Định hướng và mục tiêu phát triển ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đến

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 82 - 115)

7. Bố cục của luận văn

4.1.2.Định hướng và mục tiêu phát triển ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đến

● Một số định hướng

Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu cải cách - hiện đại hóa của từng lĩnh vực, ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức xây dựng, thực hiện chiến lược về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn 2011-2020; căn cứ mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung, yêu cầu nhiệm vụ của ngành Thuế là xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý thuế theo đối tượng đảm bảo tinh gọn đầu mối, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế một cách đầy đủ, hiệu quả; đồng thời nâng cao năng lực cán bộ, công chức thuế nhằm phát triển đội ngũ công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiến lược của ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc phải bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, đảm bảo rõ mục tiêu, rõ giải pháp; việc cải tiến tổ chức bộ máy phải được tính toán kỹ, theo hướng dài hạn. Chiến lược về nguồn nhân lực phải hết sức chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, với các chỉ tiêu định lượng cụ thể; đồng thời với việc tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc.

- Xây dựng bộ máy cơ quan thuế có đủ nhiệm vụ và quyền hạn để thực thi pháp luật thuế theo mô hình của cơ quan thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết tích hợp, tự động hóa cao; đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho yêu cầu hiện đại hóa; điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực từng bộ phận quản lý thuế đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công chức thuế.

Về tuyển dụng, quản lý biên chế, ngạch, bậc

Tổ chức triển khai việc mô tả vị trí công việc của toàn ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu ngạch công chức, xác định điều kiện, tiêu chuẩn thi tuyển đối với từng vị trí công việc; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch và vị trí công việc mà công chức, viên chức phải đảm nhiệm.

Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế.

Nâng dần tỷ trọng công chức có trình độ đại học. Tăng tỷ lệ thí sinh đăng ký dự tuyển hàng năm tốt nghiệp đại học ở loại hình đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn xếp loại khá trở lên, chuyên ngành kinh tế phù hợp với công tác quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý tài chính - thuế; có điều kiện về ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng yêu cầu vị trí làm việc trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Kết hợp giữa mô tả công việc với tiêu chí về cơ cấu tổ chức bộ máy, quy mô khối lượng công việc để tổ chức giao chỉ tiêu biên chế cho từng đơn vị. Nguyên tắc chung giao chỉ tiêu biên chế là: Chỉ tiêu biên chế được xác định theo thời điểm; khi có các biến động về tổ chức bộ máy và khối lượng công việc thì biên chế của các đơn vị cũng được thay đổi theo.

Trình cấp có thẩm quyền ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn các ngạch công chức, viên chức ngành Thuế theo hướng gắn từng ngạch công chức với các chương trình đào tạo bắt buộc, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ mà cán bộ, công chức ở ngạch đó phải đảm bảo.

Về đào tạo, bồi dưỡng

Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo các mục tiêu của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành Thuế; áp dụng cơ chế đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, thường xuyên đối với cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc chuyên môn cần phải được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng thực sự kiến thức toàn diện về chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học…, chất lượng này thể hiện ở chỗ những kiến thức mà công chức thuế được trang bị phải gắn với kỹ năng thực thi công vụ, có khả năng xử lý được những tình huống cụ thể trong thực tế công tác.

Về chấp hành kỷ cương, kỷ luật

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy trình về kiểm tra và tự kiểm tra. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ; các sai phạm được phát hiện qua kiểm tra phải được xử lý nghiêm, theo đúng mức độ sai phạm.

Thường xuyên chú trọng việc nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức gắn với bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với cán bộ, công chức hăng hái, tận tụy với công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức giữ gìn đoàn kết thống nhất trong nội bộ, có lối sống trung thực, lời nói đi đôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với việc làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, sống lành mạnh, biết quan tâm giúp đỡ người khác, hết lòng phục vụ nhân dân (người nộp thuế).

Những định hướng phát triển ngành Thuế ở trên đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu mới của việc thực hiện Chiến lược cải cách và đổi mới ngành Thuế hướng tới hội nhập quốc tế.

● Một số mục tiêu cụ thể chủ yếu chung của ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

- Giải quyết các nhu cầu cấp bách về biên chế, phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng căn bản biên chế cho các đơn vị có thiếu hụt lực lượng lớn.

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ chuyên viên chính trở lên đạt mức tương đương tỷ lệ của các Sở, Ngành trong tỉnh Vĩnh Phúc; cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học của toàn ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đạt từ 70 - 75%.

- Đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo, cơ cấu độ tuổi đối với cán bộ quy hoạch; thực hiện công tác luân chuyển từ 3-5% cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp hàng năm; tổ chức việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ ở tất cả các cấp đơn vị trong ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo đối với công chức tập sự, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; đảm bảo thời gian bồi dưỡng tối thiểu kiến thức kỹ năng chuyên ngành theo quy định của Chính phủ (tối thiểu 40 giờ/năm).

- Thực hiện việc bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể. Có quy chế quản lý cán bộ, công chức theo hướng đảm bảo nguyên tắc đề cao vai trò, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan chuyên môn.

- Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thực hành theo yêu cầu nghề nghiệp của từng loại công chức, biết sử dụng máy vi tính và ngoại ngữ trong hoạt động công vụ.

- Từng bước cải tiến công tác quản lý hồ sơ nhằm hiện đại hóa công tác quản lý cán bộ, công chức. Sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý hiện đại khác được áp dụng rộng rãi trong việc quản lý cán bộ, công chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực hoạt động thực tiễn, công tâm với nhiệm vụ, thạo việc, tận tụy với nhân dân (người nộp thuế), tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thuế với chính quyền với nhân dân, nâng cao trách nhiệm công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.

