CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GTHL VÀ ÁP DỤNG GTHL
2.2. Sự hình thành và phát triển của GTHL
GTHL là một cơ sở đo lường được đưa ra bởi các tổ chức lập quy dựa trên nền tảng giá thị trường, nên khái niệm về GTHL cũng được đưa ra bởi các tổ chức lập quy, ví dụ FASB và IASB. Các định nghĩa của IASB thường được ban hành sau các định nghĩa của FASB và tương đồng với các định nghĩa của FASB, nên phần này sẽ tiếp cận các định nghĩa của FASB để làm rõ định nghĩa về GTHL.
Theo quan sát của Barlev và Haddad (2003) có rất nhiều định nghĩa về GTHL và chúng được hoàn thiện dần dần cho đến ngày hôm nay. Định nghĩa xuất hiện sớm nhất được trình bày trong chuẩn mực kế toán số 13 (FAS 13) của Hoa Kỳ vào năm 1976:
“GTHL là giá mà tài sản có thể được bán trong một giao dịch bình thường giữa các bên không liên quan”. Định nghĩa này được làm rõ hơn trong FAS 67 ban hành năm 1962 khi đề cập đến “giao dịch giữa những người sẵn lòng bán và sẵn lòng mua”, “không phải các trường hợp bán thanh lý, phá sản” như để giải thích cho “giao dịch bình thường” trong định nghĩa của FAS 13. Ngoài ra trong định nghĩa của FAS 67 cũng khẳng định GTHL là “giá bán”. Định nghĩa trong FAS 107 (1991) đã mở rộng sang phương pháp đo lường khi đề cập đến “Giá giao dịch trên thị trường, nếu có, là bằng chứng thuyết phục nhất cho GTHL của các công cụ tài chính. Nếu giá giao dịch trên thị trường không có, GTHL được ước tính tốt nhất dựa vào giá giao dịch thị trường của một công cụ tài chính có các đặc tính tương đương, hoặc dùng phương pháp định giá
14 Theo IAS 1 Báo cáo Thu nhập tổng hợp (Other comprehensive income) là một báo cáo bao gồm hai phần:
báo cáo lãi lỗ (Báo cáo kết quả kinh doanh) và báo cáo thu nhập tổng hợp khác (Báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu mà không phải các giao dịch về vốn)
37
(ví dụ, giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai được dự đoán bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu tương xứng với các rủi ro liên quan, hay các mô hình chọn giá và ma trận giá)”. Đến ngày nay định nghĩa GTHL được đề cập đến một cách đầy đủ cho cả tài sản và nợ phải trả trong chuẩn mực FAS 157 của Hoa Kỳ ban hành năm 2006 và chuẩn mực IFRS 13 của IASB ban hành năm 2011. Theo đó, “GTHL là giá mà nhận được khi bán tài sản hoặc giá mà phải trả để thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch có trật tự giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày định giá” [FAS 157.5, IFRS 13.9].
Như vậy, GTHL là một phương pháp đo lường để xác định giá trị của tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp tại ngày lập báo cáo. GTHL được khẳng định là giá đầu ra–
giá bán tài sản hoặc giá thanh toán khoản nợ -, tại ngày lập báo cáo, được xác định dựa vào thị trường hoặc các mô hình ước tính.
