Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về GTHL trên thế giới

1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL

Christensen và Nikolaev, 2013) hay các biến được đo lường dựa vào cảm nhận của người trả lời, thông qua một câu hỏi (Tan và cộng sự, 2005) hoặc thông qua nhiều câu hỏi (Fargher, 2001). Các biến nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được khái quát như sau:

Brown và cộng sự (1992) nghiên cứu động cơ đánh giá lại theo GTHL của các doanh nghiệp ở Úc thông qua việc sử dụng các biến đại diện cho động cơ là “Hợp đồng nợ”

(biến tỉ lệ nợ/tài sản hữu hình, biến vi phạm giao ước nợ), “Chi phí chính trị” (biến quy mô công ty, biến ngành công nghiệp), “thông tin bất tương xứng” (biến tỉ lệ bất động sản/tổng tài sản cố định, biến số năm đánh giá lại, biến tỉ lệ tài sản có tính thanh khoản cao/tổng tài sản), “thuyết minh” (biến tỉ lệ P/E, biến tỉ lệ nợ thuế/vốn, biến công bố các khoản thưởng). Kết quả từ mô hình hồi quy logit chỉ ra rằng biến tỉ lệ nợ/tổng tài sản hữu hình, biến quy mô công ty, tỉ lệ bất động sản/tổng tài sản cố định, biến công bố các khoản thưởng là có tác động đến việc lựa chọn đánh giá lại theo GTHL.

Christensen và Nikolaev (2013) sử dụng mô hình hồi quy logit với 11 biến trong đó có 6 biến liên quan đến tỉ lệ nợ bao gồm biến tổng nợ/giá thị trường của tài sản, biến nợ dài hạn/giá thị trường của tài sản, biến nợ ngắn hạn/giá thị trường của tài sản, tổng nợ/giá sổ sách của tài sản, nợ dài hạn/giá sổ sách của tài sản, biến nợ ngắn hạn/giá sổ sách của tài sản để kiểm tra sự lựa chọn GTHL của các doanh nghiệp Anh và Đức. Kết quả cho thấy tất cả các biến đòn bẩy tài chính đều có tác động đến sự lựa chọn đánh giá lại ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 1.1- Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL

17 Các

nhân tố

Tác giả nghiên cứu

Dự báo Thang đo Kết quả

nghiên cứu

Tính dễ thay đổi của thu nhập báo cáo

Fargher (2001)

Nhà quản lý sẽ không áp dụng GTHL nếu nhà quản lý cảm nhận rằng sự gia tăng trong thu nhập báo cáo là do ảnh hưởng của kế toán GTHL, bởi vì họ cho rằng sự thay đổi này là tạm thời chứ không phải do các hoạt động kinh tế của tài sản.

Đo lường bằng 3 câu hỏi theo thang đo likert 5 mức độ.

Tính dễ thay đổi của thu nhập báo cáo có tác động nghịch đến sự ủng hộ GTHL

Tan và cộng sự (2005)

Doanh nghiệp không ủng hộ GTHL vì lợi nhuận theo GTHL dễ thay đổi làm cho người sử dụng hiểu sai về khoản mục.

Đo lường bằng 1 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy mức độ đồng ý với câu hỏi ở mức cao (đạt 4,1 trên thang đo 5 mức độ). Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Tính thích hợp

Tan và cộng sự (2005)

Báo cáo tài chính không cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng

Đo lường bằng 1 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy mức độ đồng ý với lập luận của các tác giả ở mức cao (3,9 trên 5), có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Tính đáng tin cậy

Fargher (2001)

Tính đáng tin cậy có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc lựa chọn GTHL.

Vì có nhà quản lý sẽ không áp dụng GTHL nếu họ cảm nhận GTHL là không đáng tin cậy, nhưng cũng có nhà quản lý sẽ ủng hộ GTHL vì họ thích tính linh hoạt phát sinh từ đo lường kém tin

Tính đáng tin cậy được xét đoán theo thang đo 4 mức độ:

mức đáng tin cậy từ 0% đến 10%, từ 11% đến 20%, từ 21% đến 30%, và lớn hơn 30% trở lên

Không tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL.

18 Các

nhân tố

Tác giả nghiên cứu

Dự báo Thang đo Kết quả

nghiên cứu cậy.

