Các điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 55 - 59)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.3.1. Các điều kiện kinh tế

Sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế tác động trực tiếp tới các chủ thể tham gia trên TTCK. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định trên cơ sở kết hợp hài hòa các CSTK, tiền tệ của chính phủ với sự vận động thực tiễn của thị trường tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu, tích lũy lợi nhuận. Từ đó, các doanh nghiệp tích cực tái đầu tƣ thông qua hoạt động thu hút vốn từ xã hội. Điều này, làm cho luồng vốn tiết kiệm xã hội dịch chuyển liên tục và tạo ra giá trị thặng dư. Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, mối liên hệ nhân quả giữa các chủ thể là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTCK.

1. Qui mô và trình độ phát triển kinh tế

Kinh tế Việt Nam cũng giống nhƣ các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đang gặp phải những khó khăn và thách thức mạnh mẽ từ suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu. Những vấn đề nhƣ: lạm phát tăng cao đột biến, cán cân thanh toán sụt giảm, ngân sách thâm hụt, TTCK suy giảm mạnh vốn là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tƣ bản cùng một lúc diễn ra là ―hàn thử biểu‖ cho thấy năng lực đối phó với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài của nền kinh tế Việt Nam còn yếu. Mặc dù những nổ lực có tính quyết liệt và tức thời của Chính phủ đã tạm thời ngăn chặn đƣợc những tác hại cả từ bên ngoài và bên ngoài, nhưng một câu hỏi được đặt ra hướng tới tính dài hạn, đó là tính chất bền vững của các thị trường trong nền kinh tế trong đó có TTCK. Do mang đặc tính là một dạng thị trường đòi hỏi sự hoàn hảo rất cao của các quan hệ tài chính, TTCK dựa rất chắc vào sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Chỉ khi kinh tế vĩ mô phát triển bền vững, TTCK mới có đƣợc cơ sở vững chắc để phát triển trong dài hạn. Một minh chứng là, tại các quốc gia phát triển, thị trường tài chính với cấu thành quan trọng là TTCK luôn phản ánh rất sát sự biến động của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong qui mô kinh tế sẽ giúp các chủ thể trên thị

56

trường dự báo được xu hướng tăng trưởng của TTCK. Theo lý thuyết kinh tế học, nền kinh tế của một quốc dân đƣợc đánh giá bởi tổng sản lƣợng quốc dân (Gross Domestic Product) là tổng hợp tính ra thành tiền (thường là USD) của các mặt hoạt động tiêu thụ, đầu tƣ của doanh nghiệp, chi tiêu của nhà nước và hiệu quả xuất nhập khẩu trong một chu kỳ nhất định thường tính bằng năm. Căn cứ theo công thức này, giá trị của TTCK là tổng giá trị của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cần hiểu, qui mô kinh tế phát triển ở đây, không chỉ thuần túy là biểu hiện con số về tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội. Về bản chất, nó là kết quả của quá trình vận động và kết hợp giữa tích lũy tƣ bản, phát triển khoa học công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động. Sự kết hợp này hình thành một cơ cấu kinh tế vững chắc giúp nền kinh tế phát triển có chiều sâu. Dựa vào nền tảng đó, TTCK có thể đạt tốc độ phát triển nhanh đồng thời dễ dàng vƣợt qua các cú sốc. Thực tế phát triển của các TTCK lớn trên thế giới về bản chất đều vận động theo nguyên lý này. Nhƣ vậy, khi nền kinh tế có qui mô lớn tất yếu sẽ kéo theo sự lớn mạnh của TTCK. Và ngƣợc lại, TTCK phát triển sẽ là kênh hút vốn đầu tƣ hữu hiệu cho nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng đây là hai vấn đề này song hành với nhau và sự suy thoái hoặc thịnh vƣợng của một phía sẽ dẫn tới sự suy thoái và thịnh vƣợng của phía kia.

Trình độ phát triển của nền kinh tế cũng đƣợc coi là điều kiện quan trọng bảo đảm tính bền vững của TTCK. Nó đƣợc thể hiện ở khả năng liên tục phát triển, liên tục biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế để duy trì tốc độ phát triển cao. Chính sự biến đổi này, tạo ra sự đa dạng của các loại hàng hóa trên TTCK. Điều này một mặt, giúp nhà đầu tƣ có nhiều lựa chọn cho danh mục của mình, mặt khác hình thành các loại chứng khoán có chất lượng ổn định và không ngừng tăng trưởng giá trị theo thời gian.

