chỉ là đấng sinh thành mà còn là người kiến tạo ra Đất nước, mẹ chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc: “chính mẹ đẻ anh hùng và truyền

thuyết” và chính mẹ đã dạy cho người chiến sĩ phải uống nước nhớ nguồn, phải

biết đến tình yêu thương và lòng căm thù cái ác.

Mẹ nuôi lớn những thế hệ làm nên Tổ quốc, và mẹ cũng là người nuôi lớn Dân tộc mình: “Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người/ là đứng theo dáng mẹ/ “đòn

gánh tre chín rạn hai vai””(Nguồn sông hát - Những người đi tới biển). Đó chính

là dáng dấp của một người mẹ của Dân tộc, để rồi, suốt mười năm ra trận, những người lính - người con lại khát khao được trở về: “con sẽ về chạy rát bỏng bàn

chân/ vầng trán mẹ giờ này lặng sóng/ sau mưa bão mía ngọt dần lên ngọn/ vẫn chỗ ướt mẹ nằm đất nước mình ơi!” (Nguồn sông hát - Những người đi tới biển).

Cho đến tận ngày hòa bình lập lại, trong những vần thơ của Thanh Thảo, chúng ta vẫn luôn bắt gặp những hình ảnh về mẹ. Mười năm trôi qua trong lửa đạn chiến trường, cái được mất không phải nằm ở tấm bằng khen hay huy chương gắn trên ngực áo mà đó chính là những điều giản dị, được đắp chăn bông, được hòa mình trong không gian thấm đẫm hương quê, thấm đẫm tình yêu thương của mẹ, được thưởng thức mùi vị ấm chè xanh ngan ngát hương đoàn tụ mẹ pha:“giặc giã tan rồi con được đắp chăn bông/ được trôi theo đường làng mùa

này tre trổ lá/ nghe nao nao lửa bếp mùi rơm rạ/ ngọn lửa chiều mẹ ủ đã mười năm” (Giấc ngủ trưa của người lính an dưỡng).

Đối với Thanh Thảo, mười năm ra trận như một “giấc ngủ say”, mà “cho

giấc ngủ này của con chân mẹ lội bùn”, mẹ đã chịu bao vất vả, và cũng bởi giấc

ngủ này mà “mắt mẹ dệt những chờ trông đêm tháng giá” để con an lành với giấc mộng hòa bình cùng Đất nước. Qua năm tháng, qua thời gian, tấm lòng người mẹ dành cho con vẫn như ngọn lửa ủ kín ở trong lòng, dồn nén cùng những toan lo, vất vả, lo lắng với tự hào, buồn thương và hy vọng… Để rồi ngọn lửa ấm nóng ấy

âm ỉ cháy suốt những tháng năm mỏi mòn trông ngóng Đất nước hết chiến tranh, soi sáng đường con ra mặt trận giành lấy hòa bình cho bao người đoàn tụ.

Hiện lên trong những trang thơ của Thanh Thảo, chúng ta còn nhận ra bóng hình của những con người thân thuộc nơi quê nhà, nơi hậu phương vững chắc. Đó là những người chị, người anh, những đứa trẻ nhỏ, những cụ già… mỗi người một cuộc đời, nhưng hơn ai hết, những con người thân thương ấy là những người luôn phải ghánh chịu những hậu quả tang thương của chiến tranh. Mà bằng sự cảm thông của chính mình Thanh Thảo đã không hề ngần ngại vẽ nên những mất mát đến chân thực và sống động để phơi bày tội ác của giặc. Đó là hình ảnh của một người mẹ đột ngột mất đi hai đứa con đã hiện lên với những vần thơ đầy sự chua xót khiến chúng ta nhận ra, đau thương mất mát đâu chỉ có ở chiến trường khốc liệt, mà còn ở ngay “những đường phố ngột ngạt”, nơi “giữa dòng người di

tản”...: “trái bom nổ từ tháng tư/ chìm sâu trong mắt người mẹ/ mất hai con” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ghi trên đường số một).

Bằng sự nhạy cảm của người lính và sự gần gũi với nhân dân, hơn ai hết, Thanh Thảo hiểu nhân dân thân thuộc là những con người bình dị vô danh nhưng chính họ đã tạo ra Đất nước và gìn giữ Đất nước qua khói lửa chiến tranh: “từ

mấy trăm năm trước/ những người dân mộ nghĩa/ những gia đình thất cơ lỡ vận/ quần quật suốt đời không giữ nổi nồi cơm/ những ông già chỉ còn một cái khố một chiếc rìu/ đôi mắt quắc cạp chân mày lưỡi mác/ đã hạ những cây bằng lăng cổ thụ/ đẽo thành xuồng độc mộc” (Nguồn sông hát - Những người đi tới biển).

