Các nghiên cứu trước đây tại VN

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

1.2. Các nghiên cứu trước đây tại VN

1.2.1 Các nghiên cứu về GTHL ở VN

Tính đến thời điểm tháng 9/2016 số lượng bài nghiên cứu ở VN liên quan đến GTHL không nhiều – 12 luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và 7 bài báo (trong phạm vi tài liệu mà luận án tìm kiếm được). Trong khi các chủ đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được thể hiện rõ ràng ở các luận văn, luận án thì các bài báo chủ yếu làm rõ các quy định về GTHL. Vì vậy, trong phần này chỉ tổng quát các nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các luận văn, luận án. Phụ lục 6 sẽ tóm tắt nội dung các tài liệu nghiên cứu về GTHL mà tác giả tìm được. Qua đó có thể thấy rằng các nghiên cứu ở VN đề cập đến:

25

(1) GTHL đã được các doanh nghiệp áp dụng cho ghi nhận ban đầu trong thực tế (Lê Vũ Ngọc Thanh, 2005; Trần Thị Phương Thanh, 2012; Ngô Thị Thùy Trang, 2012; Dương Lê Diễm Huyền, 2014). Các nghiên cứu này thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát để xem xét các doanh nghiệp có lựa chọn GTHL cho đo lường ban đầu trong một số trường hợp như là trao đổi tài sản phi tài chính, đo lường ban đầu trong hợp nhất kinh doanh, ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở thống kê kết quả khảo sát mà không thực hiện các phân tích chuyên sâu để kiểm định kết quả.

(2) GTHL nên được sử dụng trong kế toán VN (Lê Vũ Ngọc Thanh, 2005; Trần Thị Phương Thanh, 2012; Lê Thị Kim Dương, 2013; Dương Thị Thảo, 2013; Dương Lê Diễm Huyền, 2014).

(3) Khoản mục Lợi thế thương mại đạt được sự cân đối giữa tính thích hợp và đáng tin cậy theo quan điểm của doanh nghiệp, kiểm toán viên và nhà đầu tư (Lê Thị Mộng Loan, 2013). Với dữ liệu thu được từ khảo sát, tác giả dựa vào bảng ma trận cân bằng như nghiên cứu của McCaslin và Stanga (1983) cho các khoản mục lợi thế thương mại, bất động sản đầu tư, chứng khoán, hàng tồn kho và thương hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có Lợi thế thương mại là sự cân bằng có ý nghĩa thống kê.

(4) Các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL là: môi trường văn hóa xã hội, môi trường giáo dục (Phạm Thị Lý, 2015), môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa xã hội, vai trò của tổ chức (Nguyễn Thanh Tùng, 2014). Với dữ liệu thu thập từ khảo sát, cả hai tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy để kiểm tra các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL. Các nghiên cứu đã đánh giá được tại sao hiện tại GTHL chưa được áp dụng ở VN.

Như vậy có thể thấy rằng các chủ đề nghiên cứu ở VN về GTHL còn rất hạn chế. Dữ liệu nghiên cứu của các đề tài hầu hết có được thông qua khảo sát, trừ đề tài của tác giả Huỳnh Thị Xuân Thủy (2013) phân tích dữ liệu BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Các đề tài chủ yếu dừng ở thống kê kết quả khảo sát, chỉ có 3 đề tài phân tích sâu hơn là đề tài của Lê Thị Mộng Loan (2013) sử dụng mô hình cân bằng của McCaslin và Stanga (1983) để kiểm tra tính cân đối giữa thích hợp và đáng tin cậy của một số khoản mục trên BCTC, đề tài của Nguyễn Thanh Tùng (2014) và đề tài của

26

Phạm Thị Lý (2015) sử dụng nhân tố khám phá và phương trình hồi quy để đo lường các nhân tố tác động đến vận dụng GTHL.

1.2.2. Các nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng GTHL ở VN

Có nhiều nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế. Các nghiên cứu này có thể được thực hiện ở nước ngoài hoặc ở trong nước nhưng có điểm chung là dữ liệu nghiên cứu liên quan đến VN, cụ thể như:

Nghiên cứu của Phạm (2010, 2012) sử dụng hệ số Jaccard để xác định mức độ tương đồng của chuẩn mực kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế trong giai đoạn 2001 – 2005, và sử dụng t – test để kiểm định sự khác biệt trong kết quả đạt được với công bố của Chính phủ VN. Kết quả là mức độ hòa hợp về mặt đo lường đạt 76% (Phạm, 2012).

Nghiên cứu của Nguyễn và Goong (2012) thực hiện so sánh theo nội dung chuẩn mực và ghi nhận lại sự khác biệt. Kết quả cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt.

Nghiên cứu của các tác giả năm 2012 không sử dụng các công cụ đo lường. Đến nghiên cứu năm 2014, các tác giả đã sử dụng chỉ số Jaccard để đo lường mức độ hòa hợp và phương pháp gom nhóm để phân tích kết quả. Kết quả cho thấy mức độ hòa hợp về mặt đo lường đạt 69,53%.

Nghiên cứu của Trần Hồng Vân (2014) trong luận án tiến sĩ về sự hòa hợp giữa kế toán VN và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, tác giả sử dụng chỉ số Jaccard, chỉ số Absence, chỉ số Divergence và khoảng cách Average để đo lường. Kết quả cho thấy mức độ hòa hợp về mặt đo lường đối với các chuẩn mực liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất là 46,67%.

Tóm lại, các nghiên cứu này đã đo lường mức độ hòa hợp về mặt đo lường giữa chuẩn mực kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ hòa hợp mà chưa giải thích các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hòa hợp, có nghĩa là chưa xác định mức độ ảnh hưởng của GTHL đến mức độ hòa hợp này.

27

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(358 trang)