Tăng cường giám sát TTCK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 289 - 293)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

4. Hạn chế của phương án

2.5. CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ,

2.5.2. Tăng cường giám sát TTCK

1. Hoàn thiện mô hình hệ thống giám sát TTCK tại UBCKNN (1). Xây dựng quy trình giám sát đồng bộ, nhất quán để các đơn vị có liên quan đƣa ra các quy định, quy tắc nhằm ngăn chặn các hành vi thao túng thị trường.

(2). Nâng cao trình độ cho cán bộ giám sát; Hiện đại hoá hệ thống giám sát: các phần mềm giám sát và hệ thống giám sát tự động tại SGDCK lắp đặt tương thích với hệ thống giao dịch điện tử; Chuẩn hoá các nghiệp vụ giám sát, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giám sát.

(3). Hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của SGDCK trong giám sát. Hiện nay, hầu hết các công đoạn của giám sát đều chịu ảnh hưởng của hệ thống chuyển lệnh từ CTCK lên SGDCK và chịu ảnh hưởng của hệ thống lưu ký, do đó việc nâng cao hệ thống này càng làm cho giám sát có hiệu quả.

(4). Tách bạch giám sát trực tiếp thực hiện qua giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật, còn gíam sát gián tiếp thực hiện qua giám sát các giao dịch không công bằng.

(5). Hoạt động giám sát thành viên giao dịch nên do UBCK thực hiện, giám sát giao dịch giao cho SGDCK vì Sở giao dịch có chuyên môn, phương tiện và kinh nghiệm cần thiết, mà cụ thể là Phòng giám sát giao dịch (Trading Surveilance Office - TSO) thực hiện. Để làm đƣợc điều này, TSO nên có quyền hạn riêng , chẳng hạn nhƣ tuân thủ theo chỉ thị của Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc SGD và của UBCKNN; hoặc yêu cầu cung cấp chứng từ và kiểm tra chứng từ, thẩm vấn các thànhv iên tham gia thị trường; quyền tự tiến hành thanh tra, kiểm soát tại sàn và yêu cầu cung cấp thông tin giao dịch, quyền xử phạt các thành phần tham gia thị trường nếu có thái độ từ chối hợp tác. Hoạt động nên đƣợc tiến hành ở các thị trường tập trung và OTC. TSO sẽ thu nhận và phân tích các dữ liệu một cách có hệ thống, phối hợp với SGD hoặc cơ quan chức năng nước ngoài để trao đổi thông tin. TSO còn có thể tiến hành điều tra khi có vi phạm

290

hoặc nghi ngờ vi phạm về quy định giao dịch. Một đường dây nóng từ các nhà đầu tƣ trực tiếp cho TSO là cần thiết để phản ánh ngay tức thời thông tin.

2. Hoàn thiện mô hình hoạt động của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia

(1). Hoàn thiện mô hình hoạt động của UBGSTCQG theo hướng mở rộng chức năng, nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động tài chính và thị trường tài chính trong toàn quốc, bao gồm cả hoạt động cảnh báo và dự đoán.

(2). Nghiên cứu, thành lập cơ quan quản lý giám sát dịch vụ tài chính độc lập (FSA) để thực hiện các nhiệm vụ: (i) Hoạch định chính sách và các tiêu chí giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính bao gồm: bảo hiểm, các CTCK, CTQLQ, các quỹ đầu tƣ, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính; (ii) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các đối tƣợng quản lý;

(iii) Thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính; (iv) Điều phối việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức tƣ nhân trong lĩnh vực dịch vụ tài chính; (v) Cung cấp các thông tin về phân tích dự báo đối với hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính.

3. Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết

(1). Xây dựng quy chế giám sát tuân thủ của SGDCK, TTGDCK,TTLKCK, quy chế phân định chức năng giám sát giữa các đơn vị thuộc UBCKNN nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh về giám sát.

(2). Ổn định kinh tế vĩ mô và minh bạch các chính sách (CSTK, CSTT, chính sách tỷ giá) để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tƣ; giảm thiểu các tác động tâm lý dẫn đến các phản ứng dây truyền trong việc rút vốn.

(3). Tăng cường phối hợp giữa CSTT, CSTK và chính sách thu hút FPI; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Vì dòng vốn đầu tƣ gián tiếp di chuyển giữa các quốc gia, các khu vực và mang tính toàn cầu nên sự hợp tác, phối hợp trên không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc tế liên quốc gia, liên thị trường thì mới có hiệu quả.

(4). Tăng cường sự vững chắc của hệ thống tài chính trong nước đảm bảo có khả năng chống chọi những rủi ro, bất ổn gây ra từ các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua việc tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, nâng cao chất lƣợng các khoản đầu tƣ và chất lƣợng tài sản, phát triển các sản phẩm và các dịch vụ thị trường...

