Các chính sách phát triển TTCK bền vững

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 63 - 69)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.4.1. Các chính sách phát triển TTCK bền vững

1. Đa dạng hoá sở hữu công ty, phát triển các công ty cổ phần Một trong những nền tảng quan trọng nhất cho hoạt động của TTCK là hàng hoá, trong đó cổ phiếu là loại hàng hoá hàng đầu về khối lƣợng và mức độ ảnh hưởng trong cộng đồng đầu tư. Để có được nền tảng tốt về hàng hoá, cần có các chính sách phát triển doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá sở hữu, chú trọng vào sở hữu vốn cổ phần. Thật vậy, cơ cấu vốn của một doanh nghiệp có thể bao gồm vốn vay và vốn tự có với các tỷ lệ khác nhau, nhƣng một doanh nghiệp là CTCP luôn có tỷ trọng vốn tự có (vốn cổ phần) lớn hơn vốn vay mới có thể phát triển bền vững. Thông qua TTCK, các doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn nhằm tài trợ cho các mục tiêu hoạt động của mình và thay đổi cấu trúc sở hữu. Tuy nhiên, một TTCK phát triển mạnh mẽ chắc chắn phải dựa trên một nền tảng số lƣợng đông đảo các CTCP hoạt động lành mạnh. Nói cách khác, sự đa dạng hoá sở hữu xét trên khía cạnh phát triển bền vững không đơn thuần chỉ chú trọng về mặt gia tăng số lƣợng mà còn là chất lƣợng của hàng hoá chứng khoán. Do vậy, chính sách đa dạng hóa sở hữu công ty thể hiện trên các mặt sau:

- Pháp luật cần quy định và đảm bảo sự thành lập và hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đối xử thành phần sở hữu;

- Hình thành và phát triển nhiều loại hình thị trường tài chính giúp đa dạng hoá các hình thức tài trợ vốn cho doanh nghiệp;

- Tạo điều kiện cho sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp trong nước;

- Tăng cường chất lượng quản trị công ty, kiểm soát nội bộ và chất lƣợng kiểm toán.

Dưới ảnh hưởng của các nền kinh tế phát triển, một trào lưu phổ biến là tư nhân hoá đã và đang diễn ra ở nhiều nước kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng sở hữu trong các doanh nghiệp.

Hầu hết các nước này đều đã xây dựng và đưa vào hoạt động TTCK phát triển ở các mức độ khác nhau, song đều có sự tham gia niêm yết và giao dịch của các CTCP mới hình thành hoặc chuyển đổi sang từ DNNN. Ở các quốc gia này, việc chuyển đổi sở hữu các DNNN có nhiều cách thức khác nhau nhƣ tƣ nhân hoá toàn bộ, hoặc bán một phần vốn cho công chúng,

64

Nhà nước giữ cổ phần chi phối, hoặc Nhà nước giữ quyền sở hữu toàn bộ đối với các doanh nghiệp đƣợc xác định là có vai trò chủ chốt trong nền kinh tế. Dù dưới hình thức nào, sự đa dạng hoá sở hữu của các doanh nghiệp gắn với niêm yết và giao dịch trên TTCK đã giúp tiềm lực kinh tế các nước này tăng trưởng khá ổn định. Để thực hiện tốt chính sách đa dạng hoá sở hữu, cần có chính sách cổ phần hoá, giao, bán, khoán hoặc cho thuê tuỳ theo từng doanh nghiệp cụ thể; đồng thời có chính sách giải thể hoặc cho phá sản các doanh nghiệp kém hiệu quả. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan cần xử lý gồm có: Xác định tỷ lệ sở hữu phù hợp của các bên; xử lý nợ tồn đọng; thẩm định và xác định giá trị doanh nghiệp.

2. Củng cố vai trò chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian thị trường

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán là cầu nối giữa nhà đầu tƣ và thị trường theo nguyên tắc trung gian trong hoạt động của TTCK. CTCK là tổ chức đóng vai trò chính trong hoạt động kết nối này; ngoài ra còn có các quỹ đầu tƣ và CTQLQ. Vì vậy, cần có chính sách củng cố chất lƣợng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các tổ chức này vì sự phát triển bền vững của thị trường.

Xây dựng chính sách liên quan đến việc củng cố vai trò chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian thị trường về mặt dài hạn cần dựa trên hai quan điểm sau:

- Chú trọng chất lƣợng hơn là số lƣợng các tổ chức;

- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

- Chất lƣợng hoạt động và tính chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian thể hiện trên các mặt sau: (i) Số lƣợng tài khoản hoạt động (active account) của nhà đầu tƣ cá nhân mở tại tổ chức; (ii) Doanh thu môi giới và tƣ vấn chứng khoán của tổ chức; (iii) Đánh giá của cơ quan quản lý và nhà đầu tƣ (không bị khiếu kiện, thanh tra, kiểm tra, xử phạt…); (iv) Chất lƣợng thông tin công bố và (v) Sự tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Vì vậy, các chính sách cụ thể một mặt, cần tập trung vào tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động hướng theo các nội dung trên, mặt khác, có cơ chế giám sát và cƣỡng chế thực thi hiệu quả. Ngoài ra, cần có chính sách đào tạo và kiểm soát chất lƣợng nghiệp vụ thông qua các kỳ thi sát hạch chuyên môn hàng năm do cơ quan quản lý thị trường hoặc Hiệp hội chứng khoán tổ chức. Cần có những quy định cụ thể về số lƣợng nhân viên đạt chuẩn ở từng vị trí nghiệp vụ cũng nhƣ phạm vi chức năng của từng bộ phần nghiệp vụ trong tổ chức kinh doanh chứng khoán.

65

Các tổ chức trung gian trên thị trường cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ các CTCK mà còn có một số tổ chức lớn khác nhƣ: Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Trung tâm thanh toán bù trừ, Công ty máy tính, và Công ty thông tin; trong đó ba tổ chức sau có thể thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tư nhân. Cần có chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư thoả đáng cho ba loại hình tổ chức này vì hoạt động của TTCK phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng công nghệ. Nếu nhƣ ba tổ chức này đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của TTCK, thì Hiệp hội kinh doanh chứng khoán có vai trò kết nối các thành viên kinh doanh chứng khoán và góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động mang tính nghề nghiệp của thành viên. Một nền tảng cho tính chuyên nghiệp của các thành viên là Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp - thường do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán tổ chức xây dựng và khuyến nghị áp dụng. Cần có chính sách hỗ trợ vai trò hoạt động của Hiệp hội trong việc phản biện chính sách và đóng góp đắc lực vào việc củng cố và nâng cao năng lực và hoạt động của các tổ chức thành viên.

3. Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài

Sự phát triển bền vững của TTCK trong điều kiện hội nhập không tách rời với việc mở cửa thị trường tài chính, bởi trong điều kiện hiện nay, hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tài chính quốc gia nói riêng luôn chịu tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài. Hơn nữa, nhu cầu huy động vốn quốc tế thông qua hình thức đầu tƣ gián tiếp (FII) luôn tồn tại và ngày càng biến động. Vì vậy, các chính sách liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài vì sự phát triển dài hạn của TTCK gồm có:

- Chính sách và lộ trình rõ ràng trong việc mở cửa thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng;

- Phân loại hàng hoá với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài;

- Chính sách kiểm soát luồng vốn vào ra của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu và trình độ phát triển thị trường.

Chính sách và lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa thị trường tài chính là một điều kiện mấu chốt tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng được chiến lược đầu tư dài hạn vào TTCK trong nước. Chính sách về phân loại hàng hoá có tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tính toán đƣợc cụ thể về rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tƣ theo diễn biến thị trường khác nhau, đồng thời bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng, chính sách kiểm soát luồng vốn là nhằm ngăn chặn nguy cơ lũng đoạn thị trường hoặc đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài, giúp ngăn ngừa các cú sốc có thể gây ra đối với thị trường trong nước.

66

Việc triển khai các chính sách trên đòi hỏi phải có sự phối hợp từ nhiều cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng và phụ thuộc vào độ mở hoặc cam kết hội nhập quốc tế của TTTC trong nước.

Thực tiễn cho thấy, các nước có TTCK phát triển đều có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào TTCK trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể được dành cho một bảng giao dịch riêng, hoặc giao dịch chung trên các bảng giao dịch dành cho nhà đầu tư trong nước. Cho dù dưới hình thức nào, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài thường có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tình hình giao dịch trong nước, bởi vì các luồng vốn nước ngoài chủ yếu xuất phát từ các tổ chức đầu tư lớn và xuyên quốc gia của các nước phát triển. Vì vậy, chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài luôn cần đi kèm với chính sách kiểm soát phù hợp.

