Đánh giá về hệ thống giám sát, tiêu chí giám sát và tổ chức bộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 212 - 216)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TTCK

3.1.3. Đánh giá về hệ thống giám sát, tiêu chí giám sát và tổ chức bộ

1. Tổ chức mô hình giám sát còn bất cập

Theo kinh nghiệm thế giới, giám sát TTCK gồm 2 cấp: cấp tự quản và cấp giám sát thị trường do các đơn vị chuyên môn thuộc UBCKNN thực hiện. Cấp tự quản chủ yếu là quản lý, phát hiện và xử lý những giao dịch và hành vi vi phạm quy chế. Cấp giám sát của UBCK bao trùm toàn thị trường. Hai cấp này có quan hệ mật thiết với nhau để tạo ra hiệu quả giám sát.

213

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, cơ chế này ở Việt Nam còn chồng chéo nhau và chƣa đạt hiệu quả cao, hiệu lực giám sát của cả 2 cấp chƣa cao. Điều này thể hiện ở chỗ:

- Giữa 2 cấp giám sát chƣa hình thành một quy trình giám sát đồng bộ, nhất quán, chƣa có sự phân định rõ ràng về phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của từng cấp. Do đó, sự triển khai giám sát đồng bộ cần thực hiện phân định chức năng giám sát giữa 2 cấp cụ thể.

- Công tác giám sát các giao dịch tại SGDCK, TTGDCK chƣa đƣợc thực hiện dựa trên những tiêu chí giám sát rõ ràng và không có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giám sát tự động, do đó chỉ phát hiện đƣợc những vi phạm đơn giản.

- Chủ yếu giám sát là thủ công, dựa trên các báo cáo định kỳ, chƣa thực hiện đƣợc công tác kiểm tra một cách khách quan, giám sát dựa trên các tiêu chí và phân tích các yếu tố rủi ro. Công tác giám sát NĐTNN khá lỏng lẻo.

- Giám sát của UBCKNN chủ yếu dựa vào báo cáo định kỳ và bất thường của SGDCK, TTGDCK nên cũng chỉ xử lý nhưng vi phạm đơn giản.

- Chức năng giám sát của UBCK chƣa đƣợc quy định cụ thể, thực hiện dàn trải theo từng nhóm đối tƣợng và từng đối tƣợng quản lý, chƣa mang tính chất tổng thể, tập trung và chuyên môn hoá, chƣa có đơn vị thực hiện chức năng giám sát chuyên biệt. Khi mà cường độ công việc tăng lên thì áp lực công việc là quá cao.

- Thanh tra UBCKNN quá tải làm cho chất lƣợng, hiệu quả giám sát không đạt kết quả nhƣ mong muốn.

- Nguồn nhân lực về giám sát còn thiếu, yếu về kỹ năng, trình độ giám sát, chƣa đƣợc đào tạo bài bản về giám sát. UBCKNN chƣa có phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho giám sát hữu hiệu. Mức độ lắp đặt hệ thống giám sát tại các TTGDCK còn thô sơ, vận hành thiếu hiệu quả, không cung cấp được các cảnh báo về giao dịch bất thường.

2. Hệ thống giám sát thị trường, cơ chế quản lý, giám sát đối với các mảng hoạt động của thị trường còn chồng chéo

Chức năng giám sát TTCK nhằm mục đích giám sát sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia vào TTCK. Chức năng này nhằm phát hiện kịp thời các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên thị trường, phát hiện các bất cập trong công tác quản lý thị trường từ đó có biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời. Chức năng giám sát hiện nay đƣợc phân định cho các đơn vị thuộc Uỷ ban theo thẩm quyền quản lý đối với từng mảng hoạt động của thị trường như giám sát hoạt động của các công ty đại

214

chúng, tổ chức niêm yết; giám sát hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; giám sát việc thực hiện chính sách và hoạt động của các SGDCK, TTSGDCK; giám sát các GDCK trên thị trường. Tuy nhiên, việc phân định chức năng giám sát giữa các đơn vị còn chƣa rõ ràng, đôi lúc còn chồng chéo; cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát còn thiếu và yếu.

