Tác động của sự phát triển bền vững TTCK trong nước đối

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 97 - 102)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG

2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.3.3. Tác động của sự phát triển bền vững TTCK trong nước đối

An ninh tài chính quốc gia đƣợc biểu hiện bằng sự an toàn trong hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính trong các lĩnh vực tài chính cụ thể như bảo hiểm, chứng khoán, ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghịêp, tài chính của dân cƣ và các chủ thể khác của hệ thống tài chính.

An ninh tài chính quốc gia là kết quả của các hoạt động từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cƣ trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn và ổn định tài chính của mình trước các biến động bên trong và bên ngoài. Về phần mình, an ninh tài chính quốc gia cũng tạo điều kiện cho các chủ thể trong hệ thống tài chính ổn định, vững mạnh về tài chính trong hoạt động.

1. Tác động của phát triển bền vững TTCK trong nước với việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong hội nhập quốc tế a) Tác động của TTCK bền vững đối với an ninh tài chính doanh

nghiệp

Hoạt động của các CTNY chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhƣ giá cả, lãi suất, quản trị điều hành và sự hoạt động của TTCK.

- Nếu thị trường tài chính nói chung, TTCK nói riêng phát triển bền vững thì các doanh nghiệp sẽ có khả năng huy động vốn thuận lợi và dễ

98

dàng hơn, thực hiện đa dạng kênh huy động vốn nhằm thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

- TTCK giúp cho doanh nghiệp có khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tƣ ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm hạn chế các rủi ro trong kinh doanh.

Nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Thông thường, nguồn vốn vay càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao vì chi phí trả lãi càng lớn, rủi ro trong thanh toán sẽ càng cao khi tình hình tài chính khó khăn. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tài chính, các doanh nghiệp luôn tìm cách xây dựng cấu trúc tài chính tối ƣu giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay sao cho chi phí sử dụng vốn thấp nhất. TTCK là môi trường cho các doanh nghiệp thực hiện điều này thông qua các hoạt động tăng vốn như phát hành cổ phiếu thưởng, cổ phiếu thường, trái phiếu chuyển đổi, tìm kiếm đối tác chiến lƣợc...

- TTCK giúp cho doanh nghiệp kiện toàn lại hệ thống kế toán doanh nghiệp, đảm bảo tính công khai, minh bạch, chuẩn hoá các báo cáo tài chính và các báo cáo chung. Chỉ có những doanh nghiệp vững mạnh, làm ăn có hịêu quả mới có thể tham gia TTCK, được định giá bởi thị trường hàng ngày. Tính đại chúng là một trong những tiêu thức đánh gía mức độ lớn mạnh của doanh nghiệp.

b) Tác động của TTCK bền vững đối với an ninh tài chính nhà nước

Tác động tích cực

Phát triển bền vững TTCK là cơ sở đảm bảo an ninh tài chính nhà nước.

Thứ nhất, TTCK là một kênh huy động vốn trung dài hạn nhằm bù đắp bội chi ngân sách.

Khi ngân sách nhà nước ở vào tình trạng bội chi và bội chi kéo dài thì TTCK là môi trường quan trọng giúp Nhà nước huy động các nguồn vốn để bù đắp thâm hụt NSNN thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu đầu tƣ, trái phiếu đô thi, trái phiếu của các Bộ, ngành. Đây là giải pháp an toàn và cơ bản trong chính sách huy động vốn của nhiều quốc gia với lợi thế chi phí rẻ, chủ động về kế hoạch huy động vốn (lịch trình, thời hạn, lãi suất, phương thức hoàn trả...). TTCK trong nước phát triển bền vững sẽ góp phần tạo điều kiện huy động các nguồn lực trong nước dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, giảm sự phụ thuộc vào vốn huy động từ bên ngoài, đồng thời làm tăng khả năng thanh toán và tính thanh khoản cho các khoản nợ của Chính phủ, qua đó mà củng cố an ninh tài chính nhà nước.

