Tăng cường năng lực quản lý TTCK của UBCKNN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 286 - 289)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

4. Hạn chế của phương án

2.5. CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ,

2.5.1. Tăng cường năng lực quản lý TTCK của UBCKNN

1. Củng cố năng lực quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán

Củng cố năng lực quản lý, giám sát, cƣỡng chế thị thi của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm sự quản lý linh hoạt, nhạy bén và giám sát hiệu quả đối với TTCK:

(1). Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong UBCKNN, bảo đảm không chồng chéo, đặc biệt trong công tác giám sát, cưỡng chế thực thi. Từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng hạn chế vai trò của UBCKNN trong hoạt động của thị trường, tăng dần vai trò và tính tự chịu trách nhiệm của các chủ thể thị trường: giảm dần các hoạt động cấp phép, chấp thuận, chuyển sang các chế độ đăng ký hoạt động và báo cáo.

(2). Triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại theo các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế, phục vụ cho công tác giám sát thị trường của UBCKNN, bảo đảm hoạt động giám sát theo thời gian thực và bao trùm toàn bộ giao dịch của các hệ thống giao dịch trên các SGDCK. Việc xây dựng hệ thống phải kết hợp cùng với nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự trong công tác giám sát thị trường; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện được các giao dịch bất thường; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng giá cả.

(3). Đối với hoạt động giám sát các tổ chức trung gian thị trường, các tổ chức phát hành: Chuyển sang cơ chế quản lý theo rủi ro, nâng cao vai trò và tính tự chịu trách nhiệm về hoạt động và cung ứng dịch vụ của các tổ chức này. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống công bố thông tin tự động nhằm nhận, tổng hợp và phân tích thông tin đối với hoạt động của các tổ chức này.

(4). Đối với hoạt động thanh tra, cưỡng chế thực thi: cương quyết xử lý các vi phạm nhằm mang tính răn đe.

(5). Đối với các tổ chức tự quản (SGDCK/TTLKCK/các Hiệp hội):

Từng bước tạo điều kiện để nâng cao vai trò và trách nhiệm và tính tự chịu trách nhiệm của các tổ chức này.

(6). Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp lý khuôn khổ pháp lý, phối kết hợp trong hoạt động điều hành TTCK, hoạt

287

động giám sát và cƣỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho TTCK và cả hệ thống tài chính quốc gia.

(7). Củng cố lòng tin của công chúng đầu tƣ đối với TTCK, thông qua các họat động thanh tra xử lý vi phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động cưỡng chế thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước; từng bước mở rộng quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường; bổ sung các chức năng điều tra và mở rộng phạm vi xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK theo thông lệ quốc tế; cho phép cơ quan quản lý nhà nước ban hành một số quy định pháp luật, hướng dẫn hoạt động, nghiệp vụ để có thể linh hoạt hơn trong công tác điều hành thị trường; Phát triển và nâng cao năng lực của hệ thống tòa án, trọng tài kinh tế để xử lý tranh chấp phát sinh giữa các thành viên tham gia thị trường.

2. Hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý Nhà nước

(1). Hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoạt động của UBCKNN theo tinh thần Luật Chứng khoán thế hệ hai. Tăng cường phân cấp cho UBCKNN, SGDCK trong việc quản lý, điều hành thị trường.

(2). Hình thành bộ phận thống nhất điều phối thị trường vốn, thị trường dịch vụ tài chính trên cơ sở gắn kết hoạt động CPH, phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp với phát triển TTCK; phát triển thị trường bảo hiểm; tư vấn kế toán, kiểm toán và các dịch vụ khác trên thị trường.

(3). Thống nhất tổ chức điều hành và điều phối hoạt động quản lý nợ quốc gia, bao gồm vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài của Chính phủ.

(4). Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn chu chuyển trong nội bộ nền kinh tế và giữa trong nước với nước ngoài trên cơ sở tổ chức bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc theo dõi, giám sát hoạt động này một cách có hiệu quả.

3. Tăng cường hợp tác quốc tế

(1). Tăng cường hợp tác quốc tế theo phương thức thỏa thuận song phương hoặc đa phương, trên các mặt tư vấn xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường; hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho TTCK; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý; hợp tác trong quản lý và chia sẻ thông tin nhằm phát giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi lạm dụng thị trường xuyên biên giới.