3. Năng lực và hiệu lực giám sát còn hạn chế, thẩm quyền của cơ quan giám sát còn thấp

Thẩm quyền của cơ quan thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán còn hạn chế, tính độc lập chƣa cao. Trong khi đó, đội ngũ nhân sự tại UBCKNN hiện nay còn quá mỏng, chƣa nhiều kinh nghiệm với trình độ, năng lực còn hạn chế, vì vậy mà hiệu quả của công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát phần nào cũng bị hạn chế.

- Hoạt động chứng khoán hiện nay do nhiều tổ chức thực hiện nhƣ NHTM, CTCK, các Tổng công ty Nhà nước trong bối cảnh vươn tới tập đoàn tài chính... Các hoạt động đan xen giữa lưu ký, thanh toán, cầm cố chứng khoán ngắn, trung và dài hạn trên cả thị trường tiền tệ và TTCK.

Riêng các NHTM chịu sự giám sát của NHNN, các CTCK trực thuộc NHTM vừa chịu tác động của NHNN vừa chịu sự giám sát của UBCKNN thông qua ngân hàng mẹ. Vì vậy, những vấn đề phát sinh cần có sự phối hợp của hai cơ quan về cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng, nghiệp vụ Repo giữa CTCK và Ngân hàng, quản lý rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán của ngân hàng mẹc liên quan đến hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành cho ngân hàng mẹ, thủ tục chấp nhận cầm cố chứng khoán lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán… cho đến nay chưa có sự giải quyết rõ ràng và cơ chế chính thức.

Mặt khác, các CTCK đƣợc phép nhận tiền của khách hàng trực tiếp và quản lý tài khoản tiền gửi mua chứng khoán mà không thông qua tài khoản của khách hàng ở ngân hàng (trước năm 2008). Điều này làm cho một lƣợng tiền gửi không kỳ hạn khá lớn, khoảng 130-150 tỷ đồng, nằm ngoài tầm quản lý của NHNN, tác động không tốt tới kiểm soát lƣợng tiền cung ứng của NHNN. Việc chuyển quản lý lƣợng tiền này về cho NHTM là hợp lý, cần có sự giám sát của cơ quan giám sát về sử dụng số tiền này cho đúng mục đích tại NHTM. Chính vì vậy, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý về thị trường tài chính và TTCK là vô cùng cần thiết để ổn định thị trường.

Theo mức độ phát triển của công nghệ, sự đa năng của các tổ chức tài chính và phức tạp của các dịch vụ tài chính, công tác giám sát thị trường cần phải có tầm nhìn toàn diện và sự phối kết hợp nhau một cách hiệu quả.

Hiện nay, hơn 40 nước trên thế giới trong đó có Anh, Đức, Nhật, Hàn

215

Quốc... đã thống nhất các cơ quan giám sát ngân hàng, bảo hiểm thành một cơ quan duy nhất giám sát toàn bộ thị trường tài chính.

Tại nhiều quốc gia, sự phối hợp này có thể thực hiện thông qua một bản ghi nhớ hoặc thoả thuận hợp tác giữa NHTW và UBCKNN hoặc thông qua Cơ quan giám sát tài chính quốc gia.

- Hiện nay, số lƣợng công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán là rất lớn, khoảng 4.000 công ty, nhƣng chỉ có 1.200 công ty làm thủ tục đăng ký với UNCKNN và hơn 300 CTNY chứng khoán ở SGDCK và TTGDCK. Việc giám sát hoạt động của các công ty đại chúng là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp cụ thể của các cơ quan liên quan.

- Hoạt động niêm yết của các ngân hàng trên SGDCK, TTGDCK sẽ là nhiều trong thời gian tới. Nhu cầu phát sinh phối hợp giữa NHNN và UBCKNN trong việc xem xét các điều kiện niêm yết, phê chuẩn Điều lệ ngân hàng (vừa tuân thủ theo Luật Các tổ chức tín dụng, vừa tuân thủ theo Mẫu Điều lệ của CTNY) cùng với việc giám sát các cổ đông lớn, giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty và sự tham gia của bên nước ngoài là hiện hữu mà các cơ quan hữu quan chƣa giải quyết thoả đáng.

216

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 212 - 216)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)