Việc áp dụng GTHL ở VN là một bước cần thiết trong quá trình áp dụng IFRS ở VN.
Vì vậy bốn gợi ý về việc áp dụng GTHL ở VN được đề xuất như sau:
(1) VN cần cho phép áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu đối với BĐSĐT, TSCĐHH, TSVH và TSTC. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng BĐSĐT, TSTC, TSCĐHH, TSVH đo lường theo GTHL sẽ cung cấp thông tin thích hợp, đáng tin cậy cho nhà đầu tư. Cả nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp mong muốn được áp dụng GTHL cho các khoản mục này. Những quy định cụ thể về áp dụng GTHL cho các khoản mục này được trình bày trong phụ lục 28.
(2) VN cần ban hành chuẩn mực kế toán về đo lường GTHL. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính đáng tin cậy phụ thuộc vào phương pháp đo lường GTHL. Vì vậy Bộ Tài chính cần có các hướng dẫn đo lường GTHL để tập trung làm rõ các vấn đề liên quan như khái niệm GTHL, các kỹ thuật định giá, các cấp bậc định giá. Mặc dù hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành các tiêu chuẩn về thẩm định giá, trong đó có tiêu chuẩn số 8 – Cách tiếp cận từ thị trường, tiêu chuẩn số 9 – Cách tiếp cận từ chi phí, và tiêu chuẩn số 10 – Cách tiếp cận từ thu nhập- được ban hành vào tháng 8/2015, tuy nhiên, đây không phải là các quy định về kế toán nên khó áp dụng quy định này vào kế toán.
(3) Cần làm rõ yêu cầu công bố thông tin về GTHL trong các chuẩn mực có đề cập đến GTHL. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính đáng tin cậy phụ thuộc vào việc công bố chi tiết ước tính. Việc làm rõ yêu cầu về công bố thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư.
(4) Cần ban hành chuẩn mực về công cụ tài chính. Hiện tại VN chưa có chuẩn mực về công cụ tài chính, chỉ có thông tư 210/2009 đề cập đến việc áp dụng chuẩn mực quốc
32 Theo báo cáo của Vụ phó Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Trịnh Đức Vinh tại Hội thảo “IFRS – Định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam” ngày 21/12/2016 tại TP.HCM.
134
tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với tài sản tài chính. Trong đó đề cập đến việc áp dụng IAS 32 và IFRS 7. Tuy nhiên hiện nay IAS 32 đã đươc thay bằng IFRS 9. Hơn nữa, trong thực tế tài sản tài chính chiếm tỉ lệ cao trên BCTC của doanh nghiệp vì vậy cần thiết phải ban hành chuẩn mực về công cụ tài chính.
5.2.2 Về phương diện kiểm toán
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính đáng tin cậy phụ thuộc vào các rào cản kiểm toán mà không phụ thuộc vào việc có hay không có thị trường. Vì vậy hai gợi ý sau để làm tăng tính đáng tin cậy của GTHL:
(1). Kiểm toán viên cần chú trọng kiểm tra các ước tính kế toán, bao gồm các ước tính về GTHL. Kiểm toán viên cần tuân thủ chuẩn mực VSA 540 – Kiểm toán các ước tính kế toán, trong đó nhấn mạnh đến “Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan”,
“Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu” và “Biện pháp xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá”.
(2). Bộ tài chính cần tăng cường giám sát chất lượng kiểm toán. Kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán là biện pháp giám sát thứ nhất để làm gia tăng tính đáng tin cậy của các ước tính GTHL, kiểm soát chất lượng kiểm toán của Bộ tài chính là biện pháp thứ hai để làm gia tăng tính đáng tin cậy, tạo ra sự tin tưởng trong xã hội.
5.2.3 Về lộ trình áp dụng
Việc áp dụng GTHL trong kế toán là một sự cần thiết vì áp lực hội nhập kinh tế thế giới – GTHL là một bước đệm vững chắc để VN có thể áp dụng IFRS- và vì bản thân GTHL là một cơ sở đo lường cung cấp thông tin hữu ích. Tuy nhiên việc áp dụng GTHL cũng cần theo lộ trình để tạo ra được sự thích nghi trong xã hội và có sự điều chỉnh cho hợp lý. Vì vậy tác giả có một số đề xuất sau về lộ trình áp dụng:
(1) Nên áp dụng cho các doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tài chính trước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các đặc điểm của doanh nghiệp không tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL, điều này đồng nghĩa với việc tất cả các loại hình doanh nghiệp, các quy mô doanh nghiệp đều ủng hộ áp dụng GTHL. Tuy nhiên, học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, ví dụ như Đức, việc áp dụng GTHL nên được áp dụng đầu tiên cho các doanh nghiệp niêm yết và các tổ chức tài chính. Sau khi có kinh nghiệm, sẽ tiếp tục áp dụng cho các doanh nghiệp khác. Hoặc trước cho phép doanh nghiệp lựa
135
chọn hoặc là IFRS (có áp dụng GTHL) hoặc là VAS (chưa áp dụng GTHL) để lập và trình bày BCTC theo cách làm của Đức ở giai đoạn đầu áp dụng.