Các tiêu chí thể hiện trình độ phát triển bền vững của một nền kinh tế hiện đại gồm:

1) Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế gia tăng nhanh chóng. Hiện tượng này đang diễn ra trên tất cả các nền kinh tế vận động theo xu hướng thị trường hóa. Nó biểu hiện cho năng lực sản xuất vật chất ngày càng tăng tạo đà cho các hoạt động dịch vụ (sản xuất hàng hóa vô hình) có đƣợc nền tảng tạo ra các giá trị cao hơn.

2) Thông tin vĩ mô minh bạch hóa và quản trị doanh nghiệp hoàn thiện. Các nhà hoạch định chính sách chủ yếu trong nền kinh tế, từ chính phủ, ngân hàng đến chủ các doanh nghiệp luôn thực thi việc minh bạch hóa thông tin và các chính sách phát triển của quốc gia cũng nhƣ của công ty.

Ví dụ, sự thay đổi trong lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước luôn bám sát với những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng vậy: doanh thu, lợi nhuận và tất cả những biến động liên quan tới tình hình

57

làm ăn của công ty đều đƣợc cung cấp đều đặn và kịp thời tới công cổ đông. Việc truyền tải thông tin tốt, cải cách phương pháp quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp tiên tiến, minh bạch và dễ dự báo làm cho nền kinh tế này đi đúng hướng mà xã hội mong muốn. Điều này, giúp tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ những chủ thể quyết định sự tồn tại và phát triển của TTCK.

3) Thị trường luôn vận động linh hoạt. Theo lý thuyết, sự linh hoạt dẫn tới tồn tại lƣợng lao động thất nghiệp tạm thời. Điều này trái với mong muốn của cả nhà nước và doanh nghiệp nhưng phù hợp với qui luật thị trường. Xét về tổng thể, sự tồn tại một lực lượng lao động dữ trữ sẽ tạo ra nguồn lực tiềm ẩn đủ sức đƣa nền kinh tế vƣợt qua những khó khăn bất ngờ gây sốc cho nền kinh tế.

4) Các công cụ tài chính mới đƣợc áp dụng. Việc áp dụng các công cụ tài chính trên thị trường tài chính giúp phân tán được rủi ro, tạo ra một hệ thống tài chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và trơn tru hơn hệ thống được các nước coi là chuẩn đã tồn tại từ lâu nay. Các công cụ tài chính mới đƣợc hình thành từ những thập niên cuối thế kỳ XX nhƣ: MBS (Mortgage Backed Securities - hợp đồng cho vay thế chấp dưới chuẩn), CDS (Credit Default Swap - Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ), CDO (Nghĩa vụ trả nợ có thế chấp - Collaterized Debt Obligations), tín dụng phái sinh (Credit &

Climate Derivatives), hệ thống đan xen tài chính (Netting Networks) đang làm thay đổi các hoạt động trên TTCK. Các công cụ này đang đặt ra nhiều cơ hội nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm và doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ cần phải đánh giá lại và có sự điều chỉnh đối với việc áp dụng các công cụ phái sinh này.

5) Năng suất lao động đƣợc nâng cao gấp nhiều lần với thời gian ngày càng thu lại. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lực lượng lao động trong những năm gần đây đã cho phép nền kinh tế tăng trưởng rất mạnh.

Các phát minh mới liên tục ra đời đƣa năng suất lao động tăng cao dẫn tới sự tăng trưởng của từng doanh nghiệp. Xét trên tổng thể, nền kinh tế tăng trưởng tạo động lực cho sự gia tăng liên tục lợi nhuận xã hội. Điều này, giúp cho thị trường cổ phiếu và trái phiếu có được những giá trị nền tảng vững chắc giúp cho TTCK luôn là một kênh đầu tƣ hấp dẫn.

2. Mức thu nhập và xu hướng tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.

Một TTCK phát triển bền vững bên cạnh điều kiện về môi trường kinh tế vĩ mô phát triển còn cần đƣợc bảo đảm ở mức thu nhập và xu hướng tiêu dùng của các chủ thể tham gia. Các chủ thể cơ bản cấu thành TTCK chứng khoán bao gồm:

58

1) Tổ chức phát hành (Issuer) thực hiện việc phát hành chứng khoán, huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp hàng hóa cho TTCK;

2) Nhà đầu tư (Investor) là những người tham gia mua bán trên TTCK gồm nhà đầu tƣ cá nhân và nhà đầu tƣ tổ chức;

3) Các tổ chức kinh doanh trên TTCK (Dealer) gồm các CTCK, các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư chứng khoán.