4. Xây dựng và phát triển đầy đủ các bộ phận thị trường

Một TTCK phát triển bền vững không thể thiếu chiến lƣợc hình thành và xây dựng tổng thể thị trường trong một cấu trúc hoàn chỉnh và có tính liên kết chặt chẽ. Cấu trúc này xét về mặt hàng hoá bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường CCQĐT và TTCK phái sinh. Phụ thuộc vào từng cấp độ phát triển của thị trường mà có thể có từng bộ phận phù hợp, nhưng trước hết cấu trúc tổng thể bền vững của TTCK phải có một thị trường sơ cấp phát triển gắn liền với thị trường thứ cấp. Việc chào bán chứng khoán ra công chúng hay phát hành lần đầu khó có thể thành công nếu không có một TTCK thứ cấp, bởi vì nhà đầu tƣ sẽ không muốn mua chứng khoán chào bán nếu không có khả năng bán lại và cơ hội gia tăng lợi nhuận. Ngƣợc lại, một TTCK thứ cấp cũng không thể phát triển nếu không có hàng hoá, tức là có vai trò của thị trường sơ cấp. Điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp – thành phần chủ chốt tham gia TTCK – không thể chỉ lựa chọn tham gia một trong hai thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp. Vì vậy có thể nói, mối quan hệ giữa hai mảng thị trường này là quan hệ hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau. Cho dù quy mô và hình thức hai thị trường này ban đầu có thể còn nhỏ bé, nhƣng một TTCK phát triển bền vững luôn xuất phát từ việc xác định đúng đắn và xử lý hài hoà mối quan hệ này.

Trong quá trình hoạt động của TTCK, cần có chính sách đón đầu và tạo cơ chế cho việc hình thành các công cụ khác của thị trường. Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc thị trường. Thị trường trái phiếu cần được tổ chức riêng theo phương thức thoả thuận, có gắn kết với thị trường trái phiếu sơ cấp thông qua việc xây dựng hệ thống nhà giao dịch sơ cấp trái phiếu (primary dealers). Các tổ chức đóng vai trò nhà giao dịch trái phiếu sơ cấp có nghĩa vụ tham gia vào tất cả các cuộc đấu thầu trái phiếu và đảm bảo tỷ lệ đấu thầu thành công tối thiểu; bù lại, họ đƣợc một số quyền lợi liên quan đến tham vấn chính sách và một số quyền lợi khác. Hầu hết TTCK mới ra đời đều chƣa có hệ thống

67

các tổ chức giao dịch trái phiếu sơ cấp, song về dài hạn, việc xây dựng hệ thống này đóng vai trò then chốt cho một thị trường trái phiếu phát triển.

Ngoài ra, TTCK phái sinh cũng cần đƣợc định hình và tạo điều kiện phát triển. Một trong những chức năng quan trọng của TTCK phái sinh là rào chắn rủi ro và giúp tăng tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Sự tồn tại của một TTCK phái sinh sẽ giúp cho các phân khúc TTCK khác phát triển tốt hơn và sôi động hơn, đồng thời thu hút được nhiều luồng vốn hơn tham gia lưu thông trên thị trường tài chính.

Một khi xây dựng đƣợc các nền tảng cho việc vận hành của các bộ phận thị trường nêu trên, cần có chính sách gắn kết các thị trường lại trong một tổng thể thống nhất thông qua vai trò của cơ quan quản lý và các cơ chế kết nối hoạt động công bố thông tin - giao dịch - thanh toán bù trừ qua các đơn vị đơn nhất của thị trường.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế tham vấn và điều phối chính sách tài chính nói chung giữa các cơ quan quản lý TTCK với thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Thực tiễn phát triển TTCK cho thấy, không thể đặt sự phát triển của TTCK ra bên ngoài thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối;

và một TTCK cũng không thể tồn tại mà không chịu tác động mạnh mẽ từ các thị trường này. Cùng với thị trường tiền tệ, các chính sách trên thị trường tài chính khác như thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản luôn có tác động gián tiếp đối với tình hình giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tƣ theo nguyên tắc bình thông nhau, tức là luồng vốn đầu tƣ sẽ ngay lập tức chảy vào thị trường nào ―tháo van‖ cho môi trường đầu tư thuận lợi. Do đó, các chính sách liên quan đến tỷ giá, lạm phát, lãi suất luôn cần được tham vấn và vì sự phát triển chung của tổng thể thị trường tài chính. Mô hình xây dựng một UBGSTSQG nhằm giám sát hoạt động chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm mà một số nước áp dụng là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này.

