Các giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp về TTCK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 249 - 253)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

2.1. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

2.1.1. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp về TTCK

Để thị trường hoạt động một cách hiệu quả, an toàn đòi hỏi phải có lòng tin từ phía các nhà đầu tƣ, muốn thế, quyền và lợi ích hợp pháp của công chúng đầu tƣ phải đƣợc bảo đảm bảo an toàn. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp lý tiếp tục phải đƣợc chỉnh sửa, cho phù hợp với thực trạng thị trường.

1. Hoàn thiện khung pháp lý theo thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chủ động hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế

(1). Hoàn thiện hệ thống văn bản hiện hành: sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật theo thông lệ quốc tế.

Cụ thể: (i) bổ sung hệ các quy định nhằm quản lý TTCK tự do phát sinh từ các hoạt động phát hành riêng lẻ mà thực chất là phát hành ra công chúng; (ii) bổ sung các quy định quản lý các hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán; (iii) bổ sung các quy định về chào bán và chứng khoán ở nước ngoài; (iv) hoàn thiện chế độ công bố thông tin về tình hình đầu tƣ tài chính, rủi ro và các sản phẩm trong danh mục đầu tƣ tài chính của các tổ chức phát hành, hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết của các tổ chức phát hành.

(2). Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động, nghiệp vụ trong lĩnh vực chứng khoán.

Cụ thể: (i) bổ sung các quy định hướng dẫn hoạt động phát hành nhằm nâng cao chất lƣợng chứng khoán và hạn chế hoạt động phát hành ra công chúng không đƣợc quản lý triệt để; (ii) ban hành các quy định nhằm củng cố và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, hướng dẫn hoạt động quỹ đầu tư dạng mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, các loại hình quỹ liên kết sản phẩm ngân hàng, bảo hiểm; (iii) ban hành các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu: giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán); giao dịch mua bán bắt buộc (buy-in,

250

sell-out); (iv) các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và GDCK phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai...

(3). Phối hợp với Bộ, Ngành liên quan hoàn thiện các quy định hướng dẫn trong hoạt động doanh nghiệp đã niêm yết, thực hiện phát hành ra công chúng.

Cụ thể: (i) Quy định về giao dịch chuyển nhƣợng của cổ đông sáng lập; (ii) Quy định về hoạt động hợp nhất, sáp nhập trên TTCK; (iii) Quy định về hoạt động của các ngân hàng trong hoạt động thanh toán chứng khoán; (iv) Quy định phối hợp trong hoạt động tổng hợp thông tin, hệ thống tài khoản vốn gián tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài;

(4). Bổ sung các tiêu chí, điều kiện phân loại các nhà đầu tƣ có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn cho phép tham gia đầu tƣ trên các thị trường có tiêu chuẩn thấp, tham gia đầu tư vào các quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao.

(5). Đa dạng hóa, đơn giản hóa và linh hoạt hóa các nguyên tắc hoạt động của các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí, quỹ liên kết bảo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tƣ an toàn (có sử dụng các công cụ phái sinh và trái phiếu)...tạo điều kiện phát triển ngành quỹ. Nghiên cứu cơ chế sử dụng một phần nguồn vốn nhàn rỗi từ Bảo hiểm xã hội để tham gia thị trường TPCP, tạo điều kiện phát triển thị trường TPCP và thị trường trái phiếu nói chung.

(6). Từng bước xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động, khuôn khổ quản lý và giám sát nhằm mục đích hỗ trợ tạo điều kiện và đƣa các hoạt động tự quản của các tổ chức tự quản trên TTCK tuân thủ nguyên tắc thị trường, quy định pháp luật và trở thành các định chế điều chỉnh thị trường hiệu quả, hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc vận hành và giám sát hoạt động thị trường.

(7). Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực và cải thiện chất lƣợng dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức trung gian TTCK, duy trì và phát triển sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ, đặc biệt đối với các CTCK.

(8). Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo các cam kết về hội nhập và mở cửa thị trường. Tạo điều kiện cho các CTCK mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp cận với công chúng đầu tƣ tiềm năng ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam;

(9). Nghiên cứu sửa đổi những quy định ƣu đãi về thuế phù hợp với nhu cầu kích thích đầu tư chứng khoán và mục tiêu, định hướng phát triển thị trường. Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng kích thích đầu tư dài hạn trên TTCK; thực hiện miễn thuế thu nhập đối với các khoản đầu tƣ dài

251

hàn của các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ hoặc miễn thuế thu nhập đối với cá khoản tái đầu tư trên thị trường.

2. Xây dựng và ban hành mới Luật Chứng khoán

Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai sẽ bao trùm các quy định về quản lý ở mức độ phức tạp hơn, phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng điều chỉnh rộng hơn. Luật sẽ chi tiết hơn về các dòng sản phẩm và nghiệp vụ nhƣng phải bảo đảm sự tự do hoạt động thị trường (tự do cạnh tranh để tiết giảm chi phí), sự công bằng (hoàn thiện chế đô báo cáo, công bố thông tin nhằm tạo ra sự minh bạch và sân chơi bình đẳng) và sự hội nhập (áp dụng các chuẩn mực quốc tế về luật pháp, thuế, kế toán, quản trị doanh nghiệp, nhằm tăng tính cạnh tranh toàn cầu của TTCK nói riêng, và thị trường tài chính nói chung).

Các quy định pháp luật phải dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế tốt nhất, bảo đảm điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các mảng thị trường tài chính khác theo xu hướng mô hình đa năng.

