CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA GTHL ĐẾN SỰ HÒA HỢP GIỮA QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG CỦA KẾ TOÁN VN VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2.2. Các biến nghiên cứu
Trong dòng nghiên cứu về đo lường hòa hợp có hai cách xác định các biến nghiên cứu:
(1) Các biến nghiên cứu là các chuẩn mực kế toán: lấy chuẩn mực kế toán quốc tế làm chuẩn và chuẩn mực kế toán quốc gia làm đối tượng so sánh (ví dụ nghiên cứu của Fontes và cộng sự, 2005; Phạm Hoài Hương, 2012; Nguyễn Anh Tuấn và Goong, 2014). Cách làm này tạo ra sự thiên vị trong trường hợp số lượng chuẩn mực kế toán quốc gia và kế toán quốc tế là không bằng nhau. Hơn nữa cùng một vấn đề nhưng có
Chỉ số hòa hợp tổng thể
Chỉ số hòa hợp
của biến
nghiên cứu 1
Chỉ số hòa hợp của biến nghiên cứu 2
Chỉ số hòa hợp của biến nghiên cứu n
Chỉ số hòa hợp của đo lường ban đầu
của biến
nghiên cứu 1
Chỉ số hòa hợp của đo lường sau ban đầu của biến nghiên cứu 1 Chỉ số hòa
hợp của đo lường ban đầu
của biến
nghiên cứu 2
Chỉ số hòa hợp của đo lường sau ban đầu của biến nghiên cứu 2 Chỉ số hòa
hợp của đo lường ban đầu
của biến
nghiên cứu n
Chỉ số hòa hợp của đo lường sau ban đầu của biến nghiên cứu n
Chỉ số hòa hợp của đo lường ban đầu
Chỉ số hòa hợp của đo lường sau ban đầu
67
thể IASB chi phối ở chuẩn mực này trong khi chuẩn mực quốc gia lại chi phối ở chuẩn mưc khác21, nên nếu biến nghiên cứu là chuẩn mực kế toán sẽ dẫn đến kết quả không chính xác. Tay và Parker (1992) cho rằng cách làm này chỉ phù hợp khi đo lường sự tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế hơn là sự hòa hợp (hay hội tụ) giữa hai nhóm chuẩn mực.
(2) Biến nghiên cứu là các đối tượng kế toán - ví dụ hàng tồn kho, tài sản vô hình … (nghiên cứu của Rahman và cộng sự, 1996; Garrido và cộng sự, 2002; Strouhal và cộng sự, 2011). Cách làm này tạo một bảng tiêu chí so sánh là các đối tượng kế toán, sau đó các chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc các quy định của các quốc gia được so sánh thông qua các tiêu chí này. ví dụ nghiên cứu của Rahman và cộng sự (1996) sử dụng 28 tiêu chí, Garrido và cộng sự (2002) sử dụng 20 tiêu chí, Strouhal và cộng sự (2011) sử dụng 8 tiêu chí. Paul và cộng sự (1998) cho rằng việc sử dụng các tiêu chí trung gian sẽ tránh được sự thiên vị và khắc phục được những nhược điểm của cách làm thứ nhất.
Các nghiên cứu trước đây liên quan đến VN lấy chuẩn mực kế toán quốc tế làm gốc để đối chiếu với chuẩn mực kế toán VN. Như vậy có thể dẫn đến sự trùng lắp trong đo lường, do có thể cùng một vấn đề nhưng chuẩn mực kế toán VN (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trình bày ở hai chuẩn mực khác nhau. Vì vậy nghiên cứu này sẽ khắc phục nhược điểm này bằng cách chọn cách thức tiếp cận thứ hai. Theo đó, biến nghiên cứu là các đối tượng kế toán mà các chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc các quy định của quốc gia có đề cập đến. Các biến nghiên cứu được xây dựng bằng cách dựa trên các biến nghiên cứu cũ trong nghiên cứu của Rahman và cộng sự (1996), Garrido và cộng sự (2002), bổ sung thêm và loại bỏ các biến bị trùng lắp. Việc bổ sung thêm các biến được thực hiện bằng cách dựa vào các chuẩn mực để xác định các đối tượng kế toán được chuẩn mực chi phối. Các biến nghiên cứu chính là các đối tượng kế toán.
Nghiên cứu này không sử dụng toàn bộ các biến nghiên cứu trước đây, bởi vì dựa trên việc phân tích các tiêu chí quan sát trong các nghiên cứu trước đây, cho thấy rằng các tiêu chí quan sát này còn tồn tại nhiều vấn đề, ví dụ có khoản mục được quan sát qua nhiều biến, có khoản mục được quan sát qua một biến; hoặc trong bảng tiêu chí còn
21 Ví dụ giao dịch thanh toán bằng vốn cổ phần VN trình bày ở VAS số 04 – Tài sản cố định hữu hình, trong khi chuẩn mực kế toán quốc tế trình bày ở IFRS 2 – Giao dịch thanh toán bằng vốn cổ phần.
68
bao gồm nhiều nội dung không liên quan đến khía cạnh đo lường các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính ví dụ như biến thuyết minh các bên liên quan, biến thông tin về dòng tiền.
