Mục tiêu phát triển bền vững TTCK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 246 - 249)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT

1.3. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TTCK BỀN

1.3.2. Mục tiêu phát triển bền vững TTCK

Trên cơ sở sự phát triển của TTCK trong thời gian qua, mục tiêu tổng quát của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới bao gồm:

1. Phát triển toàn diện TTCK, cả về quy mô và chất lượng hoạt động, cả cung và cầu, đưa TTCK trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, an toàn, đáp ứng nhu cầu về vốn và nhu cầu đầu tư của toàn xã hội.

- TTCK phải là kênh huy động vốn hiệu quả và an toàn. Vì vậy, tính hiệu quả của TTCK phải đƣợc chú ý, nhằm bảo đảm TTCK phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới.

- TTCK phải là đƣợc phát triển một cách toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu về đầu tƣ và nhu cầu về vốn của toàn xã hội. TTCK không thể chỉ bó hẹp trong một số loại chứng khoán đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định.

Trong khi nhu cầu về đầu tƣ của công chúng đầu tƣ rất đa dạng, cần phải đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa trên TTCK với các mức độ rủi ro khác nhau, phù hợp với các đối tƣợng nhà đầu tƣ. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tổ chức phát hành có thể tiếp cận nguồn vốn trên TTCK. Tuy nhiên, việc hài hòa hóa nguồn cung chứng khoán với nhu cầu thị trường là điều kiện quan trọng, giúp TTCK phát triển bền vững. Vì vậy, việc phát

247

triển TTCK không chỉ tập trung ở bên cung của thị trường, mà cần phải tạo điều kiện để củng cố bên cầu của thị trường.

- Sự phát triển nhanh của TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua đã cho thấy nội lực tiềm tàng của thị trường này. TTCK Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những TTCK có tính thanh khoản cao, có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài. Việc chủ động hội nhập, một mặt vừa giúp khả năng kiểm soát đƣợc dòng vốn gián tiếp, tận dụng mặt mạnh của dòng vốn này cho sự tăng trưởng kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Đồng thời, cần tận dụng tối đa sự năng động và khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam, nhanh chóng đƣa TTCK Việt Nam về gần hơn so với quỹ đạo phát triển của những TTCK phát triển mạnh nhất trong khu vực ASEAN.

2. Lấy TTCK là cơ sở để phát triển thị trường tài chính Việt Nam, từng bước phát triển các mảng thị trường khác nhằm xây dựng một thị trường tài chính đồng bộ, liên thông chặt chẽ với nhau

Một trong những hạn chế cản trở sự phát triển của TTCK chính là sự phân tán của thị trường tài chính, trong đó các mảng thị trường không gắn kết với nhau.

Thậm chí, bản thân TTCK cũng có sự phát triển không đồng đều, giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu công ty. Để TTCK tăng trưởng nhanh và bền vững, sự phát triển nhanh của TTCK, đặc biệt là thị trường cổ phiếu, cần phải được tận dụng để làm cơ sở phát triển các sản phẩm tài chính khác nhằm xây dựng một thị trường tài chính đồng bộ và liên thông với nhau. Trước hết, là thị trường trái phiếu, sau đó là các sản phẩm liên kết giữa chứng khoán và bảo hiểm, giữa chứng khoán và các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm phái sinh và các sản phẩm chứng khoán hóa. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu này, cần xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển TTTC tổng thể.

3. Củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quản lý, giám sát đối với toàn bộ TTCK nói riêng, và cả thị trường tài chính nói chung. Duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, bảo đảm an toàn cho cả hệ thống tài chính quốc gia

Cho tới thời điểm hiện tại, TTCK tự do còn tiếp tục phát triển và chƣa đƣợc giám sát và quản lý chặt chẽ. Sự phát triển nhanh của TTCK khó có thể bền vững nếu nhƣ năng lực quản lý, phạm vi hoạt động, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước không được củng cố.

248

Ngoài ra, do tính gắn kết giữa các phân đoạn của thị trường tài chính, hoạt động quản lý, giám sát và giải pháp phát triển không chỉ tập trung vào khía cạnh phát triển thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ, mà còn cần bảo đảm sự an toàn của cả hệ thống tài chính, giúp TTCK bền vững và có khả năng chống lại những cú sốc từ bên trong và cả bên ngoài nền kinh tế Việt Nam.

4. Phát triển sản phẩm, mở rộng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh, tổ chức thực hiện các hình thức giao dịch phải bảo đảm việc quản trị rủi ro, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư và phù hợp thông lệ quốc tế và quy định pháp luật.

Tận dụng sự tăng trưởng nóng của TTCK trong thời gian vừa qua, nhiều các định chế trung gian đã phát triển nhiều sản phẩm, cung cấp một số các dịch vụ tài chính nhƣ nghiệp vụ Repo, giao dịch ký quỹ (margin trading), thực hiện các GDCK phái sinh...Tuy nhiên, việc triển khai các sản phẩm mới, các nghiệp vụ mới đã không đi kèm với quy trình kiểm soát rủi ro, khiến cho nhà đầu tƣ và các định chế trung gian chịu nhiều thiệt hại trước những diễn biến bất lợi của thị trường. Mặt khác, cũng có hình thức giao dịch đƣợc tổ chức thực hiện bất cập, không đƣợc nghiên cứu cụ thể dựa trên kinh nghiệm quốc tế, không bám sát thực tế và không đáp ứng nhu cầu của thị trường, gây tốn kém cho nhà nước và nhà tổ chức thị trường.

Nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường, mọi sản phẩm, nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức trung gian TTCK phải đƣợc thiết lập cùng với quy trình quản trị rủi ro phù hợp, tương ứng. Các hình thức giao dịch mà các nhà tổ chức thực hiện cung cấp phải đƣợc nghiên cứu cẩn trọng, dựa trên thông lệ quốc tế, bảo đảm phù hợp với nhu cầu đầu tư của thị trường, tránh gây lãng phí nguồn lực.

Ngoài ra, do số lƣợng các định chế trung gian là quá lớn so với khả năng tạo lợi nhuận của các tổ chức này từ hoạt động của TTCK, việc tái cơ cấu các định chế trung gian trong ngắn hạn có thể xảy ra. Vì vậy, cần phải xác định rõ nguyên tắc tái cơ cấu các tổ chức này làm sao để không gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của TTCK, không gây đổ vỡ cho cả hệ thống theo hiệu ứng dây chuyền, đồng thời phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành tránh những xung đột lợi ích tiềm tàng và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực tới khách hàng, công chúng đầu tƣ.

249

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 246 - 249)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)