(2). Thực hiện đƣợc các nội dung chủ yếu những nguyên tắc của IOSCO đối với cơ quan quản lý TTCK, tổ chức phát hành chứng khoán, quỹ đầu tư, tổ chức trung gian thị trường, SGDCK, từng bước áp dụng mô hình quản lý dựa trên rủi ro (risk-base regulation). Hoàn thiện các quy định và tiêu chuẩn trên TTCK phù hợp với các tiêu chuẩn nội khối ASEAN.

288

(3). Xây dựng cơ chế chính sách và ban hành các quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện các chính sách theo cam kết hội nhập kinh tế thế giới WTO và các cam kết về hội nhập thị trường vốn trong khu vực ASEAN, ASEAN+, bảo đảm tính công khai, minh bạch, và bình đẳng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như nhu cầu đầu tư của công chúng đầu tư trong và ngoài nước trong việc: (i) xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy và chế tài điều chỉnh các giao dịch bất hợp pháp qua biên giới trên TTCK; (ii) tăng cường năng lực của cơ quan quản lý chứng khoán đối với các định chế trung gian thị trường có yếu tố nước ngoài; (iii) xây dựng hệ thống các tiêu chí quản lý, giám sát đối với hoạt động niêm yết chéo giữa các TTCK trong nước và nước ngoài; (iv) xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp trong quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi giữa UBCKNN và cơ quan quản lý nước ngoài.

(4). Tích cực triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các sáng kiến của Diễn đàn các Thị trường Vốn ASEAN (ACMF), bao gồm: Sáng kiến thành lập Quỹ tương hỗ Trái phiếu Châu Á nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối qua biên giới chứng chỉ của những quỹ tương hỗ chủ yếu đầu tƣ vào các trái phiếu ASEAN; Sáng kiến Hài hòa chuẩn mực công bố thông tin trong hoạt động phát hành chứng khoán qua biên giới; Sáng kiến Hài hòa các Quy định Phân phối Chứng khoán; Sáng kiến Hài hòa các Quy định Chào bán Chứng khoán Nợ; Sáng kiến Công nhận chéo về trình độ chuyên môn và Kinh nghiệm của Người hành nghề Chứng khoán; Sáng kiến Hội nhập Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán.

(5). Xây dựng quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành nước ngoài, áp dụng chung cho các nước ASEAN, kết hợp với các quy định về công bố thông tin của mỗi nước; từng bước hài hòa hóa các quy định về chào bán theo thông lệ quốc tế nhƣ: (i) Ngôn ngữ của Hồ sơ đăng ký phát hành bằng tiếng Anh; (ii) Sự chấp thuận của cơ quan quản lý thị trường vốn đối với hồ sơ đăng ký phát hành; và (iii) bắt buộc phải công bố Bản cáo bạch sau khi đệ trình Hồ sơ đăng ký phát hành.

(6). Hài hòa hóa một số nội dung không có nhiều khác biệt nhƣ: (i) Thời điểm công bố Bản cáo bạch sau khi đệ trình Hồ sơ đăng ký phát hành; (ii) Sửa đổi thông tin trong bản cáo bạch sau khi đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành; (iii) Thời điểm và phương thức công bố bản cáo bạch sau khi đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành; (iv) thời gian và phương thức thực hiện việc quảng bá, chuẩn bị chào bán chứng khoán; (v) thời điểm bắt đầu thực hiện việc quảng bá, chuẩn bị chào bán chứng khoán; (vi) thời gian và phương thức Hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực; (vii) Thời điểm bắt đầu và thời hạn chào bán chứng khoán; (viii) thời gian phân phối chứng khoán.

(7). Hài hòa hóa các quy định về chào bán chứng khoán nợ trong ASEAN: (i) các quy định về chấp thuận của cơ quan quản lý thị trường

289

vốn với chào bán chứng khoán nợ; (ii) yêu cầu về đánh giá mức tín nhiệm;

(iii) các quy định về nộp hồ sơ đăng ký phát hành

(8). Nghiên cứu áp dụng cơ chế công nhận các chứng chỉ hành nghề do các quốc gia khác trong khối ASEAN cấp.

(9). Triển khai thực hiện các chương trình hợp tác song phương với các cơ quan quản lý trong khuôn khổ các MOU đã ký kết; tiếp tục xúc tiến các chương trình ký kết MOU với một số cơ quan quản lý trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 286 - 289)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)