Ngoài ra, để tránh việc tính toán trùng lắp nghiên cứu này chia các biến thành biến nghiên cứu được trình bày và biến nghiên cứu không được trình bày. Biến nghiên cứu được trình bày là các biến nghiên cứu mà sẽ được sử dụng để tổng hợp kết quả. Biến nghiên cứu không được trình bày là các biến được sử dụng để đánh giá sự giống nhau hay khác nhau của các biến nghiên cứu được trình bày. Ví dụ biến nghiên cứu được trình bày “đầu tư vào công ty liên kết liên doanh” được đo lường sau ban đầu theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong quy định của IASB và trong TT 202. Vậy biến này được đánh giá là giống nhau hay khác nhau? Để biết được điều này, biến nghiên cứu không được trình bày “Phương pháp vốn chủ sở hữu” được đo lường, nếu các biến nghiên cứu không trình bày được đánh giá giống nhau (hoặc khác nhau) thì các biến được trình bày có nguồn gốc từ các biến không trình bày sẽ được đánh giá là giống nhau (hoặc khác nhau) tương ứng. Việc phân loại các biến thành biến được trình bày và biến không được trình bày là để tránh việc trùng lắp khi đo lường mức độ hòa hợp tổng thể.
Mỗi biến nghiên cứu được quan sát chi tiết trên hai phương diện đo lường ban đầu và đo lường sau ban đầu. Việc quan sát chi tiết để giúp loại bỏ các trọng số do có sự khác nhau trong số lượng các vấn đề được đề cập đến của mỗi chuẩn mực. Với cách làm này mỗi biến nghiên cứu chỉ được tính một lần trên tổng thể. Các nghiên cứu trước đây dữ liệu không chi tiết theo đo lường ban đầu, đo lường sau ban đầu mà sử dụng chung. Do vậy một khoản mục có nhiều vấn đề hơn một khoản mục khác vô tình được gắn một trọng số cao hơn. Ví dụ trong nghiên cứu của Garrido và cộng sự (2002) các vấn đề liên quan đến tài sản vô hình được quan sát trên bốn biến (trên tổng số 20 biến), trong khi đó các khoản mục tài sản khác chỉ quan sát trên một biến, như vậy khoản mục tài sản cố định vô tình được gắn trọng số là 4, trong khi đó các khoản khác có trọng số là 1. Luận án cho rằng điều này là không phù hợp. Để khắc phục vấn đề này, mỗi khoản mục được quan sát chi tiết cho hai vấn đề: đo lường ban đầu và đo lường sau ban đầu để cho các vấn đề có trọng số tương đương nhau.
Các biến nghiên cứu được tách riêng các biến liên quan đến BCTC và các biến liên quan đến BCTC hợp nhất. Các nghiên cứu trước đây không tách riêng các dữ liệu liên quan đến BCTC và BCTC hợp nhất, vì vậy vô tình gắn trọng số cho các biến liên quan
69
đến khoản đầu tư vào công ty, vì các chuẩn mực đều đưa ra cách đo lường khi lập BCTC và khi lập BCTC hợp nhất. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ khắc phục nhược điểm này bằng cách quan sát trên hai mẫu BCTC và BCTC hợp nhất.
Sau khi nghiên cứu các quy định liên quan, luận án xác định được 27 biến nghiên cứu được trình bày và 09 biến nghiên cứu không được trình bày như liệt kê trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2.
Bảng 3.1 -Các biến nghiên cứu được trình bày Bảng 5
STT Tên biến nghiên cứu được trình bày Ghi chú
1 Hàng tồn kho
2 Tài sản cố định hữu hình 3 Tài sản vô hình
4 Bất động sản đầu tư
5 Tài sản thuê tài chính Chỉ đo lường ban đầu
6 Tài sản nắm giữ để bán/dừng hoạt động Chỉ đo lường sau ban đầu
7 Tài sản tài chính
8 Tài sản quỹ phúc lợi nhân viên 9 Tài sản thuế hoãn lại
10 Nợ tài chính
11 Nợ phải trả về thuế hoãn lại 12 Nợ thuê tài chính
13 Nợ phải trả phúc lợi nhân viên Chỉ đo lường sau ban đầu
14 Nợ phải trả phát sinh trong giao dịch thanh toán bằng vốn cổ phần 15 Dự phòng nợ phải trả, nợ tiềm tàng
16 Doanh thu Chỉ đo lường ban đầu
17 Chi phí đi vay Chỉ đo lường ban đầu
18 Lợi thế thương mại
19 Hợp đồng liên doanh Chỉ đo lường sau ban đầu
20 Khoản đầu tư còn lại sau khi mất quyền kiểm soát hoặc ngừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
Chỉ đo lường sau ban đầu 21 Khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC riêng
22 Khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC riêng 23 Khoản đầu tư vào công ty liên doanh trên BCTC riêng 24 Khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC hợp nhất 25 Khoản đầu tư vào công ty liên doanh trên BCTC hợp nhất 26 Khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC hợp nhất
70
STT Tên biến nghiên cứu được trình bày Ghi chú
27 Lợi ích bên không nắm quyền kiểm soát.
Ghi chú: Mẫu phụ đo lường sự hòa hợp trên BCTC và BCTC hợp nhất. Trên mẫu phụ BCTC sẽ sử dụng tất cả các biến đo lường này trừ biến số 24, 25, 26, 27. Trên mẫu phụ BCTC hợp nhất thì sử dụng tất cả các biến đo lường này trừ biến số 21, 22, 23.
Bảng 3.2 - Các biến nghiên cứu không được trình bày Bảng 6