CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA GTHL ĐẾN SỰ HÒA HỢP GIỮA QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG CỦA KẾ TOÁN VN VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.3. Mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt đo lường
Kết quả phân tích ở trên cho thấy sự tương đồng của quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế còn thấp (54%). Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hòa hợp thấp này là do tại VN, GTHL không được áp dụng cho đo lường sau ban đầu.
Berleva và Haddad (2007) cũng khẳng định rằng “GTHL đóng vai trò như là chất xúc tác trong sự hòa hợp, thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế”. Vậy mức độ tác động của GTHL là bao nhiêu?
Các nghiên cứu trước đây chưa định lượng được mức độ tác động này, do vậy nghiên cứu này sẽ xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ hòa hợp giữa các quy định bằng cách tiến hành đo lường lại chỉ số hòa hợp với giả định rằng không tồn tại sự khác biệt.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của GTHL, trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu luận án đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau và ghi vào cột ‘ghi chú”
trên bảng thu thập dữ liệu. Theo kết quả tổng hợp (phụ lục 18) cho thấy có ba nguyên nhân: (1) do chưa có chuẩn mực tương đồng (2) do cách định giá không tương đồng, (3) do không áp dụng GTHL.
Sau khi xác định được nguyên nhân, mức độ hòa hợp giữa các quy định của kế toán VN và kế toán quốc tế được tính toán lại bằng cách sẽ điều chỉnh lại giá trị ‘0”, “1”
như thể là không có sự khác biệt. Sử dụng công thức Jaccard và tính toán lại theo cách tính đã mô tả ở mục 3.1.2.4. Kết quả tính toán lại được trình bày trong phụ lục 19. Sau đó lấy mức độ hòa hợp tính toán lại trừ đi mức độ hòa hợp ban đầu để tính được mức độ ảnh hưởng. Kết quả này được trình bày trong bảng 3.5
Theo kết quả tóm tắt trình bày trong bảng 3.5 và so sánh với kết quả trong bảng 3.3 cho thấy mức độ hòa hợp tổng thể giữa IFRS và VAS đã tăng từ 0,54 lên 0,65 (mức độ ảnh
80
hưởng do GTHL là 11%). Trong đó mức độ ảnh hưởng của GTHL đến mức độ hòa hợp của đo lường ban đầu là 5% (mức độ hòa hợp tăng từ 0,65 lên 0,7), mức độ ảnh hưởng của GTHL đến mức độ hòa hợp của đo lường sau ban đầu là 19% (mức độ hòa hợp tăng từ 0,38 lên 0,57)
Tương tự như vậy, mức độ ảnh hưởng của GTHL đến mức độ hòa hợp giữa IFRS và TT là 14% đối với tổng thể (tăng từ 0,57 lên 0,71), 7% đối với đo lường ban đầu (tăng từ 0,69 lên 0,76), 22% đối với đo lường sau ban đầu (tăng từ 0,40 lên 0,62).
Để thấy rõ vai trò của GTHL, nghiên cứu này tính toán mức độ ảnh hưởng của tất cả các nguyên nhân đến sự khác biệt giữa quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế mà không phân biệt quy định đó được đề cập đến trong chuẩn mực hay thông tư. Kết quả được trình bày trong bảng 3.6. Qua đó có thể thấy rằng: mức độ ảnh hưởng do GTHL chiếm tỉ trọng cao nhất 18%, (lưu ý mức độ 18% chưa kể những quy định đo lường theo GTHL trong các trường hợp không có chuẩn mực tương đồng. Nếu kể cả những trường hợp này thì ảnh hưởng của GTHL chiếm đến 34%). Nguyên nhân thứ hai là do cách đo lường không tương đồng chiếm tỉ lệ 10% và do không có chuẩn mực tương đồng chiếm tỉ lệ 16%.
Như vậy có thể thấy rằng GTHL có ảnh hưởng quan trọng 27 đến sự hòa hợp giữa quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, để có thể đạt được sự hội nhập quốc tế về kế toán thì cần thiết phải áp dụng GTHL để đo lường sau ban đầu.
Bảng 3.5 - Mức độ hòa hợp giữa quy định kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế sau khi điều chỉnh ảnh hưởng do GTHL Bảng 9
IFRS và VAS IFRS và TT
Mức độ hòa hợp tổng thể 0,65 0,71
Mức độ hòa hợp của đo lường ban đầu 0,70 0,76
Mức độ hòa hợp của đo lường sau ban đầu 0,57 0,62
Bảng 3.6 - Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế Bảng 10
Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng
đến sự tương đồng giữa IFRS với VAS
& TT trên BCTC
Mức độ ảnh hưởng đến sự tương đồng giữa IFRS với VAS
& TT trên BCTC hợp nhất
27 Thực hiện kiểm định tỉ lệ (proportion test, prop.test) bằng phần mềm R, kết quả cho thấy sự thay đổi 18%
là đáng kể (Pvalue = 0.01242); sự thay đổi 34% là đáng kể (Pvalue = 4,751e-15)
81
Do không áp dụng GTHL 18% 10%
Do cách đo lường không tương đồng 10% 17%
Do không có chuẩn mực tương đồng 16% 15%
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, đó là làm rõ vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán thông qua xác định mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt đo lường.
Phương pháp nghiên cứu được thiết kế để khắc phục các nhược điểm của các nghiên cứu trước đây, đó là mở rộng dữ liệu nghiên cứu, xây dựng các biến nghiên cứu, thu thập dữ liệu chi tiết theo đo lường ban đầu và đo lường sau ban đầu, mẫu nghiên cứu chia thành các dữ liệu liên quan đến BCTC và BCTC hợp nhất.
Với đặc điểm của GTHL trong kế toán VN là chỉ được áp dụng cho đo lường ban đầu, không áp dụng cho đo lường sau ban đầu thì kết quả thu được cho thấy:
Mức độ hòa hợp giữa IFRS và VAS là 54%, giữa IFRS và TT là 57%. Không có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu theo BCTC và BCTC hợp nhất.
Mức độ hòa hợp thấp là do mức độ hòa hợp của đo lường sau ban đầu thấp, cụ thể mức độ hòa hợp giữa IFRS và VAS cho đo lường ban đầu là 65%, trong khi đó đo lường sau ban đầu là 38%.
GTHL là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến mức độ hòa hợp giữa các quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, mức độ ảnh hưởng của GTHL lên đến 34%.
Như vậy có thể kết luận rằng GTHL đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế về kế toán.
82