Thang đo tính “đáng tin cậy”

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 120 - 124)

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính – xây dựng thang đo

4.2.2.3. Thang đo tính “đáng tin cậy”

Tính đáng tin cậy phụ thuộc vào việc có thể có được một ước tính đúng đắn hay không và doanh nghiệp có chi phối ước tính GTHL hay không. Nếu không thể ước tính đúng

97

đắn thì GTHL không đáng tin cậy. Hoặc có thể ước tính đúng đắn nhưng nhà đầu tư cố tình làm sai lệch thì GTHL cũng không đáng tin cậy.

Thang đo khả năng ước tính đúng đắn để đo lường cảm nhận của người tham gia khảo sát xem liệu VN có đủ các điều kiện để đo lường đúng đắn GTHL hay không. Giả sử không xét đến việc chi phối ước tính của nhà quản lý, khả năng đo lường đúng đắn phụ thuộc vào việc có sẵn thông tin trên thị trường hoạt động không, người định giá có năng lực hay không và phương pháp định giá có phức tạp hay không (Kumarasiri và Fisher, 2011). Quan sát 6 (QS6) đến quan sát 8 (QS8) được thiết kế để đo lường khả năng này.

QS9 đến QS11 được thiết kế để đo lường cảm nhận của người tham gia khảo sát xem liệu doanh nghiệp có thực hiện việc chi phối ước tính hay không. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng “quyền tự quyết định” (discretion) để chi phối các ước tính (Barth và Taylor, 2010), nhưng doanh nghiệp có thực hiện chi phối hay không là do việc cân nhắc giữa lợi ích đạt được khi chi phối (giá trị chi phối có đáng kể hay không) và các vấn đề phải đối mặt: ví dụ sự trừng phạt của nhà đầu tư thông qua giá của vốn cổ phần (Song và cộng sự, 2010), không vượt qua được hàng rào kiểm toán (Barth và Clinch, 1998) hay các yêu cầu về công bố (Bell và Griffin, 2012). Ngoài ra, QS12 được thiết kế để đo lường tổng quát mức độ đáng tin cậy của GTHL.

QS6: VN có sẵn thông tin trên thị trường hoạt động để đo lường GTHL của khoản mục nghiên cứu.

Để đo lường GTHL có thể tham chiếu giá thị trường (ước tính cấp độ 1) hoặc dựa vào các thông tin trên thị trường và giả định của nhà quản lý để ước tính GTHL (ước tính cấp độ 2 và cấp độ 3). Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng đo lường dựa vào thị trường thì hoàn toàn đáng tin cậy (Barth và Clinch, 1998; Dietrich và cộng sự, 2001; Danbolt và Rees, 2008). Các đo lường dựa vào ước tính của nhà quản lý thì kém tin cậy hơn đo lường dựa vào thị trường, tuy nhiên không phủ nhận tính đáng tin cậy của GTHL (Barth và Clinch, 1998; Dietrich và cộng sự, 2001; Danbolt và Rees, 2008).

Color – Proell và cộng sự (2010) không nhận thấy khác biệt giữa ba cấp độ đo lường GTHL. Nghiên cứu của Kumarasiri và Fisher (2011) cho rằng thị trường hoạt động là một nhân tố cản trở tính đáng tin cậy của GTHL. Như vậy cho thấy khả năng đo lường đúng đắn GTHL phụ thuộc vào việc có sẵn thông tin trên thị trường hoạt động hay không.

98

QS7: VN có nhân sự định giá (bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp) có năng lực thực hiện việc đo lường GTHL.

Dietrich và cộng sự (2001) cho rằng sử dụng người định giá bên ngoài doanh nghiệp thì ước tính đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, Barth và Clinch (1998) không tìm thấy sự khác biệt trong ước tính giữa người định giá bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Ở phần này, chỉ kiểm tra “có khả năng đo lường hay không” nên không cần phân biệt người định giá bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu của Kumarasiri và Fisher (2011) chỉ ra rằng sự thiếu kiến thức của người định giá sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cây của đo lường. Vì vậy khả năng đo lường đúng đắn GTHL phụ thuộc vào việc người định giá có năng lực hay không.

QS 8: Phương pháp đo lường GTHL thì không phức tạp

Nếu phương pháp đo lường phức tạp thì sẽ dẫn đến khả năng đo lường sai (Kumarasiri và Fisher, 2011). VN chưa có chuẩn mực về đo lường GTHL, tuy nhiên các phương pháp được chấp nhận chung (phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí) được đề cập đến trong các “Tiêu chuẩn thẩm định giá” của VN. Vì vậy tính đáng tin cậy của GTHL phụ thuộc vào cảm nhận của người sử dụng về phương pháp đo lường có phức tạp hay không.

