Giám sát, đánh giá cũng như cơ chế thưởng, phạt đối với công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 106 - 108)

7. Bố cục của luận văn

4.3.8.Giám sát, đánh giá cũng như cơ chế thưởng, phạt đối với công chức

tạo kẽ hở cho phần tử xấu lợi dụng. Kiên quyết sa thải ra khỏi đội ngũ đối với những công chức thuế thoái hoá, biến chất; những công chức trình độ, năng lực kém, không phấn đấu vươn lên bằng cách xếp công việc khác, nếu không xếp được thì đưa ra khỏi biên chế của ngành, tạo điều kiện để công chức tìm việc khác thích hợp hơn.

Thực hiện chế độ công khai hóa hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc quan hệ liên quan với người nộp thuế.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của nhân dân (người nộp thuế) trong tham gia xây dựng và giám sát mọi hoạt động, sinh hoạt của công chức thuế. Bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Duy trì chế độ quản lý, kiểm tra chặt chẽ, kịp thời khen thưởng những công chức có thành tích xuất sắc; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm và thông báo công khai những công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm quy định của ngành Thuế, thực hiện chế độ trách nhiệm một cách nghiêm khắc đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp trong ngành Thuế nếu để xảy ra những vụ tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

4.3.8. Giám sát, đánh giá cũng như cơ chế thưởng, phạt đối với công chức ngành Thuế ngành Thuế

Phải có những đòi hỏi về tiêu chí đối với mỗi chức danh công chức, viên chức cụ thể riêng. Ngành Thuế cần có thêm những văn bản cụ thể hóa, chính xác hóa, khoa học hóa những yêu cầu, đòi hỏi với công chức làm việc trong từng vị trí. Từ đó mới có cơ sở đánh giá chất lượng công chức, mới có cơ sở loại bỏ những công chức yếu kém.

Từ lâu chúng ta thiếu cơ chế, tiêu chí rõ ràng để đánh giá chất lượng công chức. Nên thực tế, “tốt cũng như xấu”. Do đó cần sớm có hệ thống đánh giá công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức mới, tránh dân chủ hình thức, thi đua hình thức. Có cơ chế đánh giá được công chức rồi thì khi công chức không hoàn thành nhiệm vụ, bị dân kêu (người nộp thuế kêu), ta dựa trên những căn cứ ấy mà loại thải công chức.

Hiện tại một vướng mắc nữa cần quan tâm trong Luật Cán bộ, công chức, viên chức đó là cơ chế thưởng phạt cần rõ ràng nghiêm minh mới khuyến khích được người giỏi, loại người kém. Cần quy định rõ ràng về thưởng phạt, có thể gắn với lợi ích kinh tế, chức vụ khi xem xét khen thưởng hay xử phạt. Qui định về trách nhiệm người đứng đầu cũng cần phải rõ ràng. Tình trạng cấp trên bao che cho cấp dưới cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng công chức ngày càng kém, xử phạt công chức khó.

Để phát huy vai trò công tác giám sát, đánh giá và cơ chế thưởng phạt công chức ngành Thuế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung và công chức lãnh đạo chủ chốt làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thuế nói riêng, cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, phát động các phong trào thi đua rộng khắp trong toàn ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế trên tất cả các lĩnh vực, thông qua đó để thử thách, rèn luyện, kiểm định đội ngũ công chức và phát hiện ra những người có tài, có đức bổ sung vào nguồn quy hoạch lãnh đạo kế cận, đồng thời kiểm soát được những sai phạm của công chức.

Hai là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống ngành Thuế đối với việc quản lý, giáo dục, rèn luyện công chức trong tổ chức của mình trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan.

Ba là, thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành Thuế; những tiêu chuẩn cần “Xây” và những điều cần “Chống” đối với công chức, viên chức ngành Thuế. Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của cơ quan.

Bốn là, sớm ban hành quy chế để nhân dân (người nộp thuế) có thể trực tiếp góp ý kiến đối với công chức ngay trong cơ quan, đơn vị công tác và địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nơi gia đình công chức cư trú. Đây là hai khu vực quần chúng có điều kiện hiểu về người công chức và gia đình công chức.

Năm là, có chế độ đãi ngộ thích đáng, thưởng phạt công minh, cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí tăng cường các chế tài xử phạt nghiêm minh hơn để răn đe các hành vi này. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia luật, hiện nay, các hình thức xử phạm là khá nghiêm minh. Chẳng hạn, tại Điều 165 của Bộ Luật Hình sự thì người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù từ 1 - 20 năm. Điều 278, Bộ luật Hình sự quy định về Tội tham ô tài sản đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì tùy theo lượng tài sản bị chiếm đoạt có thể phạt tù từ 2 - 20 năm, thậm chí là chung thân hoặc tử hình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 106 - 108)