Thực trạng cán bộ, công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 115)

7. Bố cục của luận văn

3.1.3.Thực trạng cán bộ, công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc trong lĩnh vực thực hiện và quản lý thu ngân sách trên địa bản tỉnh, đã cùng với các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh tạo nên những thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh cơ bản vững chắc, góp phần giữ vững và ổn định chính trị.

Thực trạng CBCC ngành Thuế Vĩnh Phúc được xem xét dưới dạng một số nội dung về số lượng CBCC ở các đơn vị là Văn phòng Cục Thuế, các Chi cục Thuế huyện, thành, thị và chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định, cụ thể như sau:

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra, khảo sát tại tất cả các đơn vị trực thuộc nhằm thu thập thông tin về số lượng và chất lượng đội ngũ CBCC thuế để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng công chức, qua đó xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển CBCC làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và đổi mới công tác quản lý CBCC. Theo số liệu tại thời điểm nghiên cứu thì tổng số CBCC, viên chức ở 10 đơn vị là 474 người được phân theo các tiêu chí như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Giới tính Nhóm tuổi Ngạch CBCC Nam Nữ < 30 31-40 41-50 51-60 CVC& CV& TĐ CS& TĐ Khác 315 159 82 115 142 135 39 229 191 15 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Nhìn tổng quan, ngành Thuế Vĩnh Phúc đạt yêu cầu về cơ cấu ngạch công chức, thể hiện sự phấn đấu, nỗ lực của CBCC ngành Thuế để đáp ứng được tiêu chuẩn ngạch bậc theo yêu cầu chung của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính. Về tuổi đời của CBCC trẻ dưới 30 tuổi chỉ chiếm 17,29% là thấp, nếu không cải tiến phương thức tuyển dụng thì trong thời gian tới sẽ có sự mất cân đối về chất lượng và tuổi đời, vì vậy cần thiết có kế hoạch tuyển chọn, đổi mới phương thức tuyển dụng để bổ sung vào đội ngũ CBCC ở ngành Thuế Vĩnh Phúc những người trẻ, giỏi, đủ phẩm chất, phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức trẻ thì mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Thuế Vĩnh Phúc.

3.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến năm 2012 có tăng nhưng với tỷ lệ thấp tăng mỗi năm trung bình từ 1% - 2%. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc được đào tạo nâng cao qua từng năm. Tuy nhiên, xét về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức do trình độ hoặc tuổi tác đã có biểu hiện không còn khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.

3.2.1. Chất lượng công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc theo trình độ chuyên môn

Trong những năm qua, ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm, chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC, điều đó đã tạo điều kiện cho CBCC đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn đào tạo công chức ngành Thuế Vĩnh Phúc (2008 - 2012)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm Trình độ 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng (nguời) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên ĐH 8 0,17 8 0,17 8 0,17 7 0,14 14 0,12 Đại học 220 47,8 227 49,2 248 54,0 273 56,4 267 56,3 Cao đẳng 05 0,11 05 0,11 01 0,02 14 0,29 15 0,31 Trung cấp 212 46,1 206 44,7 187 40,7 175 36,2 163 34,4 Khác 15 0,32 15 0,32 15 0,33 15 0,31 15 0,32 Tổng cộng 460 461 459 484 474

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo chất lượng công chức từ năm 2008-2012

Theo kết quả thống kê trên bảng tổng hợp cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có tăng nhưng tăng không cao trong vòng 5 năm trở lại đây (2008-2012). Số công chức có trình độ trên đại học không nhiều so với tổng số công chức của toàn ngành Thuế. Số công chức có trình độ đại học chiếm trên 50% với tổng số công chức trong toàn ngành Thuế, nhưng luôn tăng về số lượng đây cũng là biểu hiện của nhiều công chức đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số công chức có trình độ cao đẳng dao động từ 0,11% - 0,31%. Số công chức có trình độ trung cấp dao động trong khoảng từ 34,4% - 46,1% và số chưa qua đào tạo dao động từ 0,33% - 0,31%.

Số công chức mới được tuyển dụng trong những năm sau này là những người được đào tạo cơ bản và một số có trình độ Thạc sỹ được tuyển dụng vào ngành Thuế ngày một tăng...

