CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GTHL VÀ ÁP DỤNG GTHL
2.5. Lý thuyết về áp dụng GTHL
2.5.2 Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory)
Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết về áp dụng GTHL dưới góc độ người sử dụng BCTC. Để một cơ sở đo lường được áp dụng thì cơ sở đo lường đó phải cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng BCTC. Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết quy chuẩn (normative theory) được ban hành bởi các tổ chức lập quy. Lý thuyết này xuất hiện lần đầu tiên năm 1966 trong Báo cáo về lý thuyết cơ bản của kế toán của Ủy ban AAA, sau đó chúng tiếp tục được thừa nhận trong báo cáo của AICPA năm 1973 về mục đích của BCTC trong khuôn mẫu lý thuyết số 1 của FASB năm 1978 và trong KMLT của IASB năm 1989 và dự thảo năm 2015. Các báo cáo này đều nhấn mạnh rằng: “Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích”. Kể từ đó, lý thuyết thông tin hữu ích trở thành một lý thuyết quan trọng trong việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Để lựa chọn giữa cơ sở đo lường này hay cơ sở đo lường khác là dựa trên cơ sở đo lường nào cung cấp thông tin hữu ích hơn cho việc thực hiện quyết định kinh tế của người sử dụng (Bell, 1987).
Để có thể xét đoán tính hữu ích của thông tin cần phải có các tiêu chí để đo lường thông tin hữu ích, nên các Ủy ban đã chuẩn hóa các tiêu chí này như là đặc điểm chất lượng của thông tin. Ở các thời điểm khác nhau các quy định về đặc điểm chất lượng thông tin có sự khác nhau, tuy nhiên chúng đều thống nhất giữa IASB và FASB. Và theo các quy định ở thời điểm hiện tại, để thông tin tài chính là hữu ích thì thông tin phải thỏa mãn đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực. Tính hữu
55
ích của thông tin sẽ được nâng cao nếu thỏa mãn đặc điểm chất lượng nâng cao: có thể so sánh, có khả năng kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. Đặc điểm chất lượng nâng cao cần tối đa đến mức có thể, vì đặc điểm chất lượng nâng cao làm tăng tính hữu ích của các đặc điểm chất lượng cơ bản. Tuy nhiên nếu chỉ đạt được đặc điểm chất lượng nâng cao mà không đạt được đặt điểm chất lượng cơ bản thì thông tin sẽ không hữu ích [KMLT 2015 – IASB 2.36]. Ngoài ra, cần phải cân nhắc giữa chi phí để có được thông tin và lợi ích của thông tin [KMLT 2015 – IASB đoạn 4.62].
Mặc dù cũng có những tranh luận là lý thuyết thông tin hữu ích là một quy định mang tính chất áp đặt hơn là một “lý thuyết” được đúc kết từ các nghiên cứu trong thực tế (Staubus, 2003; Inanga và Schneider, 2005; William và Pavenscroft, 2015)) nhưng đến hiện tại lý thuyết thông tin hữu ích vẫn được thừa nhận là một lý thuyết cơ bản của kế toán (William và Pavenscroft, 2015). William và Pavenscroft (2015) cho rằng lý thuyết thông tin hữu ích xuất phát từ vai trò của thông tin kế toán là “phản ánh thực thể kinh tế” vì vậy việc áp đặt các quy định về đặc điểm chất lượng của thông tin kế toán là cần thiết”.
Lý thuyết thông tin hữu ích gắn liền với các đặc điểm chất lượng của thông tin. Các khái niệm về đặc điểm chất lượng của thông tin đã được trình bày ở trên (mục 2.4).
Phần này, sẽ làm rõ sự thỏa mãn lý thuyết thông tin hữu ích của các cơ sở đo lường trong kế toán, bằng cách tổng hợp các phân tích của KMLT 2015 dự thảo của IASB về đặc điểm chất lượng và chi phí đo lường của cơ sở đo lường theo giá gốc và theo GTHL. Theo bảng 2.2 – phân tích các đặc điểm chất lượng của giá gốc và GTHL có thể thấy rằng:
GTHL cung cấp thông tin thích hợp hơn giá gốc.
Tính đáng tin cậy của cơ sở đo lường theo giá gốc và GTHL là như nhau. Cả hai cơ sở đo lường đều chứa đựng các ước tính, và vì là các ước tính nên không thể hoàn toàn đúng đắn, có thể chứa đựng sự chủ quan của nhà quản lý.
GTHL và giá gốc thỏa mãn đặc điểm chất lượng dễ hiểu
Cả giá gốc và GTHL đều có khả năng kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu hiểu khả năng kiểm chứng là một kiểm chứng độc lập của người sử dụng báo cáo tài chính thì GTHL có khả năng kiểm chứng cao hơn giá gốc, Hermman và cộng sự
56
(2006) cho rằng GTHL là giá hiện tại nên dễ kiểm chứng hơn giá gốc là giá quá khứ.
GTHL có khả năng so sánh cao hơn giá gốc.
Đặc điểm chất lượng kịp thời thì không ảnh hưởng đến các cơ sở đo lường.
Cả giá gốc và GTHL đều có thể dẫn đến đo lường phức tạp và tốn kém chi phí.
Như vậy, GTHL là một cơ sở đo lường thỏa mãn đặc điểm chất lượng để cung cấp thông tin hữu ích hơn cơ sở đo lường theo giá gốc. Tuy nhiên trong phần nghiên cứu tiếp theo luận án chỉ quan tâm đến các đặc điểm chất lượng cơ bản mà không quan tâm đến các đặc điểm chất lượng nâng cao vì theo đoạn 2.22 và đoạn 2.38, một cơ sở đo lường chỉ cần thỏa mãn các đặc điểm chất lượng cơ bản thì được lựa chọn để đo lường các đối tượng kế toán.
Bảng 2.2: Phân tích các đặc điểm chất lượng của giá gốc và GTHL theo KMLT 2015 của IASB Bảng 4
Yếu tố Giá gốc GTHL Nhận xét
Thích hợp Thu nhập và chi phí trình bày theo giá gốc có giá trị dự báo (ví dụ tỉ lệ lãi gộp có thể giúp dự báo lợi nhuận tương lai), có giá trị khẳng định (cung cấp phản hồi về lãi gộp đã được dự báo).
[Đoạn 6.13]
Thu nhập và chi phí trình bày theo GTHL đạt được giá trị báo và giá trị phản hồi.
[Đoạn 6.18, 6.29]
Thu nhập và chi phí trình bày theo GTHL thì thích hợp hơn giá gốc trong việc dự đoán lãi gộp tương lai và cần thiết hơn nếu bảo toàn vốn về mặt vật chất [Đoạn 6.18].
Tài sản và nợ phải trả trình bày theo GTHL thì có giá trị dự báo và giá trị phản hồi [Đoạn 6.28]
Tài sản và nợ phải trả trình bày theo giá trị hơp lý cung cấp thông tin thích hợp hơn giá gốc, đặc biệt là trong trường hợp sự thay đổi giá cả là đáng kể [Đoạn 6.18]
Trình bày trung thực
Đầy đủ Đầy đủ bao gồm các
mô tả và giải thích để người sử dụng hiểu được thông tin, vì vậy không liên quan đến các cơ sở đo lường.
Khách Các ước tính (ví dụ ước Các ước tính mà Các ước tính trong mô
57
Yếu tố Giá gốc GTHL Nhận xét
quan tính giá trị sử dụng, tổn thất, nợ xấu) có thể chủ quan [Đoạn 6.16]
không quan sát được thì có thể chủ quan [Đoạn 6.32]
hình giá gốc (ví dụ ước tính giá trị sử dụng) cần sử dụng các mô hình định giá như ước tính GTHL, tuy nhiên chúng dựa vào những giả định của nhà quản lý hơn là dựa vào những giả định của những người tham gia trên thị trường như GTHL [Đoạn 6.35]
Không có sai sót
Các ước tính không có sai sót không có nghĩa là hoàn toàn đúng. Để một ước tính trở nên trung thực, doanh nghiệp cần phải thuyết minh các ước tính, nêu bản chất và hạn chế của ước tính [Đoạn 6.57]
Dễ hiểu Dễ hiểu [Đoạn 6.15] GTHL đo lường dựa vào thị trường thì đơn giản và dễ hiểu.
[Đoạn 6.32]
Khả năng kiểm chứng
Có khả năng kiểm chứng [Đoạn 6.15]
GTHL được đo lường dựa vào thị trường thì có khả năng kiểm chứng [Đoạn 6.32]
Nếu GTHL được ước tính thì khó kiểm chứng [Đoạn 6.32]
Việc kiểm chứng được thực hiện một cách độc lập với doanh nghiệp, bằng cách kiểm tra trực tiếp (quan sát giá) hoặc kiểm tra gián tiếp (kiểm tra các đầu vào của mô hình ước tính của doanh nghiệp) [Đoạn 6.61]
Khả năng so sánh
Thấp, vì các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự nhau nhưng giá trị khác nhau vì chúng được mua tại những thời điểm khác nhau [Đoạn 6.17]
Cao, các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự nhau sẽ được đo lường giống nhau [Đoạn 6.31]
Kịp thời Đặc điểm này thì
không ảnh hưởng đến các cơ sở đo lường [Đoạn 6.59]
Chi phí đo lường
Trong trường hợp có các ước tính thì việc đo
Phức tạp và tốn kém chi phí [Đoạn 6.32]
58
Yếu tố Giá gốc GTHL Nhận xét
lường phức tạp và tốn kém chi phí [Đoạn 6.43]
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Tóm lại, lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để giải thích cho việc áp dụng GTHL – đó là cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy.