Chính sách phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 144 - 148)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH

2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO HÀNG

2.1.2. Chính sách phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính

1. Chính sách phát hành trái phiếu Chính phủ dần được hoàn thiện và góp phần tăng cung số lượng lớn hàng hóa cho TTCK Trong giai đoạn 1990 – 2000, thị trường phát hành TPCP được hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển với việc Chính phủ xây dựng và ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhƣ:

- Nghị định 72/CP để điều chỉnh hoạt động phát hành TPCP.

- Nghị định 48/1998/NĐ-CP điều chỉnh hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp….

- Bộ Tài chính cũng đã có Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế về việc phát hành TPCP theo lô lớn, theo đó khối lƣợng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn của trái phiếu từ 5 năm trở lên và được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Việc phát hành TPCP phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của TPCP trên thị trường giao dịch và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

- Quyết định số 2276/2006/QĐ-BTC đã tạo ra một thị trường đấu thầu TPCP hoạt động thường xuyên và hiệu quả hơn. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2006 các loại TPCP sẽ đƣợc tập trung đấu thầu tại TTGDCK Hà Nội (nay là SGDCK) nhằm tạo ra một thị trường phát hành trái phiếu sơ cấp có tính chuyên môn hoá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phát hành và nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó dần hình thành một thị trường trái phiếu chuyên biệt.

- Bên cạnh đó, để tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 211/QĐ-TTg về việc phát hành TPCP bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước.

Việc phát hành TPCP trên TTCK trong nước có một số ưu điểm so với các hình thức huy động vốn khác nhƣ chi phí huy động vốn thấp do

145

Chính phủ là người đi vay có độ rủi ro thanh toán nợ thấp nhất, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, khai thác một cách có hiệu quả các nguồn nội lực.

Nhờ chính sách phát hành TPCP đƣợc hoàn thiện nên đã góp phần tăng nguồn vốn huy động cho NSNN. Hiện nay, các loại TPCP bao gồm:

Trái phiếu do KBNN và NHPT phát hành, trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh (trái phiếu Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc - VEC phát hành) và TPCQĐP.

Năm 2006, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 21 phiên đấu thầu trái phiếu, trong đó có 14 phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành, 01 phiên đấu thầu TPCP do NHPT Việt Nam phát hành và 06 phiên đấu thầu TPCQĐP (05 phiên do UBND TP.HCM và 01 phiên do UBND TP.Hà Nội phát hành).

Năm 2007, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 44 phiên đấu thầu trái phiếu trong đó 31 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành (bao gồm 25 phiên đấu thầu TPCP và 6 phiên thí điểm phát hành TPCP theo lô lớn), 07 phiên đấu thầu TPCP do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành và 06 phiên đấu thầu trái phiếu đô thị TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2008, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 23 phiên đấu thầu trong đó 9 phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành, 12 phiên đấu thầu TPCP do NHPT Việt Nam phát hành và 02 phiên đấu thầu trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam phát hành.

Năm 2009, SGDCK Hà Nội đã phát hành TPCP bằng ngoại tệ với tổng khối lƣợng phát hành là 378,11 triệu USD với kỳ hạn 1 năm (lãi suất coupon là 3%), kỳ hạn 2 năm (lãi coupon là 3.2%) và kỳ hạn 3 năm (lãi coupon là 3.6%).

Như vậy, chính sách phát hành TPCP được hoàn thiện góp phần tăng cung hàng hóa cho thị trường đã tạo ra hiệu ứng tích cực thúc đẩy TTCK phát triển bền vững.

2. Các loại TPCP đã trở thành loại chứng khoán được các nhà đầu tư tổ chức quan tâm

Nhìn chung khi thị trường TPCP hoạt động có hiệu quả, thanh khoản của TPCP đƣợc nâng lên làm cho luồng vốn đầu tƣ vào trái phiếu Chính phủ đƣợc luân chuyển liên tục. Điều này sẽ làm cho TPCP tự bản thân nó trở lên hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn. TPCP sẽ thu hút một số lƣợng đông đảo các nhà đầu tƣ, một lƣợng lớn vốn tạm thời nhàn rỗi của nền kinh

146

tế, từ ngắn hạn tới trung và dài hạn. Đó lại là điểm tựa quan trọng cho sự bền vững của TTCK.

Trong giai đoạn 2000-2002, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK TP.HCM, song số lƣợng phát hành không nhiều (40 mã), hoạt động giao dịch TPCP diễn ra thƣa thớt, giá trị giao dịch bình quân đạt thấp, với khoảng 2% giá trị TPCP đƣợc niêm yết.

Tuy nhiên, đến giai đoạn 2003-2008, số lƣợng TPCP đƣợc niêm yết tăng gấp đôi giai đoạn 2000-2002 với 100 trái phiếu niêm yết. Hoạt động giao dịch TPCP đã tăng mạnh cả về giá trị và khối lƣợng. Giá trị giao dịch khớp lệnh trái phiếu trong năm 2003 đạt gần gấp đôi và giá trị giao dịch thỏa thuận tăng 21 lần so với năm 2002.

Đồ thị 2.13 - Khối lƣợng niêm yết và giao dịch TPCP giai đoạn 2000-2008

Nguồn: UBCKNN

Điều tích cực trong huy động TPCP là tỷ trọng giao dịch của NĐTNN chiếm trong tổng giá trị giao dịch TPCP trên SGDCK Hà Nội ngày càng tăng. Điển hình là năm 2007, giao dịch TPCP của NĐTNN chiếm tới hơn 2/3 giá trị giao dịch toàn thị trường.

147 Bảng 2.3 - Giao dịch trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài

Năm GTGD Mua (triệu đồng)

GTGD Bán (triệu đồng)

Tổng GTGD

(triệu đồng) Tổng thị trường (triệu đồng)

Tỷ trọng (%) 2006

2007 2008

4,704,103 60,010,191 79,227,528

3,206,632 64,396,805 117,653,662

7,910,735 124,406,996 196,881,190

14,927,286 155,849,756 378,216,814

53.00%

79.82%

52.06%

Nguồn; Bộ Tài chính

Nếu trong giai đoạn 2001-2002, các NHTM là đối tƣợng chủ yếu tham gia giao dịch TPCP, thì từ năm 2003 đến nay, trên thị trường bắt đầu xuất hiện các tổ chức khác, đặc biệt là các quỹ đầu tƣ, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty tài chính.

Như vậy, sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức đến TPCP là yếu tố tích cực đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK.

3. Mặc dù quy mô phát hành TPCP tăng nhanh song tỷ lệ giao dịch TPCP rất thấp, tính thanh khoản không cao

Hoạt động đấu thầu TPCP còn manh mún với quy trình và cơ chế thực hiện còn nhiều bất cập. Công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, lịch biểu thiết kế cho các phương thức phát hành chưa hợp lý và chưa khoa học; các đợt phát hành theo các phương thức khác nhau nhiều khi chồng chéo dẫn đến hiệu quả không cao. Cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập: việc xác định lãi suất chỉ đạo đôi khi chƣa căn cứ vào tình hình biến động của nền kinh tế, không phản ánh xác thực tình hình lãi suất quan hệ cung cầu vốn của thị trường. Thiếu một cơ cấu lãi suất chuẩn, do việc phát hành các loại TPCP không đều đặn, định kỳ, kỳ hạn trái phiếu phát hành không đa dạng, thị trường sơ cấp với hoạt động đấu thầu ít tính cạnh tranh do áp dụng lãi suất trần trong điều hành lãi suất, giao dịch thứ cấp kém thanh khoản. Vì vậy, cho tới thời điểm hiện tại chƣa thể thiết lập được đường cong lãi suất chuẩn trên cơ sở TPCP, lãi suất TPCP chưa thực sự trở thành chuẩn mực để các tổ chức tài chính tham chiếu.

Mặc dù có những thành công nhất định trong hoạt động phát hành TPCK, tuy nhiên trong thời gian gần đây thị trường TPCP tỏ ra kém tính thanh khoản.

Hệ thống nhà đầu tƣ tổ chức - bên cầu của TPCP, chƣa đƣợc quan tâm, phát triển. Các đối tượng tham gia thị trường trái phiếu còn rất hạn chế, đặc biệt là thiếu các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tƣ. Thêm vào đó, số lƣợng thành viên tham gia vào các đợt đấu thầu và bảo lãnh phát hành TPCP rất ít. Các tổ chức tham gia đấu thầu còn hạn chế về vốn cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý. Việc nắm giữ TPCP chỉ nhằm mục đích giải quyết tình trạng ứ đọng vốn và cũng nhƣ để đầu tƣ dài hạn, chứ

148

không phải nhằm mục đích kinh doanh. Vì vậy, nhìn chung các tổ chức tham gia thị trường TPCP thường nắm giữ TPCP cho tới khi đáo hạn và không có nhu cầu bán lại TPCP. Điều này ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)