CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.1.3. Mô hình nghiên cứu
4.1.3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu và dự báo
Các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc (lựa chọn áp dụng GTHL) và bốn biến độc lập (thích hợp, đáng tin cậy, chi phí đo lường cao, tiết lộ nhiều thông tin) và bốn biến kiểm soát (quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, loại hình doanh nghiệp, tỉ trọng của khoản mục nghiên cứu) được giới thiệu trong Hình 4.2
Biến” lựa chọn áp dụng GTHL”: là biến nhị phân, có lựa chọn áp dụng GTHL hoặc không lựa chọn áp dụng GTHL. Biến này được đo lường qua cảm nhận của người tham gia khảo sát. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng GTHL được ủng hộ áp dụng bởi nhà quản lý doanh nghiệp (Fargher, 2001) và nhà đầu tư (Gassen và Schwedler, 2010) cho các khoản mục tài sản tài chính và tài sản phi tài chính. VN là một quốc gia đang phát triển và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới nên kế toán VN cũng cần hội nhập với kế toán quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu này cũng dự báo rằng, tại VN, GTHL được ủng hộ áp dụng bởi người lập BCTC và người sử dụng BCTC cho tất cả các khoản mục nghiên cứu.
Biến tính “thích hợp”: được đo lường dựa vào cảm nhận của doanh nghiệp tham gia khảo sát trên thang đo Likert 5 mức độ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh
(-)
(+/-) (+/-) (+) (+/-)
(-) (+/-)
(+) (x1) Tính thích hợp (x2) Tính đáng tin cậy
(x3) Chi phí đo lường cao (x4) Tiết lộ nhiều thông tin
(x5) Quy mô công ty (x6) Loại hình doanh nghiệp
(x7) Đòn bẩy tài chính (x8) Tỉ trọng của khoản mục nghiên cứu
Lựa chọn áp dụng GTHL (Có/Không)
87
GTHL là thích hợp (Barth, 1994; Nelson, 1996; Brickner, 2002; Herrmann và cộng sự, 2006; Koonce và cộng sự, 2011; Color – Proell và cộng sự, 2010), tuy nhiên, chúng lại không tác động đến việc lựa chọn GTHL (Tan và cộng sự, 2005). VN đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và đã có thị trường chứng khoán nên dự báo rằng GTHL là được cảm nhận là thích hợp ở tất cả các khoản mục, ở cả hai đối tượng và biến
“thích hợp” có tác động thuận đến việc lựa chọn GTHL của doanh nghiệp.
Biến “đáng tin cậy”: được đo lường tương tự như biến tính thích hợp. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh GTHL là đáng tin cậy (Barth và Clinch, 1998; Dietrich và cộng sự, 2001; Danbolt và Rees, 2008; Color – Proell và cộng sự, 2010), tuy nhiên, chúng lại không tác động đến việc lựa chọn GTHL (Fargher, 2001). VN thiếu thị trường hoạt động để có thể đo lường GTHL, nên GTHL chủ yếu được đo lường dựa trên các ước tính chủ quan của nhà quản lý, vì vậy GTHL được dự báo là đáng tin cậy ở khoản mục BĐSĐT và TSTC, không đáng tin cậy ở khoản mục TSCĐHH và TSVH.
Do đó tính đáng tin cậy có thể tác động thuận đến việc áp dụng GTHL ở các khoản mục BĐSĐT và TSTC; hoặc cản trở việc áp dụng GTHL ở khoản mục TSCĐHH và TSVH.
Biến “chi phí đo lường”: biến này cũng được đo lường dựa vào cảm nhận của người tham gia khảo sát trên thang đo Likert 5 mức độ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng chi phí đo lường là cao (Easton và cộng sự, 1993; Tan và cộng sự, 2005;
Jung và cộng sự, 2013), cũng có nghiên cứu cho rằng chi phí đo lường là không đáng kể so với lợi ích của nó (Bolivar va Galera, 2012) và chi phí đo lường là nhân tố cản trở việc áp dụng GTHL (Tan và cộng sự, 2005). Tác giả cho rằng VN thiếu các thị trường hoạt động, nên việc đo lường có thể tốn kém thời gian và chi phí nên nghiên cứu này dự báo rằng chi phí đo lường GTHL sẽ được cảm nhận là cao và là nhân tố cản trở việc áp dụng GTHL.