99

Thứ hai, xét về hàng hoá là TPCP đối với TTCK

Các loại trái phiếu Chính phủ là một phần quan trọng của tài sản có mà các định chế tài chính, các doanh nghiệp, dân cƣ, và NHTW đầu tƣ nhằm phân tán rủi ro, bảo vệ lợi tức sẵn có của danh mục đầu tƣ. TPCP làm tăng tính thanh khoản cho tài sản có với lợi thế an toàn, số lƣợng lớn, thời hạn đa dạng và chủ yếu là trung dài hạn trên TTCK. Vì vậy, thị trường TPCP phát triển ổn định và bền vững sẽ là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp cho TTCK bình ổn, nguồn thu của ngân sách thực hiện đều đặn, bình thường qua kênh vay nợ to lớn này.

Bên cạnh đó thị trường TPCP là một bộ phận quan trọng cấu thành TTCK quốc gia và quốc tế ở cả hai cấp độ: thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Khi nợ của Chính phủ tăng lên thì người dân sẽ tích luỹ nhiều TPCP thay vì tích luỹ tƣ nhân, có nghĩa là một phần vốn tƣ nhân đƣợc thay thế bằng nợ công, làm cho lãi suất tăng lên. Khi đó, vay nợ của khu vực tƣ nhân tăng lên, dự án của khu vực tư nhân trong nước ít hơn. Mặt khác, nguồn vốn huy động từ phát hành TPCP chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào các công trình trọng điểm của quốc gia và địa phương có khả năng thu hồi vốn hoặc có tác dụng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Do đó, đây là cơ sở vững chắc để đảm bảo an toàn tài chính trong tương lai.

TPCP là cơ sở xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cùng với hệ thống hệ thống kỹ thuật phát hành trái phiếu đƣợc hoàn chỉnh nhƣ hệ thống tài chính và hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống lưu ký..., thì khả năng đảm bảo an ninh tài chính trong lĩnh vực tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo.

Thứ ba, xét về chủ thể tham gia TTCK

Trên TTCK, các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp là các chủ thể không thể thiếu, thậm chí là nhân tố bảo đảm sự ổn định, bền vững của TTCK cũng nhƣ toàn bộ hệ thống tài chính. Chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính này có tác động ảnh hưởng đến sự ổn định của tài chính nhà nước.

Sự bất ổn và nguy cơ phá sản của các tổ chức tài chính trung gian sẽ đột ngột làm tăng chi ngân sách nhà nước, từ đó gây mất an toàn tài chính quốc gia. Vì vậy, các yếu tố rủi ro hay an toàn của các định chế tài chính gắn chặt với các yếu tố rủi ro hay an toàn của an ninh tài chính nhà nước.

Đặc biệt, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính doanh nghiệp, song an ninh tài chính doanh nghiệp là một bộ phận khăng khít của an ninh tài chính quốc gia. Sự đổ vỡ của TTCK nhiều khi bắt nguồn từ phá sản dây chuyền của các doanh nghiệp, từ khủng hoảng thanh toán, khủng hoảng nợ. TTCK

100

phát triển ổn định và bền vững là cơ sở đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp và do đó đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Tác động tiêu cực

Tác động tiêu cực của TTCK kém bền vững đến an inh tài chính quốc gia:

- Khi Chính phủ vay vốn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ thì Chính phủ phải trích một phần thu nhập quốc dân để trả nợ.

Do đó, nếu nguồn vốn này sử dụng không có hiệu quả thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho an ninh tài chính quốc gia.

- Vốn vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ đƣợc sử dụng để đầu tƣ phát triển dự án thuộc kết cấu hạ tầng của quốc gia. Nếu nhƣ quản lý và sử dụng các khoản vay này kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng thanh toán thì gánh nặng nợ nước ngoài sẽ tăng lên, thất thoát vốn, đe doạ nghiêm trọng an ninh tài chính quốc gia và làm giảm sút uy tín của Chính phủ.

- Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, nếu TTCK phát triển kém bền vững sẽ thường xảy ra hậu quả: (i) Gây sức ép tăng giá mạnh của đồng nội tệ buộc NHNN phải thực hiện can thiệp để bình ổn giá cả; (ii) việc tháo chạy nguồn vốn đột ngột, buộc NHNN phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá hối đoái, làm ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia; (iii) việc gia tăng dự trữ ngoại tệ hình có nguồn gốc từ sự gia tăng của dòng FPI trên TTCK mang tính chất ngắn hạn, không ổn định, nên không bền vững.

