CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả nghiên cứu định tính – xây dựng thang đo
4.2.3. Kiểm định thang đo
Kiểm định ban đầu về thang đo được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thử trên đối tượng là nhà đầu tư.
4.2.3.1 Phỏng vấn chuyên gia về thang đo
Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát 12 chuyên gia về hai vấn đề: các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo các biến. Mục đích của việc khảo sát chuyên gia là để khẳng định lại thang đo mới xây dựng có phù hợp hay không.
Việc xây dựng thang đo là một công việc nghiên cứu hơn là công việc thực hành nên các chuyên gia được xác định chủ yếu là những giảng viên có am hiểu về GTHL và am hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Danh sách chuyên gia được trình bày trong phụ lục 22. Số lượng các chuyên gia trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn: 12 chuyên gia, trong đó có 5 chuyên gia tiếp tục tham gia phỏng vấn sâu bằng phương pháp phỏng vấn tay đôi. Mô hình nghiên cứu dự kiến và thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu dự kiến (phụ lục 21) được gửi đến các chuyên gia thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 23). Kết quả khảo sát chuyên gia rút ra ba điểm cần lưu ý như sau:
(1) Về các biến trong mô hình nghiên cứu, phần lớn (9/12) các chuyên gia đồng ý với các biến. 3/12 chuyên gia đề nghị cân nhắc tại sao không sử dụng toàn bộ các đặc điểm chất lượng trong mô hình mà chỉ sử dụng đặc điểm chất lượng cơ bản.
(2) 3/12 chuyên gia cho rằng nên sử dụng các lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi trong kế toán để giải thích mô hình hơn là vay mượn lý thuyết từ Marketing (Lý thuyết hành vi người mua).
104
(3) Về thang đo các biến: 11/12 chuyên gia đồng ý với thang đo.
4.2.3.2 Thực hiện khảo sát sơ bộ ban đầu về thang đo.
Việc khảo sát thử được thực hiện trên mẫu nhà đầu tư mà đại diện là 196 học viên cao học chuyên ngành kế toán với bảng câu hỏi dựa trên mô hình và thang đo dự kiến ban đầu (Bảng câu hỏi khảo sát thử được trình bày trong phụ lục 24) với mục đích để kiểm tra bảng câu hỏi có dễ hiểu hay không, kết quả có như dự kiến hay không. Kết quả của khảo sát thử rút ra hai điểm cần lưu ý như sau:
(1) Kết quả của bảng phân nhóm (Component matrix – phụ lục 25) cho thấy các đặc điểm chất lượng nâng cao bị trộn lẫn vào nhóm các đặc điểm chất lượng cơ bản.
(2) Khi sử dụng nhân tố khám phá (EFA) để nhóm các nhân tố thì kết quả không đạt như mong muốn.
4.2.3.3 Giải pháp khắc phục các vấn đề không mong muốn
Với những vấn đề không mong muốn xuất hiện trong phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thử luận án tiếp tục mở rộng phạm vi tài liệu nghiên cứu để tìm cách giải thích các vấn đề không mong muốn và đưa ra giải pháp khắc phục. Bảng 4.2 trình bày nguyên nhân và giải pháp theo từng vấn đề gặp phải. Từ đó luận án đã hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, các biến nghiên cứu và thang đo như đã trình bày trên mục 4.1.3 và mục 4.2.2 bên trên và bảng câu hỏi hoàn chỉnh được trình bày trong phụ lục 26.
Bảng 4.2- Giải pháp khắc phục các vấn đề của kiểm định ban đầu Bảng 12
Vấn đề gặp phải Nguyên nhân Giải pháp
Khi sử dụng nhân tố khám phá (EFA) thì kết quả phân loại không đạt được như mong muốn
Câu hỏi không dễ hiểu, câu hỏi bị trùng lắp về đặc tính của thông tin
Diễn đạt lại câu hỏi, loại bỏ những câu hỏi bị trùng lắp.
Do các khoản mục khác nhau sẽ khác nhau về tính thích hợp và đáng tin cậy, mà bảng khảo sát không nói rõ khảo sát khoản mục nào nên câu trả lời có thể không thống nhất.
Nghiên cứu này sẽ kiểm tra cụ thể bốn khoản mục: bất động sản đầu tư, tài sản cố định hữu hình, tài sản vô hình và tài sản tài chính.