Biến “tiết lộ nhiều thông tin” cũng được đo lường dựa vào cảm nhận của người tham gia khảo sát trên thang đo Likert 5 mức độ. Việc tiết lộ nhiều thông tin có thể dẫn đến tiết lộ các thông tin nhạy cảm (Tan và cộng sự, 2005) và vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến các hợp đồng nợ và các khoản thưởng (Jung và cộng sự, 2013) nên các nhà quản lý sẽ e ngại việc áp dụng GTHL. Nghiên cứu của Tan và cộng sự (2005) kết luận rằng việc tiết lộ nhiều thông tin không là nhân tố gây cản trở đến việc lựa chọn áp dụng GTHL. Tuy nhiên, VN là một quốc gia đang phát triển, việc huy động vốn chủ yếu dựa
88
vào ngân hàng, báo cáo tài chính chủ yếu phục vụ cho các bên liên quan (stakeholder) nên có thể doanh nghiệp không thích cung cấp nhiều thông tin, vì vậy, nghiên cứu này dự báo rằng việc tiết lộ nhiều thông tin sẽ cản trở việc lựa chọn áp dụng GTHL.
Biến “quy mô công ty”: là biến thực, dữ liệu được lấy dựa vào BCTC năm 2015 của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các công ty lớn sẽ lựa chọn áp dụng GTHL (Brown và cộng sự, 1992; Jung và cộng sự, 2013) hay quy mô công ty không có tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL (Fargher, 2001). Nghiên cứu này cho rằng VN là nước đang phát triển nên các doanh nghiệp lớn có điều kiện để tiếp cận cái mới vì vậy dự báo rằng biến quy mô công ty có tác động thuận đến việc lựa chọn áp dụng GTHL.
Biến “loại hình doanh nghiệp”: là biến thực, dữ liệu được lấy dựa vào BCTC năm 2015 của doanh nghiệp. Ngoài nghiên cứu của Fargher (2001) có đề cập đến loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài), luận án không tìm thấy nghiên cứu nào khác có đề cập đến loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng việc áp dụng GTHL lần đầu tiên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp niêm yết hơn là các doanh nghiệp khác. Theo lý thuyết tín hiệu, để thu hút vốn đầu tư nhà quản lý sẽ lựa chọn GTHL để cung cấp thông tin hữu ích hơn, nên các công ty cổ phần sẽ quan tâm đến GTHL hơn các doanh nghiệp khác. Vì vậy luận án đưa thêm biến này để quan sát tác động của các loại doanh nghiệp khác nhau đến việc lựa chọn áp dụng GTHL và dự báo rằng chỉ có công ty cổ phần ủng hộ áp dụng GTHL.
Biến “đòn bẩy tài chính”: là biến thực, dữ liệu được lấy dựa vào BCTC năm 2015 của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của Brown và cộng sự (1992), Jung và cộng sự (2013), Christensen và Nikolaev (2013) đã chứng minh rằng đòn bẩy tài chính có tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL. Theo lý thuyết tín hiệu, khi hợp đồng là hiệu quả, nhà quản lý sẽ cung cấp các thông tin đúng đắn về tình hình tài chính cho bên ủy nhiệm. Vì vậy nghiên cứu này cho rằng, tại VN các doanh nghiệp cũng muốn được đánh giá đúng tình trạng tài chính tài chính của doanh nghiệp để dễ dàng đi vay, nên các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao sẽ lựa chọn áp dụng GTHL.
Biến “tỉ trọng của khoản mục nghiên cứu”: đó là tỉ trọng của bất động sản đầu tư, tỉ trọng của tài sản cố định hữu hình, tỉ trọng của tài sản vô hình và tỉ trọng của tài sản tài chính. Tỉ trọng của khoản mục được nghiên cứu sẽ được sử dụng tương ứng với mỗi
89
mô hình. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các doanh nghiệp có tỉ trọng khoản mục nghiên cứu cao thường lựa chọn áp dụng GTHL (Jung và cộng sự, 2013;
Brown và cộng sự, 1992). Nghiên cứu này cũng cho rằng các doanh nghiệp có khoản mục nghiên cứu chiếm tỉ trọng cao sẽ ủng hộ đo lường GTHL bởi vì họ muốn đánh giá đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp.