Chất lượng công chức ngành Thuế theo kỹ năng công việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 61)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2.Chất lượng công chức ngành Thuế theo kỹ năng công việc

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức ngành Thuế đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Do thiếu kỹ năng thực thi công vụ nên nhiều công chức thuế cảm thấy lúng túng khi triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành Thuế.

Kết quả từ thực tế khảo sát cho thấy nhóm kỹ năng tổng hợp tư duy chiến lược được đánh giá là nhóm kỹ năng quan trọng nhất đối với công chức ở ngạch cao, ở vị trí lãnh đạo. Nhóm kỹ năng quan trọng thứ hai là nhóm kỹ năng quan hệ, thực tế trong công tác người công chức cần thiết phải có sự giao tiếp với nhiều người, nhiều đối tượng, nhiều cơ quan nhằm đảm bảo mối quan hệ công tác được trôi trải. Nhóm kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đứng thứ ba và hỗ trợ tích cực để công chức hoàn thành và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy 85% cho rằng họ chưa đủ các kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc. Chỉ có 15% cho rằng họ đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Những người cho rằng mình có đủ kỹ năng cần thiết để thực thi nhiệm vụ là những người tuổi dưới 45, đa số trong số họ vừa tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ trong khoảng 1 năm trở lại. Tuy nhiên đối với từng nhóm CBCC thì việc xác định kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng nhất lại có sự khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy đối với lãnh đạo Cục Thuế (Cục trưởng, Phó

Cục trưởng) họ cho rằng kỹ năng tư duy chiến lược đóng vai trò qua trọng nhất; đối

với lãnh đạo cấp Phòng Cục Thuế (hoặc tương đương) lại xác định kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất. Điều này cần được lưu ý khi xác định các khóa đào tạo cho từng loại CBCC ở các cấp khác nhau.

Chúng ta biết rằng, Việc đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCC ở các cơ quan chuyên môn không chỉ dựa vào bằng cấp chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước…, mà phải hội đủ nhiều yếu tố trong đó có thể nói yếu tố về khả năng hoạt động thực tiễn, về kỹ năng, mức độ thành thạo công việc rất cần thiết và quan trọng. Năng lực chuyên môn của mỗi CBCC không phải là thứ năng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trường, do đó đòi hỏi mỗi CBCC phải luôn nỗ lực rèn luyện cho mình một kỹ năng công tác, phải chịu khó nghiên cứu tìm tòi, học hỏi trong thực tiễn cuộc sống, am hiểu lĩnh vực công việc đang làm. Hiện nay, kỹ năng và mức độ thành thạo trong công việc của CBCC đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi vì tại các đơn vị chuyên môn trực thuộc ngành Thuế không thiếu CBCC có bằng cấp chuyên môn nhưng lại hụt hẫng một đội ngũ công chức am hiểu pháp luật, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào từng lĩnh vực công tác cụ thể, nhất là đội ngũ CBCC nòng cốt kế cận.

Đối với CBCC ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ CBCC là phải nắm chắc chính sách, pháp luật nhà nước cũng như những quy định của ngành Thuế theo từng lĩnh vực công tác, có kiến thức về quản lý nhà nước, hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng lập kế hoạch công tác, có kỹ năng nghiệp vụ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý thuế, quản lý thu ngân sách nhà nước, biết sử dụng thành thạo vi tính, có kỹ năng giao tiếp hành chính, xử lý được những tình huống cụ thể trong thực tế công việc và kinh nghiệm công tác được tích lũy qua số năm công tác của mỗi CBCC.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 61)