Nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng GTHL

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về GTHL trên thế giới

1.1.5. Nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng GTHL

Đo lường mức độ áp dụng GTHL chính là đo lường sự hòa hợp về mặt định giá giữa các quy định kế toán của các quốc gia được so sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế

22

(còn gọi là hòa hợp hình thức – formal harmonization hoặc de jure harmonization) hoặc giữa các quy định kế toán và thực hành kế toán của các quốc gia (còn gọi là hòa hợp thực tế - material harmonization hoặc de facto harmonization). Ví dụ nghiên cứu của Fontes và cộng sự (2005) nghiên cứu mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán của Bồ Đào Nha; Cairns và cộng sự (2011) nghiên cứu mức độ sử dụng GTHL của các doanh nghiệp ở Anh và Úc; Strouhal và cộng sự (2011) nghiên cứu mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực các quốc gia Bắc Âu. Cairns và cộng sự (2011) cho rằng mức độ khác biệt là do ảnh hưởng của việc không áp dụng GTHL.

Các nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp xuất hiện từ những năm 1980 cho đến nay. Có hai dòng nghiên cứu chính là đo lường mức độ hòa hợp về mặt quy định (formal harmonization) để xác định mức độ tương đồng giữa quy định của các quốc gia hoặc giữa quy định của quốc gia với chuẩn mực kế toán quốc tế và đo lường mức độ hòa hợp về mặt thực tế (material harmonization) để xác định mức độ tương đồng giữa các công ty trong cùng một quốc gia hoặc ở các quốc khác nhau. Van de Tass (1988) cho rằng sự tương đồng về mặt quy định sẽ dẫn đến sự tương đồng về mặt thực tế. Vì vậy trong luận án này chỉ đề cập đến hòa hợp hình thức mà không đề cập đến hòa hợp thực tế. Trong mỗi nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp có hai vấn đề được quan tâm: công thức nào được sử dụng và kết quả đo lường ra sao. Trong phần này đối với các nghiên cứu trên thế giới luận án chỉ tổng quan các công thức được sử dụng để đo lường mà không đề cập đến kết quả nghiên cứu, bởi vì kết quả này không liên quan đến VN.

Các công thức được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp hình thức

Sự phát triển của các nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp về mặt quy định được thể hiện ở sự phát triển các công thức tính toán từ các chỉ số về khoảng cách, đến hệ số tương quan, hệ số hồi quy và phương pháp gom nhóm. Công thức tính được trình bày trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2- Các công thức đo lường mức độ hòa hợp về mặt hình thức STT Phương pháp đo Công thức

1 Khoảng cách

Euclide (∑|𝑎𝑘𝑖− 𝑎𝑘𝑗|2

𝑚

𝑘=1

)

1/2

23 Trong đó:

m là các tiêu chí đo lường; i là nhóm các quy định thứ nhất

j là nhóm các quy định thứ hai; k là quy định kế toán được so sánh a = 1 nếu k có quy định trong mỗi quy định kế toán, hoặc bằng 0 nếu ngược lại.

2 Hệ số Jaccard

𝑆𝑖𝑗 = 𝑎

𝑎 + 𝑏 + 𝑐 𝐷𝑖𝑗= 𝑏 + 𝑐 𝑎 + 𝑏 + 𝑐 Trong đó:

𝑆𝑖𝑗; 𝐷𝑖𝑗 lần lượt là mức độ giống và khác nhau giữa hai nhóm chuẩn mực kế toán ij. 𝑎 là số các phương pháp kế toán giống nhau. 𝑏 là số các phương pháp kế toán tồn tại trong i nhưng không tồn tại trong j. 𝑐 là số các phương pháp kế toán tồn tại trong j nhưng không tồn tại trong i

3 Hệ số Spearman

𝑟𝑠= ∑ 𝑅(𝑁𝐶𝑖)𝑅(𝐼𝐶𝑖) − 𝑛 (𝑛 + 1 2 )

𝑛 2 𝑖=1

√∑ 𝑅(𝑁𝐶𝑖)2− 𝑛 (𝑛 + 1 2 )

𝑛 2

𝑖=1 √∑ 𝑅(𝐼𝐶𝑖)2− 𝑛 (𝑛 + 1 2 )

𝑛 2 𝑖=1

Trong đó:

n là tổng số các phương pháp kế toán được áp dụng; 𝑅(𝑁𝐶𝑖) là thứ tự của phương pháp kế toán i được áp dụng ở chuẩn mực quốc gia.

