ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 123 - 127)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

1.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

1.1.1. Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008 và tác động của nó đến tính bền vững của TTCK Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, khởi nguồn từ nước Mỹ và đạt đến đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2008, đƣợc ví nhƣ cơn sóng thần tàn phá hệ thống kinh tế thế giới, không chỉ ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn gây ra những tác động không nhỏ đến thị trường tài chính ở nhiều quốc gia.

Các nền kinh tế lớn chính là những nạn nhân rơi vào suy thoái sớm nhất và nặng nề nhất. Bắt đầu từ quý 2/2008, các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới (Nhóm G7, gồm: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh và Canada) đã rơi vào suy thoái khi các chỉ số kinh tế và nhất là GDP giảm trong hai quý liên tiếp. Đối với nhiều nước khác, mặc dù không tuyên bố rơi vào suy thoái nhƣng các nền kinh tế năng động, từng đƣợc coi là phao cứu sinh của thế giới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ… cũng đã bị bao trùm bởi bóng đen suy giảm kinh tế: tăng trưởng giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp cả về lƣợng và giá, thất nghiệp gia tăng... Suy thoái hoặc suy giảm kinh tế đã gây ra những tác động tiêu cực đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới và để lại những hậu quả chƣa biết tới bao giờ mới có thể khắc phục đƣợc.

Một trong những tác động dễ nhận thấy nhất và phần nào có thể đo lường được là sự mất mát của cải trên phạm vi toàn thế giới. Giá trị mất đi của các tài sản tài chính, trong đó bao gồm cả giảm giá trị vốn hóa của các thị trường cổ phiếu, sự mất giá của các trái phiếu (đảm bảo bằng các khoản cho vay thế chấp) và các tài sản khác, cùng với sự mất giá của nhiều đồng tiền so với đồng đôla Mỹ, ƣớc tính lên đến hơn 50 nghìn tỷ USD - một con

124

số gần bằng GDP một năm của toàn thế giới. Các TTCK sụt giảm mạnh mẽ trong khoảng thời gian nửa cuối năm 2008: chỉ số S&P 500 (Mỹ) giảm 36%, chỉ số Nikkei (Nhật Bản) giảm 37%, trong khi tỷ lệ giảm giá cổ phiếu cùng thời kỳ là 36% ở Hàn Quốc, 41% ở Ấn Độ, 48% ở Trung Quốc, và 49% ở Braxin.

TTCK Việt Nam tuy không nằm trong tầm ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới như một số nước khác ở Châu Á (cụ thể là trường hợp của Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, nơi một số công ty đã đầu tƣ vào các chứng khoán phái sinh, đặc biệt là chứng khoán phái sinh liên quan đến rủi ro tỷ giá, và hàng hóa). Tuy vậy, những ảnh hưởng gián tiếp nhất định là điều không thể tránh khỏi, có thể kể đến trên các khía cạnh nhƣ:

- Thứ nhất, sự rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi thị trưởng. TTCK là nơi thu hút một lượng đáng kể nguồn FPI vào Việt Nam.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít khó khăn trên chính các thị trường nội địa của họ và nhiều thị trường quốc tế, do đó có nhu cầu rút vốn từ TTCK Việt Nam để cơ cấu lại danh mục, hỗ trợ vị thế tại các thị trường khác. Vì vậy, trong năm 2008, dòng vốn đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam đã giảm đi so với mức tăng mạnh mẽ trong hai năm 2006 – 2007 trước đó, thậm chí có dấu hiệu cho thấy dòng vốn đảo chiều. Tuy hiện tƣợng này không diễn ra ồ ạt trên quy mô lớn, song cũng phần nào gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước vốn vẫn bị chi phối khá nhiều bởi xu hướng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến tình huống bán tháo và sụt giảm trên toàn thị trường. Ngoài ra, nó cũng góp phần tạo sức ép lên thị trường ngoại hối và tỷ giá (giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ mạnh khác, đặc biệt là đồng đôla Mỹ).

Thứ hai, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ với sự luân chuyển tự do của các luồng vốn, thông tin…, sự gắn liền của thị trường nội địa với các thị trường quốc tế có xu hướng ngày càng chặt chẽ hơn dù có cơ sở là những bằng chứng thực tế hay chỉ dựa vào cảm nhận của các đối tƣợng tham gia. Các nhà đầu tư trên thị trường khó có thể yên lòng trong khi các (chỉ số) thị trường thế giới liên tục đi xuống những mức đáy mới và bầu không khí gần nhƣ hoảng loạn đã xuất hiện ở nhiều nơi. Đây cũng là điều không quá khó hiểu mặc dù tại thời điểm cuộc khủng hoảng diễn ra các nhà đầu tƣ ở Việt Nam cũng còn phải chịu sức ép từ những thông tin bất lợi liên quan đến sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong nước.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng tài chính cũng gây những tác hại nặng nề đến nền kinh tế thực, cụ thể là đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại, trên phạm vi toàn thế giới. Về khía cạnh này, thật không may

125

là các doanh nghiệp Việt Nam không phải là người ngoài cuộc. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xuất - nhập khẩu làm cho kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không khả quan nhƣ kỳ vọng, khiến cho cổ phiếu bị giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ.

1.1.2. Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo với sự xuống dốc thảm hại của các chỉ số TTCK đã tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tƣ trên TTCK Việt Nam

Năm 2008, TTCK thế giới đã chứng kiến sự đi xuống thảm hại của chỉ số chứng khoán. Những rối loạn của thị trường tín dụng bất động sản tại Mỹ đã khiến các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới suy giảm trong những tháng đầu năm 2008. Sau đó, các thị trường tài chính tạm thời ổn định vào tháng 4 và tháng 5/2008 khi đồng USD hồi phục nhẹ và kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng 2,8% trong quý II/2008. Tuy vậy, khi giá dầu tăng cao vào tháng 6 và 7/2008, cộng với những đổ vỡ trên thị trường tài chính vào tháng 10-11/2008, các chỉ số chứng khoán đã đồng loạt lao dốc. Kết thúc năm 2008, chỉ số Dow Jones giảm 34,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số S&P 500 giảm 39,3% giá trị, chỉ số Nasdaq hạ 41,5%. Giá trị vốn hóa trên TTCK Mỹ mất khoảng 7.500 tỷ USD, mức giảm lớn nhất trong lịch sử thị trường này.

Ở châu Âu, chỉ số CAC 40 của Pháp có mức giảm mạnh nhất (- 42%), chỉ số Dax-30 của Đức giảm 39,5%, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm ít nhất (31,5%).

Các TTCK Châu Á đều mất điểm mạnh, từ 40,7% đến 65,9%, theo đó, hàng nghìn tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường. Chỉ sốVN-Index của Việt Nam và chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm mạnh nhất tới hơn 65% giá trị. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc có mức giảm thấp nhất (- 40,7%).

Riêng chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã giảm tới 42,1% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1990 trong khi chỉ số chứng khoán của Ấn Độ ở Mumbai chỉ còn hơn một nửa.

Bảng 2.1 - Mức suy giảm của TTCK thế giới năm 2008 STT Chỉ số chứng khoán và thị

trường

Tăng trưởng thời kỳ (%)

2008 2007

1. Dow Jones (Mỹ) -29.77 6.63

2. S&P500 (Mỹ) -38.49 3.53

3. NASDAQ (Mỹ) -40.54 9.81

4. CAC40 (Pháp) -42.68 1.31

5. DAX (Đức) -40.37 22.29

6. Nikkei 225 (Nhật) 42.12 -11.13

126

7. KOSPI (Korea) -40.70 32.30

8. Hang Seng (Hong Kong) -48.30 39.30

9. Taiex (Taiwan) -46.00 8.70

10. FT Straits Times (Singapore) -49.20 16.60

11. KLSE Composite (Malaysia) -38.39 31.80

12. Shanghai Composite (China) -65.20 96.70

13. Ho Chi Minh (Viet Nam) -65.90 23.30

Nguồn: UBCKNN

Các chỉ số chứng khoán thế giới nói trên đã tác động ảnh hưởng xấu đến hoạt động của TTCK trong nước. Do một khối lượng lớn với hàng ngàn tỷ đô la đã được rút ra khỏi thị trường nên, các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thế giới lao dốc mạnh mẽ. Phản ứng ngay tức thời của TTCK Việt Nam cũng hành động bán tháo và tất yếu là sự mất điểm mạnh của các chỉ số giá chứng khoán. Có thể nói rằng đây là minh chứng rõ ràng nhất cho sự liên thông giữa TTCK trong nước và thế giới.

Ngay sau khi TTCK thế giới phản ứng tiêu cực trước thông tin Hạ viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ của Chính phủ Mỹ hồi đầu tháng 10, các nhà đầu tƣ trên TTCK Việt Nam đã đẩy mạnh bán ra. Trên HOSE, tình trạng xả hàng của các nhà đầu tƣ đƣợc thực hiện mạnh mẽ ngay từ đợt khớp lệnh mở cửa phiên hôm 30/9. Làn sóng bán tháo đã khiến VN-Index mất 4,68% (22,42 điểm), giảm xuống còn 456,58 điểm sau đợt một. Lƣợng giao dịch ở mức thấp, bảng điện tử chìm trong sắc đỏ với dƣ bán tràn ngập thị trường và gần như toàn bộ 164 mã chứng khoán trên sàn này đều giảm sàn. Kết thúc ngày giao dịch VN-Index đóng cửa tại 456,7 điểm (giảm 22,3 điểm; tương đương 4,66%). Toàn thị trường chỉ có 1 mã đứng giá và có tới 163 mã giảm, trong đó 159 mã xuống sàn. Trên sàn HASTC cũng diễn ra tương tự và kết thúc phiên giao dịch Hastc- Index đóng cửa tại 148,55 điểm; giảm 9,43 điểm (tương đương 5,97%). Trong hơn một tuần tiếp theo, TTCK thế giới liên tục chao đảo, trong khi đó chỉ số giá chứng khoán trên thị trường Việt Nam cũng liên tục giảm điểm.

Đồ thị 2.1 - Chỉ số Dowjones từ 15/9/2008 đến 15/9/2009

Nguồn: www.hsx.vn

127 Đồ thị 2.2 - Chỉ số VN-Index từ 15/9/2008 đến 15/9/2009

Nguồn: www.hsx.vn

Như vậy, có thể thấy rằng môi trường bên ngoài thể hiện sự biến động lớn của tình hình kinh tế tài chính thế giới, trong đó có sự biến động của TTCK đã có tác động ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến sự hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng chính sách phát triển bền vững cũng cần xem xét cụ thể đến những nhân tố kinh tế tài chính quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)