Các lý thuyết liên quan đến sự lựa chọn của nhà quản lý

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GTHL VÀ ÁP DỤNG GTHL

2.5. Lý thuyết về áp dụng GTHL

2.5.3. Các lý thuyết liên quan đến sự lựa chọn của nhà quản lý

Các lý thuyết liên quan đến sự lựa chọn của nhà quản lý bao gồm lý thuyết ủy nhiệm (agency theory), lý thuyết tín hiệu (signaling theory) và lý thuyết các đối tượng có liên quan (stakeholder theory). Đây là các lý thuyết về áp dụng GTHL dưới góc độ người lập BCTC. Theo đó, việc nhà quản lý có thể lựa chọn hoặc không lựa chọn áp dụng GTHL có thể được giải thích bởi các lý thuyết này.

2.5.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm (agency cost) được phát triển bởi Jensen và Meckling năm 1976 với giả định cho rằng một doanh nghiệp được xem như một mối quan hệ bằng hợp đồng giữa các chủ thể cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Mối quan hệ ủy nhiệm – đại diện xuất hiện khi một hoặc nhiều cá nhân (gọi là bên ủy nhiệm – principals) thuê một hoặc nhiều cá nhân khác (bên đại diện – agents) để thực hiện một số công việc và do đó đã chuyển quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện. Ví dụ điển hình là mối quan hệ giữa cổ đông và nhà quản lý.

Theo lý thuyết ủy nhiệm, khi hợp đồng không hiệu quả, nhà quản lý sẽ tối đa hóa lợi ích của mình, để hưởng các khoản thưởng theo hợp đồng hoặc tránh các nguy cơ rủi ro, thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể đạt được điều này vì họ có nhiều thông tin hơn và có khả năng để chi phối thông qua việc lựa chọn các chính sách kế toán. Ngược lại, đối với bên ủy nhiệm họ sẽ tốn các chi phí ủy nhiệm để giảm thiểu các hành động vì mục đích cá nhân của nhà quản lý, ví dụ như chi phí giám sát, chi phí kiểm toán….

Dựa trên lý thuyết này có thể đưa ra giả thuyết rằng nhà quản lý sẽ lựa chọn áp dụng GTHL vì nhà quản lý được phép ghi nhận các khoản lãi chưa thực hiện để tạo ra kết quả tốt đẹp hơn. Mặt khác, có thể nhà quản lý không lựa chọn áp dụng GTHL vì chi phí đo lường cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp hay vì doanh

59

nghiệp lo ngại phải tiết lộ quá nhiều thông tin khi công bố thông tin theo GTHL gây bất lợi cho doanh nghiệp.

2.5.3.2. Lý thuyết tín hiệu (signalling theory)

Spence (1973) đã đưa ra lý thuyết tín hiệu với giả định nếu có sự tồn tại của sự bất đối xứng thông tin, lý thuyết tín hiệu sẽ đưa ra một trạng thái cân bằng trong đó đối tượng có lợi thế về thông tin tốt hơn nên cung cấp một số tín hiệu cho các đối tượng khác.

Thị trường được đề cập trong nghiên cứu của Spence (1973) là thị trường lao động với sự tham gia của người đi tìm việc và nhà tuyển dụng. Trong thị trường này, nếu như những người tìm việc hiểu rõ năng lực của mình thì nhà tuyển dụng, trái lại, lại có rất ít thông tin để đánh giá ứng viên tìm việc. Đây chính là sự bất đối xứng thông tin giữa nhà tuyển dụng và người đi tìm việc. Khi đó, người tìm việc nên cung cấp những thông tin về bản thân mình, ví dụ như bằng cấp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm... để giảm sự bất đối xứng thông tin, qua đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng hơn về năng lực của ứng viên.

Lý thuyết này được áp dụng để giải thích cho sự bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và các đối tượng khác như cổ đông, chủ nợ, nhân viên.... Trong đó, nhà quản lý là người có lợi về thông tin và nhà quản lý cần cung cấp các thông tin (tín hiệu) cho thị trường để các đối tượng khác đánh giá đúng về thực trạng kinh tế của doanh nghiệp, nếu không cung cấp thông tin thì doanh nghiệp có thể mất nguồn vốn đầu tư từ các chủ sở hữu.