- Ngoài ra, sẽ vô cùng tai hại cho an ninh tài chính quốc gia khi mà TTCK ở vào trào lưu suy giảm kéo dài. Sự giảm sút của TTCK quốc gia là hậu quả của nhiều nhân tố, đến lƣợt mình, nó tạo ra nhiều hệ luỵ tai hại cho doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, dân cư, nhiều trường hợp là suy giảm của cả nền kinh tế quốc dân.

2. Tác động của an ninh tài chính quốc gia đối với TTCK bền vững

An ninh tài chính quốc gia trước hết và chủ yếu biểu hiện ở sức khoẻ của ngân sách nhà nước. Nếu như ngân sách nhà nước bội chi lớn, biểu hiện sự không an toàn về tài chính quốc gia, thì các chi phí cho nền kinh tế sẽ tăng lên, tạo ra sức ép chi tiêu. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng khi mà các khoản vay nước ngoài tăng lên và thu nhập về ngoại tệ giảm đi.

Nếu sử dụng biện pháp vay nợ nhiều thì gánh nặng về trả nợ sẽ tăng lên, điều này trở nên nghiêm trọng khi mà số lƣợng trái phiếu chính phủ phát hành lớn, song sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả. Khi

101

đó, nguồn trả nợ không có hoặc ít ỏi so với nghĩa vụ trả nợ và an ninh tài chính quốc gia không bảo đảm.

Khi vay nợ nước ngoài, cụ thể ở đây là phát hành trái phiếu quốc tế, thì phải thực hiện theo lãi suất thị trường trên thị trường trái phiếu quốc tế.

Khi sử dụng vốn vay được ở trong nước với lãi suất thường là với lãi suất ƣu đãi, thì chênh lệch lãi suất trong điều kiện vốn vay sử dụng không hiệu quả sẽ làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho nhà nước, vừa ảnh hưởng đến an ninh tài chính nhà nước, vừa gây khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng vốn vay nước ngoài. Từ đó, các đợt phát hành trái phiếu Cính phủ ra nước ngoài vào thời gian sau sẽ bị ảnh hưởng.

Một khả năng chênh lệch lãi suất khác nữa là khi phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước, lãi suất thường là cố định sau khi được xác định qua cac đợt bảo lãnh hoặc đấu thầu. Sau đó, nhà nước sử dụng vốn vay này để đầu tƣ, cho vay lại với lãi suất ƣu đãi. Nếu nhƣ nguồn vốn này không được sử dụng hiệu quả thì gánh nợ của nhà nước sẽ tăng lên.

Trên TTCK, doanh nghiệp là một tác nhân không thể thiếu. An ninh tài chính doanh nghiệp nói chung, an ninh tài chính DNNN nói riêng là một bộ phận quan trọng và chi phối an ninh tài chính quốc gia. Khi mà an ninh tài chính doanh nghiệp đƣợc bảo đảm thì các chỉ tiêu tài chính đƣợc công bố trên TTCK sẽ góp phần bảo đảm sự ổn định trong đầu tƣ chứng khoán, TTCK sẽ trở thành phpng vũ biểu phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế.

Nếu nhƣ an ninh tài chính quốc gia đƣợc bảo đảm thì dự trữ ngoại tệ của quốc gia sẽ ổn định và và gia tăng, khả năng chi trả và thanh toán sẽ mạnh, tạo niềm tin cho nhà tài trợ nước ngoài, vì vậy mà có lợi trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Khả năng chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế sẽ mạnh lên.

An ninh tài chính quốc gia là kết quả của nhiều hoạt động chung, trong đó có hoạt động giám sát tài chính. Khi mà an ninh tài chính quốc gia đƣợc bảo đảm thì điều đó cũng có nghĩa là hệ thống giám sát tài chính hữu hiệu. Từ đó, hoạt động giám sát tài chính nói chung và giám sát TTCK nói riêng nằm trong quỹ đạo chung này cũng sẽ có hiệu quả. Giám sát tài chính và giám sát TTCK là việc làm cần thiết, không thể thiếu trên TTCK, đem lại tính minh bạch, bình đẳng, hiệu quả trong đầu tƣ, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ.

102

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)