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của GTHL
Georgiou và Jack (2011) đề cập đến ba giai đoạn hình thành và phát triển của GTHL:
giai đoạn tĩnh (static stage) vào thế kỷ 19, giai đoạn động (dynamic stage) vào thế kỷ 20 và giai đoạn phát triển (forward – looking stage) từ năm 2005 đến nay. Georgiou và Jack (2011) cho rằng sự ra đời của GTHL xuất phát từ nhu cầu của thực tế, do sự phát triển của hoạt động kinh tế và do sức ép của khủng hoảng nợ và tín dụng ở Mỹ vào những năm 1980. ICAEW (2006) cho rằng sự thay đổi cơ sở đo lường này là do sự phát triển liên tục trong cách thức kinh doanh và đo lường trong BCTC cần thay đổi để phù hợp với sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có những hoạt động kinh doanh không có giá gốc, hoặc giá gốc của chúng bằng không, ví dụ như các tài sản đi thuê, giao dịch hoán đổi lãi suất, các giao dịch thanh toán bằng cổ phần, nghĩa vụ hưu trí… và vì vậy GTHL được áp dụng. Cũng đồng quan điểm này, Georgiou và Jack (2011) cho rằng cùng với sự tăng quy mô và tính phức tạp của doanh nghiệp đã khiến cho báo cáo theo cơ sở giá gốc thiếu tính thực thi, các chỉ số trên báo cáo tài chính đều lệch lạc, và người sử dụng BCTC cần một cơ sở định giá mà giúp họ đánh giá được dòng tiền trong tương lai (Barlev và Haddad, 2003). Cuộc khủng hoảng nợ và tín dụng đã bộc lộ những nhược điểm của giá gốc, kế toán bắt đầu hành trình đi tìm một cơ sở đo lường mới, từ cơ sở đo lường theo sức mua chung đến cơ sở đo lường theo giá hiện hành đều không đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng và vì chi phí lớn hơn lợi ích. Hành trình này dừng lại ở GTHL từ năm 1986 đến nay, vì
38
GTHL khắc phục được các nhược điểm của các hệ thống đo lường khác (Barlev và Haddad, 2003), và được sự ủng hộ của lý thuyết (Georgiou và Jack, 2011).
Dựa trên các nghiên cứu của Barlev và Haddad (2003) và Georgiou và Jack (2011), và khảo sát các quy định của Hoa Kỳ, Anh và IASB, luận án khái quát ba giai đoạn hình thành và phát triển của GTHL như sau:
Thời kỳ sơ khai (trước năm 1940): giá thị trường – là tiền thân của GTHL ngày nay.
Trong giai đoạn này, ở Hoa Kỳ, giá thị trường được xác định dựa vào mức giá bán, được sử dụng để đánh giá lại tài sản vào những năm 1920 đến 1930 bởi các công ty.
Bằng chứng pháp lý của nó là sự cho phép của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong một vụ kiện năm 1898 đã tạo ra một thông lệ cho các công ty áp dụng. Tương tự như vậy, ở Anh, tài sản được định giá lại vào cuối mỗi kỳ kế toán theo mức giá bán trong điều kiện bình thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào về các nguyên tắc định giá các khoản mục trên BCTC. Bộ luật đầu tiên ở Anh - Bộ luật 1868 - được ban hành mà không đề cập bất kỳ quy tắc định giá và đo lường nào.
Thời kỳ hình thành (1947 – 1976) – GTHL được sử dụng để đánh giá tổn thất và để ghi nhận ban đầu.
Giai đoạn từ năm 1940 – 1976 là giai đoạn thống trị của giá gốc, trong đó chia làm hai giai đoạn giai đoạn 1940 – 1947 là giai đoạn giá gốc hoàn toàn, và giai đoạn 1947 đến 1976 là giai đoạn giá gốc cho phép đánh giá tổn thất. Ở Hoa Kỳ, giai đoạn này các thuật ngữ “giá thị trường”, “GTHL” được sử dụng nhiều, tuy nhiên chúng được sử dụng để đánh giá tổn thất của các khoản mục kế toán – có nghĩa là chỉ cho phép ghi nhận sự giảm giá, ví dụ trong ARB 29 (1953) – Giá hàng tồn kho – cho rằng hàng tồn kho phải được đánh giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường, trong đó giá thị trường chính là chi phí thay thế hiện tại. ARP 43 (1958) đề cập đến thuật ngữ GTHL được sử dụng để đánh giá tổn thất. Cũng trong văn bản ARP 43 này có thể hiểu GTHL rộng hơn giá thị trường, trong trường hợp không được xác định dựa vào thị trường, giá trị hợp lý có thể được xác định thông qua các ước tính (ARP 43, chương 7, phần A, đoạn 4). Sau đó GTHL được mở rộng áp dụng để ghi nhận lợi thế thương mại, tài sản và nợ phải trả có được do hợp nhất trong APB opinion số 16 (1970), ghi nhận ban đầu cho tài sản vô hình trong APB opinion số 17. Ở Anh, phụ lục 1 của Bộ Luật 1947 có đề cập về phương pháp xác định giá trị của tài sản theo giá gốc hoặc giá đánh giá lại. Trong thực
39
tế thì hệ thống giá gốc được ủng hộ nhiều. Mặc dù vậy, vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào về GTHL trong các văn bản này.
Năm 1973 FASB và IASB được ban hành, và năm 1976 ASC ở Anh được ra đời.