(2) Nên áp dụng cho các khoản mục BĐSĐT và TSTC trước sau đó áp dụng cho các khoản mục TSCĐHH và TSVH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khoản mục nắm giữ để bán có mức độ ủng hộ cao hơn và có tính đáng tin cậy cao hơn, vì vậy cần áp dụng cho những khoản mục này trước.
(3) Nên cho phép lưa chọn áp dụng giữa mô hình giá gốc và mô hình GTHL. Chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép lựa chọn áp dụng đối với tài sản phi tài chính và bắt buộc đối với tài sản tài chính. Tuy nhiên ở bước đầu áp dụng, VN cũng có thể cho phép lựa chọn đối với cả tài sản tài chính và tài sản phi tài chính để các doanh nghiệp làm quen với GTHL, như vậy BCTC sẽ tương đồng với BCTC của các quốc gia khác ở mức độ như hiện tại nếu các doanh nghiệp lựa chọn mô hình giá gốc và sẽ có mức tương đồng cao hơn hiện tại nếu doanh nghiệp lựa chọn mô hình GTHL.
(4) Cần ban hành chuẩn mực về đo lường GTHL trước khi đưa ra các yêu cầu về áp dụng đo lường GTHL cho đo lường sau ban đầu. Hiện tại các quy định kế toán của VN cũng đã đề cập đến áp dụng GTHL cho đo lường ban đầu nên cần nhanh chóng ban hành chuẩn mực về đo lường GTHL để làm cơ sở cho các quy định hiện tại và sau này.
(5) Ngoài ra, trong khi chờ đợi việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán đầy đủ, trước mắt BTC có thể ban hành các thông tư, trong đó để cập đến việc áp dụng GTHL sau ghi nhận ban đầu cho các khoản mục nêu trên. Điều này phù hợp với các quy định về pháp lý vì Luật Kế toán cũng đã đề c ập đến cách thức đo lường này
5.2.4. Về các biện pháp hỗ trợ:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy quan điểm của người tham gia khảo sát là VN chưa có thông tin trên thị trường để đo lường GTHL, nhân sự định giá ở mức độ trung bình, phương pháp đo lường GTHL thì phức tạp và chi phí đo lường GTHL là cao. Tuy nhiên họ ủng hộ áp dụng GTHL. Vì vậy, để việc áp dụng GTHL được dễ dàng, VN cần có các biện pháp để hỗ trợ áp dụng GTHL. Đó là:
(1) Đào tạo
Để có thể áp dụng GTHL, người hành nghề cần có kiến thức và kỹ năng để định giá.
Do vậy trong chương trình giảng dạy cần tăng cường khối kiến thức này. Cụ thể là
136
những kiến thức liên quan đến IFRS, GTHL và kiến thức về định giá. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy rằng nhân sự định giá là yếu tố tác động đến tính đáng tin cậy theo quan điểm của nhà đầu tư. Vì vậy để được sự đồng thuận của xã hội trong việc áp dụng một vấn đề mới cần thông qua các chương trình đào tạo.
Ngoài ra, cần đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo lại, hoặc hỗ trợ thông qua các phương tiện truyền thông.
(2) Ban hành các công bố giá
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính đáng tin cậy đạt ở mức độ thấp bởi vì người sử dụng cho rằng không có thị trường để đo lường giá cả của các khoản mục. Vì vậy, đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà chưa có thị trường hoạt động, VN cần ban hành các công bố giá để hỗ trợ các DN trong việc định giá. Hiện tại VN cũng đã ban hành một số công bố giá, ví dụ công bố giá vật liệu xây dựng theo địa bàn và theo từng tháng, cần mở rộng các công bố này cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác.
(3) Ban hành các hướng dẫn, giải thích về cách đo lường GTHL.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp đo lường là phức tạp, vì vậy, ngoài việc ban hành chuẩn mực về GTHL như đã đề cập bên trên, VN còn cần ban hành cách hướng dẫn, giải thích về cách đo lường GTHL để làm rõ các phương pháp đo lường.
Đây cũng là một biện pháp để hỗ trợ cho giáo dục.
(4) Thành lập các trung tâm thẩm định giá
Theo công bố năm 2015 của Bộ tài chính, đã có 105 đơn vị thẩm định giá đủ điều kiện hành nghề. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy chi phí đo lường GTHL cao, vì vậy, để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đo lường GTHL, VN có thể thành lập thêm các trung tâm định giá – được sự hỗ trợ từ Nhà nước – để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm chi phí đo lường. Các trung tâm thẩm định giá này có thể thực hiện nhiều chức năng: công bố giá, đào tạo chuyên gia, chức năng thẩm định giá…