𝑅(𝐼𝐶𝑖) là thứ tự của phương pháp kế toán i được áp dụng trong chuẩn mực kế toán quốc tế

Đầu tiên các nghiên cứu sử dụng công thức đo lường “khoảng cách” – là công thức để đo lường sự khác biệt giữa các quy định – khoảng cách càng ngắn thì sự tương đồng càng cao. Có nhiều công thức để đo lường khoảng cách, các công thức khác nhau có sự khác nhau đáng kể trong kết quả (Sarker và Islam, 1999). Công thức được sử dụng nhiều nhất trong dòng nghiên cứu này là “khoảng cách Euclidean”, được sử dụng đầu tiên bởi Garrido và cộng sự (2002). Các tác giả không là người sáng tạo ra công thức này nhưng là những người đầu tiên sử dụng công thức này trong dòng nghiên cứu về đo lường hòa hợp. Tuy nhiên, công thức này còn một số nhược điểm, Fontes và cộng sự (2005) cho rằng khoảng cách Euclide là một giá trị tuyệt đối, đã bỏ qua các yếu tố định tính khi đánh giá sự hòa hợp. Hoang (2015) cho rằng khoảng cách Euclide không đánh giá được mức độ ảnh hưởng từng phần của các đối tượng được xem xét đến.

Có lẽ vì vậy các nhà nghiên cứu chuyển sang các công thức liên quan đến hệ số tương quan. Có khoảng 11 hệ số tương quan (Sarker và Islam, 1999), trong đó hệ số Jaccard’s

24

Coefficients được sử dụng nhiều nhất trong dòng nghiên cứu về mức độ hòa hợp. Hệ số Jacard được đưa ra bởi Machine (1972) (trích dẫn bởi Sarker và Islam, 1999), và lần đầu tiên được áp dụng trong dòng nghiên cứu mức độ hòa hợp là Fontes và cộng sự (2005) để đo lường sự hòa hợp kế toán giữa chuẩn mực kế toán của Bồ Đào Nha và chuẩn mực kế toán quốc tế qua nhiều giai đoạn. Bên cạnh hệ số Jaccard, Fontes và cộng sự (2005) đưa ra hệ số tương quan Spearman, như là một công cụ hỗ trợ, giúp đánh giá ý nghĩa về mặt thống kê của chỉ số Jaccard.

Qu và Zhang (2012) đã cải thiện cách áp dụng hệ số Jaccard của Fontes và cộng sự (2005) bằng cách đề xuất phương pháp tập hợp nhóm các yếu tố nghiên cứu theo tiêu chí tương quan. Theo đó, những nội dung nào có kết quả tương đương với nhau sẽ được tập hợp thành một nhóm. Cách này sẽ giúp người đọc có thể phân tích kết quả hữu hiệu hơn (Qu và Zhang, 2012). Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoang (2015), kết quả phân tích thông qua tập hợp nhóm theo tiêu chí mà Qu và Zhang (2012) đề xuất chỉ mang tính chất cơ học. Ví dụ, giả sử có các kết quả về sự tương quan cho 5 đối tượng được nghiên cứu là Si = (0,9; 0,6; 0,59; 0,58; 0.1). Theo cách xếp hạng của Qu và Zhang, S2 (0,6) sẽ được ưu tiên gom nhóm với S1 (0,9), hơn là gom nhóm với các đối tượng khác có mức tương đồng gần giống nhau như S3 (0,59), S4 (0,58). Rõ ràng, việc gom nhóm này có thể làm cho việc phân tích kết quả thiếu chính xác. Vì vậy cho đến ngày nay chỉ số Jaccard vẫn được sử dụng nhiều nhất trong dòng nghiên cứu mức độ hòa hợp về mặt hình thức.

Một phần của tài liệu định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(358 trang)