Chi phí đo lường cao

Tan và cộng sự (2005)

Chi phí để có được GTHL là quá cao.

Đo lường bằng 1 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ.

Mức độ đồng ý với lập luận của các tác giả ở mức trung bình 3.3 trên 5.

Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Tiết lộ nhiều thông tin

Tan và cộng sự (2005)

Việc sử dụng GTHL dẫn đến phải công bố nhiều thông tin nhạy cảm.

Đo lường bằng 1 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ.

Mức độ đồng ý thấp (2.8 trên 5) và không có ý nghĩa thống kê.

Quy mô công ty

Brown và cộng sự (1992)

Doanh nghiệp lớn có động cơ đánh giá lại với mong muốn làm giảm lợi nhuận.

Bởi vì doanh nghiệp lớn thường có lợi nhuận cao, nhưng các khoản lợi nhuận này bị điều tiết bởi các chủ sở hữu (ví dụ chia cổ tức), vì vậy nhà quản lý muốn làm giảm lợi nhuận thông qua đánh giá lại.

log của tổng tài sản doanh nghiệp lớn lựa chọn áp dụng GTHL

Fargher (2001)

Doanh nghiệp nhỏ sẽ không ủng hộ GTHL vì chi phí đo lường cao

Tổng tài sản được chia làm 4 thang đo, nhỏ hơn 1 tỷ, từ 1 tỷ đến nhỏ hơn 10 tỷ, từ 10 tỷ đến nhỏ hơn 50 tỷ, và lớn hơn 50 tỷ.

Quy mô công ty không có tác động đến việc lựa chọn áp dụng giá tri hợp lý

Jung và cộng sự (2013)

Doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn áp dụng GTHL vì họ có thể gánh chịu chi phí cho việc đo lường. Nhưng doanh nghiệp nhỏ cũng có thể lựa chọn GTHL để làm giảm sự bất đối xứng thông

Tổng tài sản, quy đổi ra biến lưỡng phân, bằng 1 nếu giá trị tài sản lớn hơn trung bình.

Doanh nghiệp lớn lựa chọn áp dụng GTHL

19 Các

nhân tố

Tác giả nghiên cứu

Dự báo Thang đo Kết quả

nghiên cứu tin (vì doanh nghiệp lớn

thông tin từ các nguồn khác là có sẵn, doanh nghiệp nhỏ thì không có)

Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nội địa, hay doanh nghiệp nước ngoài)

Fargher (2001)

Các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thỏa mãn cả chuẩn mực của Mỹ và chuẩn mực kế toán quốc tế vì vậy họ sẽ lựa chọn áp dụng GTHL.

Thang đo nhị phân, bằng 1 đối với ngân hàng có yếu tố nước ngoài.

Loại hình doanh nghiệp không có tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL.

Ngành kinh doanh

Fargher (2001)

Hiệp hội ngân hàng thương mại thì phản đối GTHL vì vậy tác giả cho rằng các câu trả lời của các ngân hàng thương mại sẽ không ủng hộ GTHL. Còn lại sẽ ủng hộ GTHL

Đo lường bằng biến nhị phân bằng 1 nếu là ngân hàng.

Không có tác động

Đòn bẩy tài chính

Brown và cộng sự (1992)

Các khoản nợ thường đảm bảo bằng tài sản hữu hình.

Việc đánh giá lại tăng tài sản hữu hình sẽ nới lỏng các nghĩa vụ nợ”. Vì vậy

“doanh nghiệp có tài chính khó khăn sẽ lựa chọn áp dụng GTHL để che đậy tình trạng tài chính bằng cách chi phối ước tính GTHL”

Nợ/tổng tài sản hữu hình

Đòn bẩy tài chính tác động thuận đến việc lựa chọn áp dụng GTHL.

Jung và cộng sự (2013)

Các DN có đòn bẩy tài chính cao thường lựa chọn áp dụng GTHL để tăng khả năng đi vay

Nợ dài hạn/giá sổ sách của vốn chủ sỡ hữu

Các doanh nghiệp có mức vốn vay cao thì lựa chọn áp dụng GTHL.

20 Các

nhân tố

Tác giả nghiên cứu

Dự báo Thang đo Kết quả

nghiên cứu

Christensen và Nikolaev (2013)

Tình trạng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lựa chọn áp dụng GTHL vì các chủ nợ cũng muốn biết giá trị của tài sản thế chấp.