Rất nhiều người mà dù già, trẻ, lớn bé… họ đều bất chấp cả sự yếu ớt của tuổi già, sự non nớt của tuổi nhỏ, sự kém may mắn của cuộc sống để hình thành nên một ý chí sắt đá, quật cường. Họ không có tên, và cũng có khi “tên tuổi họ nhiều khi ta khó hỏi”, nhưng chính họ đã giúp nhà thơ “hình dung Tổ Quốc”, họ

là những con người thật, không hề được tô vẽ bằng những ánh hào quang. Thanh Thảo thấu hiểu biết bao nhiêu những nỗi khổ của những con người chân lấm tay bùn ấy trong chiến tranh, nhưng họ bất chấp đau thương, vẫn “vo vén nuôi chiến

Những con người ấy, họ anh hùng theo những cách mộc mạc và bình dị nhất. Họ cùng lịch sử của Đất nước nối tiếp không biết bao thăng trầm, họ đứng lên bảo vệ dáng hình Tổ quốc. Họ là người già, nhưng họ còn là trẻ nhỏ, là những thế hệ “bé mà không bé”, gan góc, anh hùng“một mình lặng ngắt giữa rừng già”, nhưng không hề sợ hãi mà vẫn “vừa vạch lối đi vừa khe khẽ hát”:“bài ca những

cánh rừng miền đông/ bơi chúng mình đã sống nhiều năm/ đẩy lùi từng mảng tối/ dứt phăng những dây leo ma quái/ nâng niu từng vệt màu xanh” (Nguồn sông hát - những người đi tới biển).

Và khi Đất nước thanh bình, những em bé tóc mang “mùi rơm mùi nắng”, dắt tay nhau vượt qua những bụi xương rồng gai góc, các em như “nước trong

chắt từ giếng cát”, sẽ đứng lên “giữa những ngôi nhà”, giữa “hàng dương gió đồng ca”, các em sẽ là Thế hệ mai sau bảo vệ Đất nước.

Bằng sự nhạy cảm của trái tim người lính và sự gần gũi gắn bó với nhân dân của Thanh Thảo, chúng ta đã hiểu phần nào chất triết lý tầng sâu và nỗi ám ảnh về sức mạnh của nhân dân - những “người mang gươm đi mở nước đến bây giờ” trong thơ ông. Cùng với tác giả, người đọc như tìm ra nhiều chân lý mới về cuộc sống, sự tồn tại và con đường lý tưởng để nhân dân làm nên lịch sử.

Không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ về quê hương, nỗi nhớ về mẹ và những con người đã làm nên Đất nước. Ở trong thơ của Thanh Thảo, phảng phất đâu đây chúng ta nhận ra được nhịp đập của một trái tim đang chìm đắm trong tình yêu, một Cái tôi mang tình yêu của tuổi trẻ.

Những người chiến sĩ giữa chiến trường ác liệt phải đấu tranh, vật lộn cho sự nghiệp giải phóng, nơi mà những giấc mơ của họ trộn lẫn vào bụi mù của những đoàn xe ra trận. Nhưng với tình yêu, những vần thơ của Thanh Thảo đã cho ta thấy được một điều, những người lính như quên hết tất cả mưa bom lửa đạn, quên hết đi những vất vả, mệt nhọc, để nghĩ tới tình yêu. Nhưng tình yêu đó lại hiện lên theo cách vô cùng độc đáo trong tim những người lính, họ không chia nhỏ trái tim một phần giành cho Đất nước và phần giành cho em nữa, mà họ hòa tình yêu của chính mình, tình yêu cho “em” trong tình yêu Tổ quốc.

Trong thơ Thanh Thảo, nỗi nhớ về “em” dường như chưa bao giờ có giới hạn cuối cùng: đó là nỗi nhớ vượt qua thời gian, vượt qua cả không gian dâng cao chót vót và luôn gắn liền với cuộc sống kháng chiến thân quen: “anh nhớ em/ quân thù không thể biết/ anh nhớ em/ Trường Sơn có bao nhiêu cây xanh/ chót vót trên kia thắm một vòm lá đỏ/ nỗi nhớ anh dâng lên tới đó...” (Khúc bốn - Những người đi tới biển).

