Chính sách CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK và tác

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 139 - 144)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH

2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO HÀNG

2.1.1. Chính sách CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK và tác

1. Chính sách CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK đã góp phần tăng cung hàng hóa cho TTCK cả về số lượng và chất lượng

CPH DNNN là nhân tố quan trọng góp phần tăng cung hàng hóa để thúc đẩy phát triển TTCK, nhất là trong giai đoạn đầu khi TTCK mới hình thành. Đặc biệt tiến trình CPH DNNN đƣợc gắn với niêm yết trên TTCK là chính sách quan trọng nhằm làm cho TTCK phát triển bền vững và hoạt động CPH DNNN cũng trở nên hiệu quả. Chính vì vậy, chính sách CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK đƣợc triển khai thực hiện khá thận trọng qua các giai đoạn:

- Chủ trương CPH: Chủ tịch HĐBT đã ban hành Chỉ thị số 202/CT ngày 8/6/1992 về thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP.

- Giai đoạn thí điểm: Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số DNNN thành CTCP, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển DNNN thành CTCP.

- Giai đoạn mở rộng thí điểm: Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về chuyển DNNN thành CTCP.

- Giai đoạn thực hiện mở rộng: Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về chuyển CTNN thành CTCP và Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP.

Việc ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK, khắc phục tình trạng CPH kép kín trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách quy định điều chỉnh mệnh giá cổ phần từ 100.000 đồng xuống 10.000 đồng; quy định số cổ phiếu tối thiểu phải đấu giá bán công khai; xóa bỏ cơ chế bán cổ phần theo mệnh giá chuyển sang phương thức bán đấu giá cổ phần lần đầu tại các tổ chức TCTG, đặc biệt tại TTGDCK.

Để tăng cường các biện pháp thực hiện, ngày 14/6/2005 Thủ tướng

140 Chính phủ đã ban hành quyết định 528/2005/QĐ-TTg phê duyệt Danh sách các DNNN CPH thực hiện bán đấu giá, niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các TTGDCK. Tiếp đó, từ năm 2006-2009 Thủ tướng Chính đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt danh mục các DNNN, các Tập đoàn, Tổng công ty lớn thuộc các Bộ, ngành và địa phương phải tiến hành CPH. Chính vì vậy, chỉ sau khi ban hành chính sách CPH gắn với niêm yết trên TTCK, số lƣợng các DNNN đăng ký niêm yết trên TTCK đã tăng nhanh. Điều này đƣợc minh chứng qua các giai đoạn CPH DNNN và sự phát triển của TTCK.

Mặc dù, tiến trình CPH DNNN đã được khởi động trước khi vận hành TTGDCK TP.HCM gần 10 năm, song đến tháng 7/2000 khi TTGDCK TP.HCM đi vào hoạt động cũng chỉ có 4 cổ phiếu công ty đƣợc niêm yết trên TTCK.

Bước sang giai đoạn 2001-2005, do số lượng các DNNN CPH đã tăng lên đáng kể, khoảng gần 3.000 doanh nghiệp nên số lƣợng cổ phiếu đăng ký niêm yết cũng tăng nhanh lên là 125.

Chỉ trong giai đoạn 2006-2009 với chính sách CPH DNNN gắn với niêm yết mà trên phạm vi cả nước, số lượng DNNN đã đạt đến con số hơn 5.000 doanh nghiệp, đƣa đến số CTNY trên TTCK cũng tăng lên hơn 400 công ty. Rõ ràng, việc đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK là chính sách tích cực góp phần tăng số lƣợng hàng hóa cho TTCK, thúc dẩy thị trường phát triển mạnh mẽ trong cả giai đoạn 10 năm vừa qua. Đồng thời, chất lƣợng hàng hóa trên TTCK cũng đƣợc cải thiện do số lƣợng các DNNN lớn đƣợc CPH tăng nhanh, đồng thời hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH đƣợc cải thiện đáng kể do việc cơ cấu lại và thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp.

Như vậy, tiến trình CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK không chỉ tăng cung cho thị trường mà điều quan trọng là tăng lượng hàng hóa có chất lượng cho TTCK. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các loại hình DNNN đưa vào diện CPH gắn với niêm yết cũng làm cho TTCK phong phú về chủng loại hàng hóa, từ đó tăng tính hấp dẫn cho TTCK. Đây là nhân tố tích cực góp phần làm cho TTCK phát triển bền vững.

2. Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế tăng nhanh do việc gắn hoạt động CPH DNNN với niêm yết trên TTCK

Thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu và đấu giá CPH các DNNN tại các TTGDCK và SGDCK đã huy động đƣợc một lƣợng vốn không nhỏ cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.

Nếu nhƣ giai đoạn 2000-2005 số lƣợng các CTCP thực hiện niêm yết còn quá ít, nên mức độ huy động vốn, phát hành cổ phiếu còn hạn chế.

Tuy nhiên trong các năm từ 2006-2009 số lƣợng các CTNY tăng nhanh nên khối lƣợng vốn huy động thông qua chào bán cổ phiếu đã tăng nhanh

141

đáng kể. Nếu năm 2005 mới chỉ có 44 CTCP thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu thì năm 2006 số lượng cổ phiếu chào bán đã tăng trưởng hơn 20 lần. Hoạt động phát hành đã thực sự bùng nổ vào năm 2007, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với tổng lƣợng vốn huy động lên đến gần 50.000 tỷ đồng. Điều quan trọng là đối tƣợng chào bán cổ phiếu ra bên ngoài doanh nghiệp để huy động vốn nhƣ bán cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc và thông qua đấu giá đã tăng trên 50%. Trong năm 2008, do sự sụt giảm của TTCK nên tổng số vốn huy động đã giảm xuống 14.300 tỷ đồng với trên 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Ngoài hoạt động phát hành tăng vốn của các tổ chức niêm yết, các tổ chức phát hành là các CTCP, thì quá trình CPH các DNNN với các hoạt động đấu giá cổ phần đã tạo ra nguồn hàng phong phú, đa dạng, thúc đẩy sự phát triển của TTCK trong những năm qua.

Tỷ lệ vốn huy động thông qua các hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng nêu trên so với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đã đạt tới gần 14% trong năm 2007 (nếu tính cả lƣợng TPCP do KBNN và NHPT phát hành dưới hình thức bảo lãnh phát hành thì còn số này là hơn 22%). Thậm chí, năm 2008 đƣợc coi là một năm đầy khó khăn cho hoạt động kinh tế nói chung, cũng nhƣ hoạt động chứng khoán nói riêng, nhƣng việc huy động vốn thông qua các đợt đấu giá CPH, chào bán cổ phiếu, đấu thầu trái phiếu cũng đã đáp ứng 6% vốn đầu tƣ của toàn xã hội. Con số này có thể còn lớn hơn nhiều, khi mà bên cạnh thị trường có tổ chức, trên thị trường tự do còn diễn ra nhiều các hoạt động phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Như vậy, nhờ có tiến trình CPH DNNN gắn với niêm yết trên TTCK đã tạo ra những yếu tố thị trường trong việc huy động vốn, không những trên thị trường sơ cấp mà cả đối với thị trường thứ cấp, làm cho TTCK trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

3. Mặc dù số lượng các CTNY trên TTCK tăng nhanh song tốc độ tăng các CYNY chậm hơn so với số lượng các DNNN đã CPH

Trong giai đoạn 2001-2005 do TTCK chƣa phát triển, số lƣợng hàng hóa cung cấp cho TTCK còn ít. Tính đến hết năm 2009 cả nước đã thực hiện CPH đƣợc hơn 5.000 doanh nghiệp thì số CTNY trên TTCK cũng tăng trên 400 công ty.

Bảng 2.2 - Số lƣợng DNNN đƣợc CPH và số lƣợng CTNY trên TTCK

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 DNNN

CPH

580 204 164 532 753 724 640 140 87 65

CYNY 5 11 20 22 26 41 193 50 338 389

Nguồn: Bộ Tài chính

142

Nhƣ vậy, việc tồn tại một bộ phận khá lớn các CTCP hình thành sau CPH mà không niêm yết trên TTCK tập trung đã dẫn đến hiện tƣợng kham hiếm hàng hóa trên TTCK tập trung. Bên cạnh đó, tiến trình CPH chƣa phù hợp với điều kiện thị trường và chưa gắn chào bán ra công chúng với niêm yết trên TTCK, dẫn đến hình thành một bộ phận thị trường tự do không được quản lý, giám sát, gây tiềm ẩn rủi ro lên thị trường chính thức.

Mặt khác, phần lớn các DNNN CPH trong thời gian qua là những doanh nghiệp nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa có hiệu quả, không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết.

Đồ thị 2.12 – Tương quan giữa số lượng DNNN CPH và số lượng CTNY

Nguồn: UBCKNN

4. Hoạt động phát hành cổ phiếu để huy động vốn còn nhiều bất cập tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sự phát triển của TTCK

Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng còn mang tính tự phát, không dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Các tổ chức phát hành lạm dụng sự tăng trưởng nóng của thị trường để phát hành số lượng chứng khoán rất lớn với phương án sử dụng vốn chƣa rõ ràng làm cho nguồn cung chứng khoán vƣợt quá cầu trên thị trường và dẫn đến giá cổ phiếu bị pha loãng quá nhanh. Ngoài ra, các tổ chức phát hành chƣa chủ động xây dựng các kế hoạch huy động nguồn vốn trên TTCK một cách hợp lý dựa trên nhu cầu kinh doanh, đầu tư của mình. Khi thị trường có dấu hiệu tăng mạnh, các tổ chức thực hiện việc phát hành để tăng vốn một cách ồ ạt. Nhƣng sau đó, không sử dụng vốn hiệu quả và đôi khi còn không đúng mục tiêu.

143

Việc quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi các vi phạm về hoạt động phát hành chƣa nghiêm và triệt để. Nhiều tổ chức không đáp ứng điều kiện phát hành, hoặc đáp ứng điều kiện nhƣng thực hiện việc phát hành mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Chính hoạt động phát hành không đăng ký với UBCKNN là nguyên nhân làm phát sinh TTCK tự do không đƣợc quản lý, dẫn đến các hiện tƣợng lừa đảo giao dịch, chiếm đoạt vốn của các nhà đầu tư trên thị trường này.

Quy trình, kỹ thuật đấu giá CPH và các hoạt động sau CPH còn nhiều bất cập, trong nhiều trường hợp, có thể gây thất thoát cho NSNN hoặc quyền lợi của nhà đầu tƣ không đƣợc bảo đảm, gây mất lòng tin của công chúng đầu tƣ.

Có thể thấy, chính sách phát triển TTCK dựa trên nguồn cung trong giai đoạn 2000-2010 đã đạt đƣợc những kết quả ấn tƣợng, tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế và không bảo đảm sự bền vững của TTCK. Mục tiêu phát triển TTCK trong giai đoạn vừa qua mới chỉ chú trọng tạo hàng, đẩy mạnh bên cung chứng khoán cho thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường dựa trên tăng cung hàng, mà chưa chú trọng tới bên cầu chứng khoán đã bộc lộ những điểm yếu dẫn tới sự kém bền vững của TTCK.

Việc tăng số lượng các CTNY, tăng cung hàng cho thị trường mà không có giải pháp cải thiện cơ sở nhà đầu tư, theo hướng củng cố và tăng tỷ trọng nhà đầu tƣ tổ chức thì sẽ chỉ có thể làm tăng quy mô niêm yết mà không thể tăng được quy mô giao dịch và tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân nhƣ sau:

Thứ nhất, khả năng đáp ứng yêu cầu niêm yết của các DNNN sau CPH còn hạn chế.

Điều này xuất phát từ những yếu tố sau: (i) Phần lớn các DNNN CPH thường có quy mô vốn điều lệ nhỏ dưới 10 tỷ đồng; (ii) Hoạt động kinh doanh 2 năm liên tục không có lãi. Do vậy, nhiều CTCP không đáp ứng đủ các yêu cầu niêm yết trên SGDCK.

Thứ hai, nhu cầu niêm yết chưa cấp bách

Trong thời gian đầu hoạt động của TTCK, nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiệu quả của việc niêm yết trên TTCK tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chƣa cao nên chƣa thực sự mặn mà. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh nguồn vốn huy động của doanh nghiệp vẫn đƣợc đảm bảo bằng kênh huy động truyền thống là nguồn tín dụng ngân hàng của các NHTM cung cấp.

Thứ ba, nhu cầu giao dịch mua bán cổ phiếu trên TTGDCK không cao

144

Trong thời kỳ đầu phát triển TTCK do hậu quả của chính sách CPH DNNN khép kín dẫn đến tỷ lệ sở hữu các CTCP vẫn chủ yếu là Nhà nước, các cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp mà các chủ sở hữu này ít có nhu cầu bán lại cổ phiếu trên TTCK. Vì thế TTCK chƣa hấp dẫn các nhà đầu tư, chưa tạo ra môi trường để nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu, từ đó thúc đẩy tiến trình CPH các DNNN.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)