Như vậy, dựa vào lý thuyết tín hiệu có thể đưa ra giả thuyết rằng nhà quản lý sẽ lựa chọn áp dụng GTHL để cung cấp các thông tin thích hợp và đáng tin cậy hơn cho nhà đầu tư để đảm bảo khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

2.5.3.3. Lý thuyết các đối tượng có liên quan (stakeholder theory)

Freeman (1984) đã giới thiệu lần đầu lý thuyết các đối tượng có liên quan trong nghiên cứu của mình. Theo lý thuyết này, hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện dựa trên lợi ích, nhu cầu và quan điểm của nhiều đối tượng có liên quan. Trong đó, các đối tượng có liên quan không chỉ bao gồm mối quan hệ truyền thống giữa nhà quản lý – chủ sở hữu mà còn bao gồm mối quan hệ với các đối tượng khác như chủ nợ, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, nhà nước...

60

Nhiệm vụ thực hiện trong việc cân nhắc cả lợi ích của các đối tượng có liên quan được thực hiện bởi nhà quản lý. Trong đó, nhà quản lý cần điều hành doanh nghiệp vì lợi ích của các đối tượng có liên quan nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho họ được tham gia vào quá trình ra quyết định. Ngoài ra, nhà quản lý luôn phải hành động với tư cách là một đại diện của cổ đông và cả bảo vệ lợi ích lâu dài của các nhóm đối tượng có liên quan vì họ có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Cũng giống như lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết các đối tượng có liên quan cho thấy GTHL có thể mang đến những lợi ích cũng như mang đến những bất lợi cho nhà quản lý và các bên liên quan, vì vậy nhà quản lý có thể lựa chọn áp dụng GTHL hoặc không lựa chọn áp dụng GTHL.

Như vậy có thể thấy rằng các lý thuyết này là cơ sở hình thành các vấn đề cần phải nghiên cứu như trình bày trong hình 2.2. Cụ thể:

 Lý thuyết lập quy là cơ sở để đưa ra giả thuyết về sự khác nhau giữa các cơ sở đo lường trong kế toán giữa các quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế;

 Lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để đặt ra giả thuyết rằng GTHL là cơ sở đo lường giúp cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy.

 Lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các đối tượng có liên quan là ba lý thuyết để giải thích cho hành vi lựa chọn hay không lựa chọn một vấn đề nào đó của nhà quản lý.

61 Hình 2.2 - Cơ sở lý thuyết hình thành các nghiên cứu

Nhà quản lý có thể lựa chọn/không lựa chọn áp dụng GTHL.

GTHL cung cấp thông tin thích hợp.

GTHL cung cấp thông tin đáng tin cậy.

Thu thập dữ liệu trong thực

tế để

kiểm định

Lý thuyết Đưa ra Giả thuyết Kiểm định Thực tế

Lý thuyết lập quy

Lý thuyết thông tin hữu ích

Lý thuyết ủy nhiệm Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết các đối tượng có liên quan

Có sự khác biệt giữa quy định về đo lường giữa các quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế.

62

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các lý thuyết về GTHL và áp dụng GTHL. Qua đó cho thấy GTHL là một trong hai cơ sở đo lường được đề cập đến trong KMLT 2015 (dự thảo) của IASB vì GTHL thỏa mãn các đặc điểm chất lượng để giúp cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc BCTC. GTHL giúp cung cấp các thông tin thích hợp hơn cho người sử dụng BCTC do GTHL cung cấp giá trị của các đối tượng kế toán tại ngày lập báo cáo, GTHL cho phép ghi nhận các khoản lãi/lỗ do sự thay đổi của giá cả và lợi nhuận theo GTHL dựa trên quan điểm bảo toàn vốn vật chất. GTHL được hình thành bởi các yêu cầu của thực tế, được chuẩn hóa bằng các quy định của tổ chức lập quy và được sự ủng hộ của các lý thuyết. Đó cũng chính là những lý do khiến cho GTHL phát triển mạnh mẽ và trở nên ưa chuộng ở các quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra chương này cũng làm rõ các lý thuyết liên quan đến việc áp dụng GTHL dưới góc độ người lập quy, người sử dụng BCTC và người lập BCTC. Đó là lý thuyết lập quy, lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các đối tượng có liên quan. Qua đó cho thấy các lý thuyết này là cơ sở để hình thành các vấn đề cần nghiên cứu về GTHL trong thực tế. Đó là:

 Xem xét liệu có sự khác nhau giữa các cách đo lường trong kế toán giữa các quốc gia.

 Liệu trong thực tế GTHL có cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy cho người sử dụng báo cáo tài chính

 Liệu các nhà quản lý có lựa chọn áp dụng GTHL.

63

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(358 trang)