291

(5). Tăng cường quản lý rủi ro, bảo vệ tài sản khách hàng, tăng cường năng lực quản trị công ty, quản lý các nhà đầu tư quốc tế và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, đảm bảo khả năng giám sát thị trường, có đủ khả năng can thiệp khi cần thiết.

(6). Áp dụng các biện pháp kiểm soát các dòng vốn vào và dòng vốn ra trong những trường hợp cần thiết nhằm giảm áp lực đối với tỷ giá thực tế, đối phó với các biểu hiện méo mó của thị trường tài chính hoặc tính dễ dịch chuyển của vốn gây mất ổn định kinh tế. Hình thức kiểm soát có thể:

(i) Trực tiếp hoặc hành chính nhƣ: hạn chế những giao dịch vốn và các khoản thanh toán thông qua các quyết định cấm, các hạn chế định lƣợng công khai và các thủ tục phê duyệt; (ii) Gián tiếp hoặc dựa trên thị trường nhằm ngăn cản chuyển động của vốn và các giao dịch có liên quan bằng cách làm cho chúng có chi phí cao hơn nhƣ: hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế công khai hoặc ngầm đối với các giao dịch tài chính qua biên giới và các biện pháp tác động đến giá cả, quy mô của giao dịch.

4. Kiểm soát sự lành mạnh của hệ thống tài chính trong nước (1). Tăng cường giám sát chặt chẽ giới hạn vay nợ hàng năm, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn. Tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính huy động của Chính phủ và chính quyền các địa phương. Việc điều hành CSTK phải phối hợp và thống nhất với CSTT để đồng thời giải quyết mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và ổn định giá trị đồng tiền.

Kiểm soát và xử lý triệt để tình trạng nợ nần giữa các chủ thể trong nền kinh tế dẫn đến các tác động tiêu cực có tính chất dây truyền do tình trạng: Nhà nước nợ doanh nghiệp - doanh nghiệp nợ lẫn nhau - doanh nghiệp nợ ngân hàng - ngân hàng bị sụt giảm khả năng thanh toán dẫn đến bất ổn thị trường tài chính - tiền tệ.

(2). Tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống các định chế tài chính trung gian trên thị trường tài chính về các vấn đề: (i) Mức độ an toàn vốn trong hoạt động, trong đó hệ thống các tổ chức tín dụng phải tiến tới đảm bảo mức vốn tự có tối thiểu theo chuẩn Basel (vốn tự có tối thiểu 8%

trên tổng tài sản có); các công ty bảo hiểm, CTCK,… phải đảm bảo khả năng thanh toán tức thời đối với khách hàng; (ii) Phát hiện và phòng ngừa rủi ro của Nhà nước và nội bộ của các tổ chức tài chính trung gian (rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh toán; rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tƣ; rủi ro của doanh nhiệp đầu tƣ vốn); (iii) Thực hiện cơ chế giám sát đặc biệt với các định chế trung gian yếu kém về tài chính và hiệu quả hoạt động để giảm thiểu tác động tiêu cực có tính chất dây truyền trong toàn hệ thống.

(3). Tăng năng lực quản trị và hiệu quả sử dụng các nguồn lực huy động của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh công khai hóa thông tin trong khu

292

vực tƣ nhân gắn với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế.

(4). Tăng cường khả năng giám sát của Nhà nước, trong đó chú trọng đến các hình thức giám sát từ xa đối với hoạt động vay và trả nợ của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.

5. Kiểm soát các giao dịch tài chính ngầm trong nền kinh tế (1). Tăng cường kiểm soát các giao dịch tài khoản ngầm trong nền kinh tế đểthực hiện mục tiêu: (i) Kiểm soát sự chu chuyển của các luồng vốn trong nền kinh tế để định hướng vào các mục tiêu đầu tư phát triển của Nhà nước; (ii) Khai thác tối đa hiệu quả của nguồn lực tài chính trong nước; (iii) Hạn chế các tác động tiêu cực gây bất ổn và méo mó thị trường tài chính - tiền tệ, làm giảm hiệu lực của các chính sách điều hành của Nhà nước.

(2) Áp dụng các biện pháp kiểm soát thường xuyên như: (i) Kiểm soát lượng ngoại tệ ngầm đổ vào trong nước theo các phương thức: chuyển tiền mặt vào không khai báo; buôn lậu qua biên giới; (ii) Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giảm lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng; từng bước đưa toàn bộ các giao dịch trong nền kinh tế vào các thị trường chính thức có sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

293

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 289 - 293)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)