Với trình độ đào tạo như trên, đội ngũ công chức của ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc được phân theo các ngạch công chức như sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu ngạch công chức ngành Thuế Vĩnh Phúc (2008-2012)

Năm CV cao cấp CVC và TĐ CV và TĐ Cán sự và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) 2008 - - 24 0,52 191 41,5 230 56,5 15 0,32 2009 - - 38 0,82 202 44,1 199 43,2 22 0,47 2010 - - 40 0,87 211 45,9 193 42,0 15 0,33 2011 - - 41 0,85 234 40,0 194 40,0 15 0,31 2012 - - 39 0,82 229 48,3 191 40,3 15 0,31

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo chất lượng công chức từ năm 2008-2012

Như vậy, về cơ cấu ngạch công chức: ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có chuyên viên cao cấp; tính đến tháng 12 năm 2012, chuyên viên chính và tương đương là 39 người (chiếm 0,82%); chuyên viên và tương đương là 229 người (chiếm 48,3%); cán sự và tương đương là 191 người (chiếm 40,3%); ngạch còn lại là 15 người (chiếm 0,31%). Đây là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức thuế theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại.

3.2.2. Chất lượng công chức ngành Thuế theo kỹ năng công việc

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức ngành Thuế đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Do thiếu kỹ năng thực thi công vụ nên nhiều công chức thuế cảm thấy lúng túng khi triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành Thuế.

Kết quả từ thực tế khảo sát cho thấy nhóm kỹ năng tổng hợp tư duy chiến lược được đánh giá là nhóm kỹ năng quan trọng nhất đối với công chức ở ngạch cao, ở vị trí lãnh đạo. Nhóm kỹ năng quan trọng thứ hai là nhóm kỹ năng quan hệ, thực tế trong công tác người công chức cần thiết phải có sự giao tiếp với nhiều người, nhiều đối tượng, nhiều cơ quan nhằm đảm bảo mối quan hệ công tác được trôi trải. Nhóm kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đứng thứ ba và hỗ trợ tích cực để công chức hoàn thành và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy 85% cho rằng họ chưa đủ các kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc. Chỉ có 15% cho rằng họ đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Những người cho rằng mình có đủ kỹ năng cần thiết để thực thi nhiệm vụ là những người tuổi dưới 45, đa số trong số họ vừa tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ trong khoảng 1 năm trở lại. Tuy nhiên đối với từng nhóm CBCC thì việc xác định kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng nhất lại có sự khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy đối với lãnh đạo Cục Thuế (Cục trưởng, Phó

Cục trưởng) họ cho rằng kỹ năng tư duy chiến lược đóng vai trò qua trọng nhất; đối

với lãnh đạo cấp Phòng Cục Thuế (hoặc tương đương) lại xác định kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất. Điều này cần được lưu ý khi xác định các khóa đào tạo cho từng loại CBCC ở các cấp khác nhau.

Chúng ta biết rằng, Việc đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCC ở các cơ quan chuyên môn không chỉ dựa vào bằng cấp chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước…, mà phải hội đủ nhiều yếu tố trong đó có thể nói yếu tố về khả năng hoạt động thực tiễn, về kỹ năng, mức độ thành thạo công việc rất cần thiết và quan trọng. Năng lực chuyên môn của mỗi CBCC không phải là thứ năng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trường, do đó đòi hỏi mỗi CBCC phải luôn nỗ lực rèn luyện cho mình một kỹ năng công tác, phải chịu khó nghiên cứu tìm tòi, học hỏi trong thực tiễn cuộc sống, am hiểu lĩnh vực công việc đang làm. Hiện nay, kỹ năng và mức độ thành thạo trong công việc của CBCC đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi vì tại các đơn vị chuyên môn trực thuộc ngành Thuế không thiếu CBCC có bằng cấp chuyên môn nhưng lại hụt hẫng một đội ngũ công chức am hiểu pháp luật, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào từng lĩnh vực công tác cụ thể, nhất là đội ngũ CBCC nòng cốt kế cận.

Đối với CBCC ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ CBCC là phải nắm chắc chính sách, pháp luật nhà nước cũng như những quy định của ngành Thuế theo từng lĩnh vực công tác, có kiến thức về quản lý nhà nước, hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng lập kế hoạch công tác, có kỹ năng nghiệp vụ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý thuế, quản lý thu ngân sách nhà nước, biết sử dụng thành thạo vi tính, có kỹ năng giao tiếp hành chính, xử lý được những tình huống cụ thể trong thực tế công việc và kinh nghiệm công tác được tích lũy qua số năm công tác của mỗi CBCC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Chất lượng công chức ngành Thuế theo kinh nghiệm và thâm niên công tác

Năm 2008 toàn ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có 460 cán bộ, công chức đến 31/12/2012 toàn ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có 474 cán bộ, công chức. Cơ cấu độ tuổi có biến động qua các năm. Nhưng tác giả luận văn lấy năm 2012 (so với năm 2008) để phân tích cơ cấu, độ tuổi để làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc xem (bảng 3.4).