Đo lường bằng 6 biến: tổng nợ/giá thị trường của tài sản, nợ dài hạn/giá thị trường của tài sản, nợ ngắn hạn/giá thị trường của tài sản, tổng nợ/giá sổ sách của tài sản, nợ dài hạn/giá sổ sách của tài sản, nợ ngắn hạn/giá sổ sách của tài sản.

Tất cả các biến đòn bẩy tài chính đều có tác động đến sự lựa chọn đánh giá lại ở mức ý nghĩa 5%.

Tỉ trọng của tài sản phi tài chính

Jung và cộng sự (2013)

Các tác giả cho rằng tỉ trọng của tài sản phi tài chính cũng có thể tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực đến việc lựa chọn GTHL Doanh nghiệp có nhiều tài sản phi tài chính sẽ lựa chọn áp dụng GTHL để cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng, hoặc cũng có thể sẽ không lựa chọn GTHL vì làm tăng chi phí

Tài sản cố định hữu hình/tổng tài sản.

Tỉ trọng của tài sản phi tài chính có tác động thuận ớ mức ý nghĩa 10%

Tỉ lệ bất động sản/tài sản cố định hữu hình

Brown và cộng sự (1992)

Các doanh nghiệp có nhiều bất động sản thường là doanh nghiệp lớn, và vì vậy họ có đủ khả năng và chi phí để đánh giá lại

Bất động sản / tài sản cố định hữu hình

Biến này có tác động thuận đến việc lựa chọn đánh giá lại theo GTHL.

Công bố các khoản thưởng

Brown và cộng sự (1992)

Các khoản thưởng là một thông tin tốt cho thị trường.

Vì vậy để tránh những chỉ trích bất lợi các doanh nghiệp thường đánh giá lại tài sản để tạo ra một kết

Thông tin về các khoản thưởng được công bố trên BCTC.

Việc công bố các khoản thưởng có tác động thuận đến việc lựa chọn áp dụng đánh

21 Các

nhân tố

Tác giả nghiên cứu

Dự báo Thang đo Kết quả

nghiên cứu

quả tốt giá lại ở mức ý

nghĩa 5%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Jung và cộng sự (2013) sử dụng các biến quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, ROA, tỉ lệ tài sản phi tài chính/tổng tài sản, kinh nghiệm đo lường GTHL, tỉ lệ giá thị trường của vốn cổ phần/giá sổ sách của vốn cổ phần, số lượng cổ phần thực tế đang nắm giữ, thuế phải nộp nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán để kiểm tra đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL cho các tài sản phi tài chính của các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Kết quả hồi quy logit chỉ ra rằng biến đòn bẩy tài chính là có tác động rõ rệt nhất, quy mô công ty cũng có tác động, tuy nhiên không rõ ràng ở mức ý nghĩa 5%

(Pvalue = 0,0507), tỉ trọng tài sản phi tài chính có tác động ở mức ý nghĩa 10%.

Khác với ba nghiên cứu trên, nghiên cứu của Fargher (2001) đưa các biến về đặc điểm doanh nghiệp (quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp – doanh nghiệp nước ngoài hay nội địa - như là biến kiểm soát trong mô hình. Hai biến chính là sự dễ thay đổi trong thu nhập báo cáo và tính đáng tin cậy của GTHL. Kết quả hồi quy logistic cho thấy tất cả các biến về đặc điểm doanh nghiệp và biến tính đáng tin cậy của GTHL không có tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL (P value > 10%).

Biến sự dễ thay đổi của thu nhập báo cáo thì có tác động nghịch đến việc lựa chọn áp dụng GTHL, có nghĩa là người ủng hộ GTHL thì cho rằng lợi nhuận báo cáo là không dễ thay đổi.

Giống với nghiên cứu của Fargher (2001), Tan và cộng sự (2005) nghiên cứu về các đặc điểm của GTHL có tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL cho khoản mục công cụ tài chính ở Úc. Kết quả thống kê mô tả cho thấy rằng các đặc điểm: sự dễ thay đổi của thu nhập báo cáo, tính thích hợp, tính đáng tin cậy, chi phí đo lường cao có ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL ở mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(358 trang)