Hoàn thiện và đổi mới công tác tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 99)

7. Bố cục của luận văn

4.3.3.Hoàn thiện và đổi mới công tác tuyển dụng công chức

Tuyển dụng công chức, viên chức là một trong nội dung quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức hiện tại cũng như tương lai.

Cần tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã được Chính phủ ban hành (Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010), để đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế hướng đến hội nhập quốc tế.

Công tác tuyển dụng là xử lý “đầu vào” của đội ngũ công chức, viên chức, đây là khâu cơ bản và quan trọng của cả quá trình xây dựng đội ngũ công chức, viên chức. Còn tổ chức bộ máy quyết định phương hướng phát triển và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức. Đây là hai vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau, qua hệ và tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động lẫn nhau. Việc tuyển dụng mới bổ sung vào bộ máy dựa trên đòi hỏi của công việc và ai phù hợp nhất, tốt nhất với công việc đó phải được lựa chọn. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, phải chấn chỉnh tổ chức bộ máy, từ đó yêu cầu tổ chức bộ máy và yêu cầu công việc mà bố trí, sử dụng cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Việc tuyển dụng bổ sung theo nguyên tắc: phù hợp với đòi hỏi chất lượng chuyên môn, tuyển dụng công khai theo yêu cầu nhiệm vụ, xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc của từng cơ quan, đơn vị, bố trí công chức, viên chức sau khi tuyển dụng công khai vào những vị trí khuyết đảm bảo nguyên tắc đúng người đúng việc, phù hợp với chuyên môn được đào tạo, phát huy được năng lực, sở trường của người được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan.

Chúng ta biết rằng, Luật cán bộ, công chức đã tạo cơ sở pháp lý khắc phục nhiều điểm hạn chế của chế độ cán bộ, công chức trước đây, đặt cơ sở cho việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của nền hành chính hiện đại, có khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Trong bộ máy ngành Thuế đang áp dụng hệ thống chức nghiệp: tổ chức theo các ngạch, muốn vào ngạch bậc thì phải thi tuyển cho công chức chuyên môn, từng bước tiêu chuẩn hóa các chức danh chuyên môn, các tiêu chuẩn càng được lượng hóa rõ ràng thì càng bảo đảm cho chất lượng của công tác tuyển dụng đội ngũ công chức, viên chức.

Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là phải thực hiện và làm tốt công tác tuyển dụng công chức, viên chức. Tuyển dụng bổ sung theo nguyên tắc: phù hợp với đòi hỏi chất lượng chuyên môn, tuyển dụng công khai theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Khi tuyển dụng, phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh công chức, viên chức, từng lĩnh vực cụ thể, thiếu vị trí nào, tuyển dụng đúng vị trí đó, đáp ứng được trình độ chuyên môn, năng lực và chỉ tiêu biên chế được giao.

Trong thời gian tới cần chú ý đẩy mạnh hơn nữa khâu tuyển dụng công chức, viên chức qua thi tuyển công khai, gắn với việc đào tạo công chức, viên chức theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu chuẩn các ngạch công chức và bố trí, sử dụng công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ.

Để thực hiện có kết quả giải pháp trên, ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dựng đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức và tổ chức thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức khi đề án đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt.

Tiến hành sơ kết công tác tuyển dụng công chức, viên chức vào cuối mỗi năm để đánh giá những việc làm được, chưa được theo kế hoạch đã đề ra, qua đó rút kinh nghiệm làm tốt hơn cho công tác thi tuyển công chức tiếp theo, không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức, viên chức ở ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Đề xuất, kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế:

- Các thí sinh đăng ký dự thi tuyển hoặc xét tuyển, cần phải qua vòng sơ tuyển (có thể sơ tuyển bằng phỏng vấn); nếu sơ tuyển đạt thì mới được dự thi tuyển hoặc xét tuyển.

- Có chính sách thỏa đáng để thu hút nhân lực có chất lượng (tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài).

4.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thuế

Để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ cho việc quản lý, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo cần phải có giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Qua đánh giá thực trạng, cho thấy chất lượng công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế, trình độ chưa đồng đều. Nguyên nhân là do ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chưa tốt việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm. Để nhằm thực hiện tốt công tác tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức vào các vị trí quan trọng, ngành Thuế Vĩnh Phúc phải xây dựng được kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn có định hướng ngành nghề phù hợp như: cần xác định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rõ đối tượng nào cần phải cử đi đào tạo, đối tượng nào bắt buộc phải tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn…, để tránh tình trạng thực hiện cơ chế xin cho. Cần phải xác định được các ngành nghề cần phải cử cán bộ, công chức tham gia đào tạo như: Kinh tế, Tài chính - Kế toán, Thuế, Luật… để nhằm bổ sung lực lượng còn yếu như hiện nay và tạo nguồn có trình độ chuyên môn phù hợp. Lưu ý công tác đào tạo phải gắn với bố trí, sử dụng một cách khoa học. Đối với những cán bộ, công chức được đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi tốt nghiệp, ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc phải có chính sách thoả đáng như: đưa vào quy hoạch để xem xét bổ nhiệm, ưu đãi về chế độ..., xây dựng chính sách khuyến khích công chức đi học chuyên sâu những ngành mà ngành Thuế đang thiếu, học thạc sĩ, tiến sĩ... Kiên quyết loại ra khỏi danh sách những công chức không hoàn thành nhiệm vụ, nhằm tạo sự công bằng và kích thích sự nỗ lực của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Để thực hiện có kết quả giải pháp này, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn tiếp theo, tập trung vào các nhiệm vụ như sau:

- Phân loại các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng theo trình độ, theo ngạch công chức, theo chức danh chuyên môn, chức danh cán bộ công chức, quản lý, theo tính chất nghề nghiệp…

- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đó. Một yêu cầu cơ bản và bắt buộc đối với mọi công chức, viên chức là phải được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên sâu, về hội nhập kinh tế quốc tế, về chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế (ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp công sở…).

- Tiến hành xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, tránh lãng phí trong đào tạo, tạo điều kiện cho công chức, viên chức đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 99)