Bảng 3.5: Cơ cấu công chức ngành Thuế Vĩnh Phúc đƣợc phân chia theo tuổi

T T Năm 2008 Năm 2012 Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số công chức 460 100 Tổng số công chức 474 100 2 Từ 30 trở xuống 61 13,2 Từ 30 trở xuống 82 17,2 3 31 - 40 150 32,6 31 - 40 115 24,2 4 41 - 50 174 37,8 41 - 50 142 30,0 5 51 - 60 75 0,16 51 - 60 135 28,4 6 (Nam từ 56 - 60) 13 0,28 (Nam từ 56 - 60) 33 0,69 7 (Nữ từ 51 - 55) 8 0,17 (Nữ từ 51 - 55) 16 0,34

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo chất lượng công chức từ năm 2008-2012

Năm 2008, tỷ lệ công chức dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 13,2%, tăng lên là 17,2% vào năm 2012; tỷ lệ công chức từ 51 - 60 tuổi năm 2008 là 0,45%, năm 2012 tăng lên 1,03%. Điều này cho thấy, ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ và thực hiện trẻ hóa đội ngũ công chức. Tuy nhiên cơ cấu công chức ngành Thuế hiện nay vừa thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi là vấn đề cần quan tâm.

Đội ngũ công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đa số có thâm niên công tác trên 5 năm (dưới 5 năm, năm 2008 là: 17%, năm 2012 là: 21,0% tăng 4%), nhìn chung công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có thâm niên công tác, điều này là rất quan trọng trong giai đoạn chuyển giao và trẻ hóa đội gũ công chức. Trong những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2008 đến năm 2012 ngành Thuế Vĩnh Phúc liên tục có các đợt tuyển dụng để bổ sung công chức mới vào ngành Thuế, đội ngũ công chức thuế mới được tuyển dụng tuy có kiến thức cơ bản được học trong nhà trường, nhưng chưa có kinh nghiệm công tác thực tế, bởi vậy đội ngũ CBCC có kinh nghiệm và thâm niên công tác là điểm tựa, là thực tế giúp đỡ đội ngũ công chức trẻ dần thích ứng với công việc mới để có thể đáp ứng được nhiệm vụ và hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên về trình độ của đội ngũ CBCC chuyên môn còn nhiều hạn chế cụ thể: phân theo từng nhóm tuổi năm 2008 trình độ đại học chỉ có từ 47,8%; năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 56,3%, so với mặt bằng chung của toàn ngành Thuế và theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ công chức thuế đến năm 2015 thì tỷ lệ này là vẫn còn thấp và chưa phù hợp với nhiệm vụ thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là thực hiện Chương trình cải cách, hoàn thiện tổ chức bộ máy và chiến lược hiện đại hóa ngành Thuế hướng đến hội nhập quốc tế.

3.2.4. Chất lượng công chức ngành Thuế theo bố trí và sử dụng công chức

Chúng ta biết rằng, việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ công chức là một vấn đề rất quan trọng vì thông qua sử dụng hợp lý, bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc sẽ góp phần chủ yếu đảm bảo chất lượng của đội ngũ công chức có tác dụng thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế. Luật cán bộ, công chức từ khi được Quốc hội ban hành (năm 2008, thực hiện tháng 01 năm 2010) là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ chế trong quản lý cán bộ, công chức về các mặt, trong đó có cơ chế bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, việc bố trí, sử dụng thông qua tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển công khai đã từng bước thực hiện có nề nếp, kể cả việc thi nâng ngạch công chức đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Thực trạng hiện nay cho thấy, việc bố trí, sử dụng công chức ở các đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi đơn vị. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chưa được bổ sung kịp thời. Bên cạch đó cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với công chức còn nhiều bất hợp lý,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chưa thực sự tạo được động lực khuyến khích đội ngũ công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

Bảng 3.6:Kết quả đánh giá theo bố trí, sử dụng công chức năm 2012 TT Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Đánh giá theo bố trí, sử dụng công chức

- Bố trí, sử dụng công chức làm việc đúng với

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 115)