Các quy định phải bao hàm những chuẩn mực cao nhất về giám sát và thực thi pháp luật, chặt chẽ nhƣng không quá nặng nề, bảo đảm các hoạt đông tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường. Ngoài các nội dung có thể kế thừa từ các quy định tại Luật Chứng khoán năm 2007, có thể bổ sung và chỉnh sửa một số quy định khác theo hướng sau:

(1). Đối với hoạt động phát hành ra công chúng: chuyển từ Cơ chế cấp phép phát hành theo điều kiện (merit review regulation) sang Cơ chế đăng ký phát hành sau khi công bố đầy đủ thông tin (full disclosure regulation). Cơ chế đăng ký phát hành sau khi công bố đầy đủ thông tin là xu thế chung hiện tại và đƣợc coi là hiện đại. Theo tinh thần của cơ chế này thì thị trường, chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước, có khả năng đánh giá hoạt động doanh nghiệp của tổ chức phát hành, và vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước không nên làm thay thị trường. Cơ chế cấp phép phát hành theo điều kiện sẽ phù hợp hơn với một thị trường mới hình thành và phát triển, nhận thức nhà đầu tƣ về chứng khoán cũng nhƣ về hoạt động của doanh nghiệp còn thấp; chi tiết hóa nội dung các Bản cáo bạch, các hoạt động quảng cáo.

(2). Đối với hoạt động niêm yết, giao dịch: Bổ sung các quy định về điều kiện đối với các chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài niêm yết tại Việt Nam; chế độ báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành Việt Nam niêm yết tại nước ngoài.

(3). Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán: chuyển từ Mô hình hoạt động chuyên biệt (CTCK, CTQLQ) sang Mô hình hoạt động đa năng, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán trở thành những tập đoàn tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, hoạt động đa ngành

252

nghề; thiết lập cơ chế giám sát các tổ chức trung gian chứng khoán dựa trên mức độ rủi ro; hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro và an toàn tài chính theo thông lệ tốt nhất, cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nếu đáp ứng một số điều kiện kỹ thuật, đƣợc sử dụng các phần mềm quản trị rủi ro nội bộ hiện đại xác định theo chỉ tiêu VaR; chi tiết hóa các quy định về đạo đức nghề nghiệp, nguyên tắc trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong hoạt động GDCK phái sinh.

(4). Đối với các tổ chức tự quản: Từng bước tự do hóa hoạt động tổ chức thị trường giao dịch và cung cấp các dịch vụ thanh toán, lưu ký. Thiết lập các điều kiện cấp phép cho các tổ chức, cá nhân đƣợc thành lập và tổ chức thị trường (SGDCK kể cả chứng khoán phái sinh, hoặc các hệ thống GDCK – Electronic Communications Networks (ECNs)) và cung cấp các dịch vụ thanh toán, lưu ký (TTLKCK) theo thông lệ quốc tế. Xây dựng các quy định về điều kiện cấp và thu hồi giấy phép, cơ cấu tổ chức, điều kiện đối với lãnh đạo của các tổ chức tự quản (SGDCK, TTLKCK và các tổ chức khác) chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, hoạt động quản lý thị trường của tổ chức tự quản, trích lập và quản lý các quỹ dự phòng, bảo hiểm trách nhiệm; cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị công ty của các công ty sở hữu tổ chức tự quản, việc niêm yết cổ phiếu của Công ty sở hữu tổ chức tự quản, quy định về giải thể, phá sản tổ chức tự quản...

3. Xây dựng và ban hành các quy định về chứng khoán hoá Việc ban hành quy định pháp luật về chứng khoán hóa sẽ tạo nền tảng pháp lý cho việc phát hành các loại trái phiếu dựa trên tài sản. Chứng khoán hóa là một trong những giải pháp quan trọng và hiện đại thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Chứng khoán hóa giúp tổ chức phát hành có thể huy động vốn bằng các tài sản bảo đảm dòng thu nhập cố định mà tổ chức đó đang sở hữu, cụ thể: các khoản phải thu định kỳ, các khoản nợ có thế chấp và các tài sản sinh lời khác. Các khoản thu nhập từ các dự án đầu tƣ cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một loại tài sản bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu. Nhìn chung, chứng khoán hóa là một nghiệp vụ bậc cao, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cả tổ chức phát hành trái phiếu và nhà đầu tƣ.

4. Xây dựng và ban hành Luật về Quỹ đầu tư nhằm quy định ở mức độ cao hơn, bao quát hơn và thống nhất hơn về Quỹ đầu tư.

Trong bối cảnh hội nhập, các Quỹ đầu tƣ nói riêng và hoạt động của các tổ chức tài chính tại Việt Nam nói chung sẽ ngày càng phát triển theo thông lệ quốc tế. Các quỹ này có thể được tổ chức dưới hình thức Hợp đồng, hình thức CTCP (Công ty đầu tƣ chứng khoán), hình thức tín thác

253

(trust), hình thức hợp danh tùy vào nhu cầu của nhà đầu tƣ, hoặc hình thức tổ chức mà CTQLQ, ngân hàng nước ngoài thực hiện. Trong khi đó, các Quỹ đầu tƣ này không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, mà còn kết nối cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác nhƣ bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản hoặc trong các lĩnh vực công nghệ cao khác. Vì vậy, khi ngành quỹ đã phát triển tới một mức độ nhất định, việc xây dựng và ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động ở mức độ cao hơn, thống nhất hơn và bao quát hơn là cần thiết và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 249 - 253)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)