4.2. Quan điểm và định hƣớng nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức ở ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Quan điểm

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế, ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc xác định đây là một nội dung quan trọng nhất cần tập trung làm tốt, bởi vì dù bộ máy có sắp xếp tinh gọn, hợp lý mà người thực hiện không đủ phẩm chất, năng lực thì cũng không đạt được mục tiêu cải cách và đổi mới đã đề ra. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành Thuế và tiến tới hội nhập quốc tế, một trong những đòi hỏi có tính chất quyết định là phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành Thuế nhà nước nói chung và công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng không chỉ đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại mà còn phải đáp ứng yêu cầu của công việc trong tương lai. Trên cơ sở từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, chương này tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Quan điểm thứ 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của ngành Thuế

Xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh toàn diện là nhằm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành. Xuất phát từ một vấn đề có tính chất nguyên lý: căn cứ từ yêu cầu để đặt tổ chức, từ yêu cầu tổ chức để chọn và sắp xếp con người. Do đó, công tác tổ chức cán bộ nói chung và việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói riêng phải xuất phát từ quan điểm và đường lối của ngành Thuế bao gồm đường lối chính trị, đường lối kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế cả nước và quan điểm, nguyên tắc về công tác tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức, công tác cán bộ của Ngành: Đội ngũ công chức là sản phẩm của đường lối chính trị và đường lối tổ chức của Ngành.

Mặt khác đội ngũ công chức thuế là lực lượng nòng cốt, tiên phong thực thi nhiệm vụ đưa nghị quyết của Đảng của ngành Thuế về lĩnh vực thuế tới nhân dân (người nộp thuế), thông qua việc thực hiện chức năng quyền lực của cơ quan thuế các cấp. Do vậy, việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế chính là xuất phát từ yêu cầu nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế và phải lấy quan điểm, đường lối của ngành làm cơ sở.

Quan điểm thứ 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế theo hướng chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở yêu cầu của công việc

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế phải được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hóa, phải xây dựng được đội ngũ công chức thuế có tính chuyên nghiệp cao, có đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo để thực thi công vụ.

Cũng như một công việc bất kỳ, công việc của công chức thuế trước hết đòi hỏi người thực hiện nó phải có được những hiểu biết, kỹ năng và năng lực nhất định. Đó là những tiêu chuẩn cần thiết phải có để thực hiện thành công công việc. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phải căn cứ vào những yêu cầu của công việc để tuyển dụng công chức, đào tạo và bồi dưỡng công chức; chứ không phải vì con người cụ thể mà bố trí sử dụng vào công việc; mà phải xuất phát từ yêu cầu, từ đòi hỏi của công việc để tuyển chọn, sắp xếp con người đủ các điều kiện thực thi nhiệm vụ đó.

Nâng cao chất lượng công chức thuế phải được thực hiện trên cơ sở của phân tích công việc, lấy mục tiêu đủ năng lực để hoàn thành công việc làm mục tiêu nâng cao chất lượng công chức thuế.

Quan điểm thứ 3: Nâng cao chất lượng công chức thuế phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp

Trình độ chuyên môn là điều kiện vô cùng quan trọng để có thể thực hiện thành công công việc, đạt được những mục tiêu của tổ chức là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ công chức. Tuy nhiên lao động của công chức thuế là loại lao động đặc thù, mọi quyết định do cơ quan thuế ban hành, có tác dụng rất lớn đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động khác nhau của của các tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy hoạt động của họ không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của cơ quan đó mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của toàn ngành Thuế, đến phát triển kinh tế - xã hội.

Quan điểm thứ 4: Nâng cao chất lượng công chức thuế là một quá trình liên tục được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo và sử dụng

Chất lượng đội ngũ công chức thuế phụ thuộc không chỉ vào một yếu tố hay một giai đoạn nào trong thời gian công tác của họ, mặt khác chất lượng của đội ngũ công chức phải luôn gắn với việc thực hiện các công việc của tổ chức trong các thời kỳ tồn tại và phát triển của tổ chức. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức phải luôn được quan tâm thực hiện ngay từ khi họ bắt đầu tham gia tổ chức và cả trong suốt thời gian làm việc trong tổ chức.

Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức có thể được thực hiện qua nhiều hình thức, biện pháp sát thực: Phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả quá trình đào tạo sau công vụ, để tiếp tục trang bị những kỹ năng, những kiến thức mới; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng, bố trí đúng có hiệu quả đội ngũ công chức.

Quan điểm thứ 5: Nâng cao chất lượng công chức thuế là trách nhiệm của ngành Thuế Nhà nước và từng công chức trong bộ máy ngành Thuế Nhà nước

Nâng cao chất lượng công chức thuế không chỉ là trách nhiệm của ngành Thuế Nhà nước mà là trách nhiệm của các ngành Thuế địa phương trong cả nước và của từng cá nhân công chức. Trong đó, người đứng đầu đơn vị phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế trong hệ thống mình phụ trách. Đồng thời phải huy động trách nhiệm và sức mạnh của mọi tổ chức chính trị, xã hội, mọi thành viên trong việc tham gia quản lý, giám sát, đóng góp ý kiến với mọi hoạt động của cơ quan thuế nhà nước nói chung và hoạt động của công chức thuế nói riêng. Nâng cao chất lượng công chức thuế còn là trách nhiệm của bản thân từng công chức, từng công chức phải xác định trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm và quyết tâm học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân.

4.2.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 82 - 115)