Ngoài IASB được thành lập mới trên cơ sở quy tụ các thành viên từ nhiều nước trên thế giới thì FASB và ASC là sự kế thừa các tổ chức được ban hành trước đó, với các chuẩn mực ban hành mang tính pháp lệnh hơn các văn bản của các tổ chức trước đó.
Các tổ chức này bắt đầu xây dựng cơ sở pháp lý cho GTHL. Vào năm 1976 định nghĩa đầu tiên về GTHL chính thức xuất hiện trong FAS 13 – Tài sản thuê tài chính. Trong giai đoạn này GTHL được áp dụng để ghi nhận ban đầu cho các giao dịch phi tiền tệ, công cụ tài chính, tài sản thuê tài chính, lợi thế thương mại và tài sản có được do hợp nhất kinh doanh.
Nhìn chung, trong giai đoạn này đã có những khái niệm cơ bản về GTHL, tuy nhiên, về bản chất đây chưa phải là GTHL thật sự, vì chỉ được áp dụng để ghi nhận ban đầu mà không áp dụng cho đánh giá lại sau ban đầu, hoặc chỉ cho phép ghi nhận giảm giá mà không cho phép ghi nhận sự tăng giá.
Thời kỳ phát triển GTHL (1986 đến nay) – GTHL được sử dụng cho đo lường sau ban đầu, ghi nhận cả sự tăng giá và giảm giá và được chuẩn hóa bằng hệ thống chuẩn mực.
Kể từ khi có định nghĩa đầu tiên vào năm 1976, GTHL tiếp tục mở rộng các yêu cầu áp dụng trong các chuẩn mực kế toán ở Hoa Kỳ, ở Anh và các chuẩn mực của IASB, kể cả trong thời kỳ hệ thống giá theo sức mua chung và hệ thống giá hiện hành thống trị (từ năm 1979 – 1986). Đến năm 1986, FAS 107 yêu cầu công bố GTHL của công cụ tài chính là dấu mốc quan trọng mở đường cho GTHL được áp dụng cho đo lường sau ban đầu cũng như chấm dứt thời kỳ sử dụng giá hiện hành để đo lường các yếu tố của BCTC. Sau đó GTHL tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng, các chuẩn mực ban hành tiếp theo đều sử dụng GTHL để đo lường như FAS 114 (1993), FAS 115(1993), FAS 119 (1994), FAS 121 (1995), FAS 123 (1995) và FAS 133(1998). Trong đó FAS 116 (1993) và FAS 125 (1996) đã có những hướng dẫn về cách xác định GTHL và tại FAS 115 đã khẳng định sử dụng thuật ngữ GTHL thay cho thuật ngữ giá trị thị trường. Đối với Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, định nghĩa GTHL lần đầu tiên trong chuẩn mực IAS 17 – Thuê tài sản vào năm 1998. Sau đó, cũng tương tự như Hoa Kỳ các chuẩn mực tiếp theo của IASB được ban hành cũng yêu cầu áp dụng GTHL (ví dụ IAS 16,
40
IAS 18, IAS 22…). Dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển của GTHL và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai là chuẩn mực về đo lường GTHL được ban hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 2006 (FAS 157) và vào năm 2011 đối với IASB (IFRS 13). KMLT – nền tảng lý thuyết cơ bản của các chuẩn mực cụ thể cũng đã chính thức đề cập đến GTHL là một cơ sở đo lường (KMLT dự thảo 2015 của IASB, KMLT số 7 của FASB năm 2000). Cho đến ngày nay các yêu cầu áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu liên tục được mở rộng, bắt buộc áp dụng đối với công cụ tài chính theo quy định của Hoa Kỳ và IASB, cho phép lựa chọn áp dụng đối với tài sản phi tài chính theo yêu cầu của IASB và bắt buộc áp dụng đối với tài sản sinh học theo yêu cầu của IASB. Sự phát triển của GTHL còn được thể hiện ở bản đồ áp dụng IFRS ở các quốc gia trên thế giới, đã có 132 quốc gia đã và đang áp dụng IFRS – đồng nghĩa với việc áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Các yêu cầu áp dụng GTHL và các quốc gia áp dụng GTHL sẽ được làm rõ ở mục 2.3.