5. Phát triển cơ sở nhà đầu tư

Một TTCK phát triển luôn gắn liền với khái niệm ―cơ sở nhà đầu tƣ‖ (investment base). Cần có chính sách phù hợp của nhiều cơ quan liên quan trong việc xây dựng và phát triển cơ sở nhà đầu tƣ trên TTCK. Nội hàm của chính sách phát triển cơ sở nhà đầu tƣ bao gồm hai nhóm: (i) Đào tạo chuyên môn và đào tạo cộng đồng; (ii) Các chính sách hỗ trợ đầu tƣ liên quan.

Trước hết, cần có chính sách phát triển ngay từ đầu và liên tục các chương trình đào tạo chuyên môn dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, hoặc người hành nghề kinh doanh chứng khoán. Đây là nhóm nhà đầu tư thường xuyên và thường tập trung vào các nhà đầu tư có tổ chức, hoặt động vì lợi nhuận của tổ chức. Cần có chương trình đào tạo đầy đủ và

68

mang tính chuyên sâu theo thông lệ quốc tế để sử dụng trong các chương trình đào tạo này. Hơn nữa, các chương trình đào tạo chuyên sâu luôn gắn với kỳ thi sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán. Đây là điều kiện đảm bảo xây dựng một hệ thống các nhà đầu tƣ chủ chốt đạt chuẩn, giúp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trên thị trường; bù lại, họ là những tổ chức đầu tư có ảnh hưởng lớn trên thị trường về khối lượng và giá trị giao dịch. Về dài hạn, cần có chương trình đào tạo bổ sung - cập nhật kiến thức theo định kỳ dành cho các nhà đầu tƣ này nhằm không ngừng củng cố vai trò chủ chốt của họ trong hệ thống cơ sở nhà đầu tƣ.

Chính sách đào tạo chuyên môn không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc đào tạo, cung cấp kiến thức và tổ chức thi sát hạch chất lƣợng, mà còn gắn liền với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho những người hành nghề chứng khoán. Bộ đạo đức nghề nghiệp chính là một mặt vấn đề giúp bao trùm hết các khía cạnh phòng ngừa rủi ro không thể quy định đƣợc hết trong các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Cơ quan quản lý cần có biện pháp khuyến khích việc áp dụng trên thực tế các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đồng thời giao quyền tự chủ cho các Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc xây dựng bộ đạo đức nghề nghiệp, và có biện pháp theo dõi, giám sát việc tuân thủ các quy tắc quy tắc đó.

Bên cạnh đó, cộng đồng nói chung và các nhà đầu tƣ cá nhân nói riêng là một bộ phận cần có chính sách đào tạo và hỗ trợ phát triển riêng.

Mặc dù với bản chất đầu tư không thường xuyên và không hành nghề chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân vẫn cần được đào tạo dưới nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Các hình thức đào tạo này nên đƣợc thiết kế ngắn và đơn giản, tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất và thiết thực nhất cho quá trình đầu tư. Hơn nữa, các chương trình này còn cần được thể hiện dưới các hình thức sinh động, hấp dẫn và được thiết kế dành riêng cho các nhóm đối tƣợng khác nhau theo lứa tuổi. Tính chất linh hoạt và thường xuyên cũng là một trong những yêu cầu triển khai các chương trình đào tạo này. Các nước phát triển thường tập trung các chương trình đào tạo cộng đồng và đào tạo nhà đầu tư trong hệ thống chương trình đào tạo có tên ―Giáo dục nhà đầu tƣ‖ (Investor Education), trong đó thậm chí có cả các chương trình dành cho trẻ nhỏ và nuôi dưỡng tâm lý làm giàu trên thị trường cho nhóm đối tượng này. Việc thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo như vậy sẽ củng cố và phát triển lâu dài nhu cầu đầu tƣ trên TTCK, bởi vì cộng đồng nhà đầu tƣ là lực lƣợng đông đảo nhất tham gia vào giao dịch chứng khoán.Việc nhận thức rõ về quyền và lợi ích cũng nhƣ đƣợc trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản sẽ giúp cộng đồng đầu tư giảm thiểu được rủi ro và tham gia lâu dài trên thị trường; từ đó TTCK cũng tránh đƣợc các rủi ro tiềm ẩn và phát triển bền vững về dài hạn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)