Người lính khi ra trận đâu chỉ mang ý chi sắt đá cho một ngày toàn thắng, mà họ còn mang một trái tim ấm nồng tình yêu, ấm nồng nỗi nhớ và cũng thấm đẫm tư vị của sự lãng mạn: “ước gì thơ cũng ấm được như chăn/ anh sẽ viết quên

tay mình lạnh cóng/ nhưng nếu trước giá sương thơ nay quá mỏng/ thì anh giỡ giàn ba lô mang củi đến cho em” (Lẽ ra). Phải nói rằng, trong thơ của Thanh Thảo, “em” được nhà thơ nhắc đến rất nhiều trong các sáng tác của mình, như thế càng chứng tỏ tình yêu của nhà thơ cũng nồng nàn, cháy bỏng biết bao nhiêu.

Tình yêu nuôi dưỡng tâm hồn người lính, xóa nhòa khoảng cách của không gian và rút ngắn lại khung thời gian đằng đẵng. Nhưng đôi khi, tình yêu trong thơ Thanh Thảo dường như cũng chỉ là những mối tình vô vọng, mà chính cái tôi trữ tình dằn vặt trong những nỗi trăn trở, day dứt về một “cô gái mặt đường thay

đổi”, trong men rượu cay với “màu rượu thẫm hơn mắt em”:“anh cạn con đường em đi hàng ngày/ nhạt nhẽo nghiệt ngã/uống kỳ say” (Quán rượu), tuyệt vọng và

buồn bã khi ngập tràn cảm giác cô đơn, dẫu rằng “bây giờ duy nhất anh nhớ em” nhưng lại “không tiếng kêu nào vọng đến nhau” (Mưa).

Cùng với sự chiêm nghiệm mang dáng dấp của một cái tôi thế hệ người cầm súng, Thanh Thảo đã bộc lộ được sự suy tư của mình khi nói về tình yêu. Bởi với nhà thơ, tình yêu của người lính dù đẹp biết bao nhiêu, nhưng lại chẳng thể tránh khỏi những âu lo, dự cảm về tương lai: “trái sấu lăn lăn/ em đi về phía anh/ như

kiếm tìm một ngôi nhà không số/ một đường phố không tên đường phố” (Trái sấu

lăn lăn).

Như trái sấu tròn, lăn trong cuộc đời với những vòng quay số phận mà chưa ai đoán định được trước. Cái tôi trữ tình cũng hoang mang, thảng thốt, bất định

trước tương lai, trước một tình yêu vẫn chưa tìm ra đích đến. Một “trái sấu xanh mặt trời chua ngọt”. Trái sấu “chua” hay mặt trời “chua”? Trái sấu và mặt trời

liệu cái nào mới là “ngọt”? Không biết được. Theo cách hiểu của tôi thì trái sấu có khi là tình yêu, mà tình yêu thì thường rất “ngọt”, và mặt trời có lẽ là đích đến, là tương lai. Nhưng tương lai bất định quá, mơ hồ quá, nên có lẽ tư vị của mặt trời chỉ có thể là “chua”. Nhưng cũng có thể cả tình yêu và lý tưởng hòa chung vào nhau, tạo thành một sự kết hợp vị giác thì sao?! Thơ Thanh Thảo thật khó đoán biết. Cũng đúng thôi, bởi nếu dễ dàng đoán trúng quá thì đâu còn là một lối viết mới lạ của cái tôi trữ tình độc đáo - Thanh Thảo nữa.

Quay lại với tình yêu của những người lính trẻ trong kháng chiến. Chúng ta thấy rằng, giữa đôi bờ chiến tuyến, giữa sự cách xa nhau của không gian, giữa sự ngăn trở của bom đạn bắn phá. Nỗi nhớ và tình yêu của người lính trẻ đôi khi còn là sự chở che, lo lắng đong đầy yêu thương và cảm xúc mà: “ở đó bọn anh phải

dỡ giàn ba lô/ khơi ngọn lửa những tháng năm đời lính/ cứ thương em giờ chăn chưa đủ ấm/ đợt rét kéo dài em ngủ sao yên” (Lẽ ra).

Bởi “anh” luôn sẽ là “ngọn gió” khi “biển em yên bình”, là “mỏ neo” khi

“vùng biển em đang bão”, “anh”luôn cầu chúc sự bình yên cho “em”, và mong

ước đến ngày Đất nước hòa bình, gặp lại nhau để nhắc tên tới muôn lần: “bình

yên nhé, em ơi. Cho tới ngày sum họp/ ta yêu nhau như mọi người yêu trên trái đất/ tên em tên em anh nhắc mãi muôn lần/ phát một tín hiệu kiên trì nối những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 36)