Ngoài ra còn các tổ chức quản lý điều hành giám sát nhƣ: Các cơ quan quản lý TTCK, các tổ chức tự quản, các hiệp hội… Tất cả đều đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh chủ thể trên TTCK là người tiêu dùng và doanh nghiệp những người ―bán hàng‖ và

―mua hàng‖. Trong cơ chế thị trường, chủ thể ―mua hàng‖ tức yếu tố cầu là người đưa ra nhiều loại quyết định: mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa và đầu tư tài chính trong giới hạn khả năng của mình. Nền kinh tế thị trường đƣợc miêu tả nhƣ một hệ thống thuộc "chủ quyền của chủ thể" vì các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chọn của chủ thể sẽ tác động đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Mức thu nhập là yếu tố hết sức quan trọng tác động tác tới hành vi của các chủ thể là các nhà đầu tƣ trong nền kinh tế. Mức thu nhập trung bình cao là cơ sở cho chủ thể tích cực tham gia các hoạt động tiêu dùng và đầu tƣ chứng khoán. Tại các quốc gia phát triển, gần nhƣ toàn bộ dân cƣ đều tham gia đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp trên TTCK. Đây gần nhƣ là một nguyên tắc cơ bản trong việc duy trì và gia tăng tài sản của mỗi cá nhân. Điều này, vừa phản ánh cách thức phát triển của ―con người kinh tế‖ trong giai đoạn hiện nay, vừa thể hiện xu hướng tiêu dùng tại các nước phát triển.

3. Số lượng, chất lượng hàng hóa và các dịch vụ chứng khoán Tính bền vững của TTCK bên cạnh những yếu tố khách quan dựa trên nền tảng của qui mô và trình độ kinh tế phát triển cao, thì ngay trong lòng của nó chính là sự đa dạng về số lƣợng hàng hóa, sự đảm bảo về chất lƣợng hàng hóa và hơn hết là sự ―chuyên nghiệp‖ trong cung cấp các dịch vụ. Trong nền kinh tế, sự đa dạng hóa về chủng loại chứng khoán thể hiện chỗ bên cạnh TTCK truyền thống nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi còn phát triển thị trường sản phẩm phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn;

các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo hiểm, chứng khoán - tín dụng, tiết kiệm - chứng khoán...), các sản phẩm từ chứng khoán hoá tài sản. Sự đa dạng này tạo ra tính thanh khoản cao, giảm thiểu rủi ro và làm dòng tiền liên tục được vận động trong thị trường. Chất lượng của các loại chứng khoán đƣợc nâng cao thể hiện ở hoạt động cổ phần hoá các tập đoàn kinh tế lớn kinh doanh có hiệu quả diễn ra thường xuyên, đưa ra thị trường các

59

loại hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu của tất cả các cấp độ đầu tƣ. Mạng lưới các trung gian hoạt động trên TTCK như các CTCK, CTQLQ đầu tư, đóng vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư với thị trường. Các trung gian tài chính này thực hiện tất cả các nghiệp vụ nhƣ: môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nhà đầu tƣ nhƣ cho vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tƣ, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, tham gia bảo lãnh phát hành và tƣ vấn cho các công ty trong việc niêm yết. Vai trò của các tổ chức này trên thị trường là chuyên môn hóa ở cấp độ cao nhất, dựa trên nền tảng về trình độ, công nghệ và tính chuyên nghiệp để đưa nhà đầu tư tiếp cận thị trường ở mức độ sát nhất. Đồng thời, thông qua các trung gian tài chính này, kiến thức và văn hóa đầu tƣ chứng khoán ăn sâu vào xã hội, giúp giảm bớt tâm lý bày đàn tránh gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh hoạt động của các trung gian tài chính đóng vai trò cung cấp dịch vụ trực tiếp cho hoạt động đầu tƣ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường, như tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán cũng là một tác nhân quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK. Hoạt động đánh giá xếp hạng các loại chứng khoán sẽ giúp cho nhà đầu tƣ có một căn cứ thực tiễn quan trọng trong việc đƣa ra các quiết định đầu tư trên thị trường, tránh được hiện tượng lừa đảo, tạo thông tin ảo nhằm ―cướp tiền‖ của nhà đầu tư. Trên thế giới, tại các thị trường tài chính phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản sự phát triển của các doanh nghiệp, đi kèm với nó là cổ phiếu của doanh nghiệp đó luôn cần có sự đảm bảo từ các tổ chức đánh giá tín nhiệm. Chính các tổ chức này với uy tín của mình (đảm bảo bằng sự tồn tại của nó) trong nhiều năm sẽ căn cứ trên tình hình tài chính của doanh nghiệp và những tác động ngoại lai xếp hạng các loại cổ phiếu trên thị trường (đồng nghĩa với việc tác động vào giá của cổ phiếu đó).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)