Theo lập luận của Williams và Ravenscroft (2015) thì đặc điểm chất lượng của BCTC được ban hành dựa trên các lý thuyết “thông
Không thể sử dụng nhân tố khám phá (EFA) để nhóm biến từ các quan sát trong thực tế. Vì vậy đối với các
105
Vấn đề gặp phải Nguyên nhân Giải pháp
tin hữu ích” mà lý thuyết này theo các tác giả đó là một giả định được áp đặt bởi nhà ban hành chính sách (lý thuyết quy chuẩn – normative theory) hơn là một lý thuyết khoa học (cái mà được khái quát từ thực tiễn – positive theory – lý thuyết thực chứng). Vì vậy các đặc điểm chất lượng cũng là sản phẩm của sự áp đặt chứ không phản ánh được các đặc tính của tự nhiên nên khi sử dụng nhân tố khám phá để nhóm các biến được quan sát trong thực tế thì kết quả sẽ khác với các đặc điểm chất lượng được quy định trong khuôn mẫu lý thuyết của IASB.
biến có khái niệm khó hiểu, ví dụ như biến thích hợp và biến đáng tin cậy luận án sẽ có nhiều câu hỏi chi tiết để giúp người trả lời hiểu về vấn đề và bổ sung thêm một câu hỏi tổng hợp để đánh giá kết quả cuối cùng.
Tại sao không sử dụng toàn bộ đặc điểm chất lượng nâng cao trong mô hình?
Đặc điểm chất lượng nâng cao bị trộn lẫn vào đặc điểm chất lượng cơ bản trong kết quả khảo sát thử
Trong mô hình được khảo sát thử luận án chỉ đưa biến khả năng so sánh – như là một đại diện của đặc điểm chất lượng nâng cao.
Qua kết quả khảo sát thử đề tài thấy rằng lý do biến đặc điểm chất lượng nâng cao bị trộn lẫn vào đặc điểm chất lượng cơ bản là do:
(1) Điều này là hiển nhiên vì theo giải thích trong KMLT của IASB thì “đặc điểm chất lượng nâng cao thì làm tăng đặc điểm chất lượng cơ bản” [đoạn 2.36], có thể hiểu nó cũng là một đặc tính làm cho thông tin trở nên thích hợp hơn.
(2) Theo lập luận của Williams và Ravenscroft (2015) đã trình bày ở trên thì các đặc điểm chất lượng là sản phẩm của sự áp đặt vì vậy dùng nhân tố khám phá để sắp xếp các dữ liệu thực tế là không phù hợp.
Đề tài chỉ kiểm tra các đặc điểm chất lượng cơ bản của GTHL mà không kiểm tra các đặc điểm chất lượng nâng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp vì theo Khuôn mẫu lý thuyết của IASB 2015 (dự thảo) thì để một loại giá trở thành một cơ sở đo lường chỉ cần thỏa mãn đặc điểm chất lượng cơ bản [Đoạn 2.22]
Nên sử dụng lý Đồng ý với ý kiến của chuyên
106
Vấn đề gặp phải Nguyên nhân Giải pháp
thuyết đã được chấp nhận rộng rãi trong kế toán để giải thích mô hình.
gia, đề tài đã sử dụng các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi trong kế toán, đó là lý thuyết lập quy, lý thuyết ủy nhiêm, lý thuyết bên liên quan, lý thuyết thông tin hữu ích và lý thuyết tín hiệu để giải thích mô hình.
4.2.3.4. Kết quả kiểm định thang đo sau điều chỉnh
Sau phỏng vấn chuyên gia về thang đo và khảo sát sơ bộ ban đầu về thang đo thì thang đo được điều chỉnh theo những mô tả ở mục 4.1.4.2. Theo đó biến thích hợp được đo lường bằng ba câu hỏi chi tiết và một câu hỏi tổng quát; biến đáng tin cậy được đo lường bằng sáu câu hỏi chi tiết và một câu hỏi tổng quát. Mặc dù chỉ có dữ liệu của câu hỏi tổng quát được đưa vào mô hình, nhưng các câu hỏi chi tiết là gợi ý để giúp người khảo sát trả lời câu hỏi tổng quát, nên luận án đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến này. Theo kết quả được trình bày trong phụ lục 31, mức giá trị của hệ số Cronbach's Alpha của thang đo tính thích hợp và đáng tin cậy lần lượt là 0.804 và 0.827 cho thấy thang đo lường rất tốt, phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến trong cùng một nhân tố, có nghĩa là các câu hỏi chi tiết đã hỗ trợ rất tốt cho việc trả lời câu hỏi tổng quát. Ngoài ra, các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation từ 0.516 đến 7.07, có nghĩa là đều lớn hơn mức yêu cầu là 0.3 để một biến là đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo tính thích hợp và đáng tin cậy có độ tin cậy cao.