Như vậy, từ năm 1986 đến nay hệ thống đo lường trong kế toán là hệ thống hỗn hợp dựa trên cơ sở giá gốc và GTHL (Georgiou và Jack, 2011). Trong đó, cơ sở đo lường theo giá gốc đang dần dần bị thay thế bởi cơ sở đo lường theo GTHL (Barlev và Haddad, 2003). Các nhà nghiên cứu cho rằng GTHL có thể phát triển như ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ từ lý thuyết.
Lý thuyết về đo lường cho thấy bản chất của đo lường trong báo cáo tài chính là để đánh giá “chất lượng” của doanh nghiệp, và chỉ có GTHL cho thấy chất lượng của doanh nghiệp tại các thời điểm báo cáo (ICAEW, 2006). Barlev và Haddad (2003) cho rằng “mức giá cũ không có ý nghĩa cho quyết định đầu tư, chỉ mức giá hiện tại mới ảnh hưởng đến quyết định đầu tư”.
GTHL là cơ sở đo lường thỏa mãn lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory). Nhà đầu tư sử dụng BCTC để đánh giá chất lượng doanh nghiệp, để xác định chi phí cơ hội khi nắm giữ khoản đầu tư (ICAEW (2006)). GTHL là giá hiện tại, là giá mà doanh nghiệp có thể giao dịch được trên thị trường hiện tại (Hermann và cộng sự, 2006). GTHL cho phép ghi nhận sự thay đổi của giá cả, làm giảm các hành vi chi phối của nhà quản lý khi sử dụng cơ sở đo lường theo giá gốc (ICAEW (2006)). GTHL là giá mà doanh nghiệp có thể bán ra tại thời điểm hiện tại, chứ không phải giá mà doanh nghiệp mua vào tại thời điểm hiện tại như giá hiện hành hay là giá quá khứ như giá gốc và vì vậy thông tin trên BCTC sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được rủi ro thông qua đánh
41
giá đúng đắn khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và đánh giá được dòng tiền tương lai dựa vào giá trị hiện tại của tài sản và nợ phải trả (Barlev và Haddad, 2003). Và vì vậy GTHL giúp cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng BCTC (Gassen và Schwedler, 2010) để họ đưa ra các quyết định hiệu quả (Sebastian và cộng sự, 2011).
GTHL là cơ sở đo lường thỏa mãn quan điểm bảo toàn vốn vật chất. Quan điểm này dẫn đến sự thay đổi quan điểm tiếp cận của FASB và IASB từ cách tiếp cận bảng báo cáo kết quả kinh doanh sang bảng cân đối kế toán, dẫn đến thay đổi quan điểm về lợi nhuận. Theo cách tiếp cận kết quả kinh doanh, lợi nhuận chỉ là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, bảng cân đối kế toán chỉ là nơi treo tạm thời của các khoản mục để chuyển chúng sang doanh thu và chi phí (Georgiou và Jack, 2011); trong khi đó, theo cách tiếp cận bảng cân đối kế toán lợi nhuận là sự gia tăng tài sản ròng, có nghĩa là lợi nhuận bao gồm sự chênh lệch giữa doanh thu trừ chi phí và sự thay đổi giá cả của tài sản. GTHL là cơ sở đo lường tiếp cận bảng cân đối kế toán (Hiz, 2007) và thỏa mãn quan điểm bảo toàn vốn vật chất.
Holthausen và Watts (2001) cho rằng theo lý thuyết thị trường hiệu quả (market efficiency theory), khi thị trường là đầy đủ và hoàn hảo thì giá thị trường của vốn cổ phần bằng giá sổ sách của vốn cổ phần. Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết khó đạt được trong thực tế (Wyman và cộng sự, 2011), tuy nhiên GTHL thì gần với giả thuyết thị trường hiệu quả hơn các giá khác vì giá thị trường là một sự tổng hợp hiệu quả và không có sự thiên vị về mong đợi của nhà đầu tư trên thị trường (Hiz, 2007), giá thị trường của tài sản phản ánh thông tin mới về giá, do đó giá cả (tức giá thị trường của vốn cổ phần) bằng giá trị (tức giá sổ sách của vốn cổ phần) (Wyman và cộng sự, 2011).
Tóm lại, GTHL ra đời xuất phát từ nhu cầu của thực tế và được chuẩn hóa trong các quy định của các tổ chức lập quy, và GTHL ngày càng phát triển vì được sự ủng hộ của lý thuyết.