QS9 Nhà quản lý sẽ không có động cơ để thực hiện hành vi chi phối ước tính GTHL của khoản mục nghiên cứu vì các khoản lãi chưa thực hiện đã được ghi nhận hàng năm khi đo lường theo GTHL.

Dietrich và cộng sự (2001) cho rằng doanh nghiệp có thể chi phối ước tính GTHL để làm tăng giá trị tài sản ròng, né tránh kết quả âm. Tuy nhiên nghiên cứu của Danbolt và Rees (2008) kết luận rằng trong những trường hợp thông tin xấu thì GTHL không bị chi phối, giá gốc bị chi phối. Điều này có thể giải thích bởi GTHL cho phép đo lường thông tin hiện tại và cho phép ghi nhận lợi nhuận chưa thực hiện hàng năm nên không tạo ra sự khác biệt lớn về giá trị trên bảng báo cáo tình hình tài chính và báo cáo lãi lỗ.

Do đó nhà quản lý không có động cơ để chi phối ước tính.

Hành vi chi phối thu nhập chỉ xảy ra khi các khoản mục được đo lường theo giá gốc (Bartov, 1993; Black và cộng sự, 1998). Khi sử dụng GTHL để đo lường thì nhà quản lý không thực hiện hành vi chi phối thu nhập (Dietrich và cộng sự, 2001; Danbolt và Rees, 2008; Dechow và cộng sự, 2010; Barth và Taylor, 2010). Hành vi chi phối thu

99

nhập ở đây là chi phối thông qua các hoạt động kinh tế thực bằng cách “lựa chọn thời điểm thích hợp” “lựa chọn tài sản để bán”.…để ghi nhận lợi nhuận. GTHL cho phép ghi nhận lợi nhuận chưa thực hiện thì nhà quản lý không có động cơ để thực hiện hành vi chi phối thu nhập (Barth và Taylor, 2010).

QS10: Nhà quản lý sẽ không chi phối ước tính GTHL của khoản mục nghiên cứu vì e ngại nhà đầu tư không đầu tư vào doanh nghiệp có Báo cáo tài chính không đáng tin cậy.

Song (2010) giải thích tính đáng tin cậy của ước tính GTHL thông qua bất đối xứng thông tin. Theo đó ước tính cấp độ 1 là đáng tin cậy vì ít có sự bất đối xứng thông tin giữa người lập và người sử dụng báo cáo tài chính. Ước tính cấp độ 3 có sự bất đối xứng thông tin cao nhất. Vì vậy để ước tính cấp độ 3 đáng tin cậy thì cần làm giảm sự bất đối xứng thông tin bằng cách tăng cường công bố quá trình ước tính để người sử dụng đánh giá tính đáng tin cậy của đo lường. Hơn nữa, nhà đầu tư có công cụ để trừng phạt hành vi của nhà quản lý thông qua giá của vốn cổ phần. Nếu nhà đầu tư cho rằng ước tính không đáng tin cậy họ sẽ không đầu tư, hoặc chỉ chấp nhận đầu tư với chi phí thấp. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu dựa vào thị trường vốn: nếu GTHL là đáng tin cậy thì GTHL có mối tương quan dương với giá cổ phiếu, ngược lại thì không (Barth, 1994; Nelson, 1996). Bên cạnh đó Barlev và Haddad (2003) cho rằng: “người sử dụng báo cáo tài chính có động lực để kiểm tra quá trình xét đoán GTHL”. Vì vậy doanh nghiệp sẽ không có động cơ để làm sai lệch ước tính GTHL.

QS11: Nhà quản lý không thể thực hiện các hành vi chi phối ước tính GTHL của khoản mục nghiên cứu vì các rào cản ví dụ như việc kiểm toán hoặc các yêu cầu công bố chi tiết về ước tính GTHL trên thuyết minh BCTC.

Việc kiểm toán hoặc công bố chi tiết về các ước tính GTHL có thể giúp kiểm chứng GTHL. Khả năng kiểm chứng được thể hiện qua: Chuẩn mực kiểm toán số 540 (IAS 540- Kiểm toán các ước tính kế toán) có hướng dẫn về cách kiểm toán GTHL; nghiên cứu của Bolivar và Galera (2012) cho rằng GTHL là có khả năng kiểm chứng, trong trường hợp có thị trường hoạt động thì việc kiểm chứng là dễ dàng, nếu không thì sẽ tốn kém chi phí hơn; Bell và Griffin (2012) cho rằng việc công bố chi tiết ước tính GTHL sẽ làm tăng khả năng kiểm chứng. Có thể cho rằng nhà quản lý sẽ không thực hiện hành vi chi phối vì các rào cản này.

100

QS12: Tóm lại, GTHL của khoản mục nghiên cứu được đo lường đáng tin cậy.

Đây là một câu hỏi tổng quát để đánh giá mức độ đáng tin cậy của đo lường theo GTHL.

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(358 trang)