MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 77 - 82)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG

2.1. MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG

kinh tế

TTCK là một bộ phận nằm trong kiến trúc thƣợng tầng của nền kinh tế. Vì thế, sự phát triển bền vững của TTCK đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững nền kinh tế.

Để có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất mối quan hệ giữa phát triển bền vững TTCK và tăng trưởng kinh tế, những câu hỏi sau đây cần đặt ra: TTCK có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế hay không? Phát triển bền vững có đi ngược lại những mục tiêu của tăng trưởng kinh tế hay không? Các mục tiêu phát triển bền vững TTCK đóng góp vào tăng tưởng kinh tế hay làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế?

1. Tăng trưởng kinh tế là cốt lõi của phát triển bền vững TTCK Trước hết, cần phải thừa nhận rằng: Tăng trưởng kinh tế là cốt lõi của phát triển bền vững nói chung. Phát triển bền vững chính là sự thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách công bằng trên mọi phương diện. Phát triển bền vững hướng tới việc tạo ra sự thịnh vượng của một nền kinh tế thông qua thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà không gây ra sự phân hóa giàu nghèo, không tạo ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai, không tạo ra sự mất cân bằng trong các khu vực của nền kinh tế, không tạo sự bất ổn về dài hạn. Tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững không chỉ nhằm đến việc tạo ra các giá trị về kinh tế mà còn hướng đến các giá trị về nhân văn, xã hội, tri thức và tinh thần. Sự phát triển bền vững đƣợc thực hiện qua trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, trong đó có phát triển bền vững TTCK.

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng: phát triển bền vững TTCK và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Phát triển bền vững TTCK là việc đồng thời thực hiện hai mục tiêu: mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế như là cốt lõi của phát triển bền vững cũng sẽ đóng góp vào sự thịnh vƣợng dài lâu của TTCK. Chỉ khi nào TTCK hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững thì nó mới có thể phát huy đƣợc vai trò và những ƣu thế của mình đối với tăng trưởng kinh tế.

78

Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng, việc phát triển bền vững TTCK không hề đi ngược lại các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngược lại, phát triển bền vững TTCK là nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, qua đó thực hiện phát triển bền vững toàn diện về chính trị, xã hội, kinh tế và môi trường.

2. Vai trò của TTCK đối với tăng trưởng kinh tế

TTCK là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. TTCK là phương tiện để mọi thành phần kinh tế - xã hội có thể tham gia đầu tư một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

TTCK còn là nơi chính phủ có thể huy động vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Bằng cách đó, TTCK trở thành một kênh quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn để đầu tƣ dài hạn vào các khu vực kinh tế có hiệu quả, tạo điều kiện luân chuyển vốn đầu tƣ trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; tạo ra sự minh bạch hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị của các CTNY trên thị trường.

TTCK đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế như sau:

TTCK góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của các hộ gia đình

Giá các cổ phiếu và các tài sản khác có quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, kéo theo doanh thu và thu nhập của công ty tăng lên. Đến lƣợt nó, khi doanh thu và lợi nhuận công ty tăng sẽ lại tác động lan toả làm cho cổ phiếu của công ty tăng giá. Thực tế cũng cho thấy rằng trong một số điều kiện nhất định, giá cổ phiếu có quan hệ tỷ lệ thuận với đầu tƣ tăng lên của công ty trong giới hạn của qui mô tiềm năng của công ty và ngƣợc lại.

Giá cổ phiếu cũng tác động đến sự giàu có của hộ gia đình và chi tiêu dùng của họ. Do đó, tác động chủ yếu của TTCK đối với nền kinh tế là thông qua ―hiệu ứng của cải‖ (wealth effect): Các hộ gia đình sẽ tăng chi cho tiêu dùng của mình khi các tài sản của họ tăng thêm giá trị (và ngƣợc lại). Các nhà kinh tế ƣớc tính hiệu ứng này bằng khoảng 3-4% trên tổng số giá trị của cải tăng thêm. Nói tóm lại, khi giá cổ phiếu tăng lên, sự giàu có của hộ gia đình tăng lên dẫn đến chi tiêu cho tiêu dùng tăng lên và kết quả là làm cho GDP và có thể cùng với mức giá chung - CPI tăng lên.

TTCK góp phần làm gia tăng đầu tư trong nền kinh tế để tăng trưởng

TTCK là nơi huy động các nguồn tiết kiệm cho đầu tƣ. Khi các hộ gia đình dùng nguồn tiền tiết kiệm để đầu tƣ vào chứng khoán, nó sẽ dẫn đến sự phân bổ hợp lý hơn các nguồn lực của xã hội vì những nguồn tiền

79

mà lẽ ra đƣợc cất trữ và không sinh lời hoặc đem tiêu dùng sẽ đƣợc tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tăng trưởng kinh tế và năng suất cao hơn.

- Dưới góc độ quản trị:

TTCK với các quy định của mình làm tăng cường hiệu quả quản lý và điều hành công ty dựa trên các nguyên tắc về quản trị công ty; giúp các công ty tăng trưởng và tái cơ cấu hoạt động một cách đơn giản và dễ dàng thông qua các hình thức thâu tóm, sáp nhập.

- Dưới góc độ kênh đầu tư:

TTCK cung cấp cho doanh nghiệp những phương tiện để huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng; là nơi tạo điều kiện cho Chính phủ huy động vốn cho các dự án của mình thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ; Bên cạnh đó, TTCK tạo cơ hội đầu tƣ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua việc mua chứng khoán trên thị trường;

là nơi mà việc phân phối lại thu nhập diễn ra thông qua cơ chế trả cổ tức và diễn biến giá chứng khoán.

TTCK là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế, thể hiện qua các chỉ số chứng khoán luôn phản ánh thực trạng của nền kinh tế, thông qua đó nhà nước có thể thực hiện vai trò quản lý giám sát nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc.

3. Đóng góp của TTCK vào tăng trưởng kinh tế

Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế giúp ta khẳng định rằng sự phát triển lành mạnh của một TTCK đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP của một quốc gia.

Những đóng góp của TTCK đối với tăng trưởng kinh tế đã được một số nghiên cứu mang tính thực nghiệm chứng minh, trong đó điển hình là nghiên cứu “TTCK: Sự kích thích đối với tăng trưởng kinh tế” (Stock Market: A spur to Economic Growth) của Ross Levine, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới22.

Từ bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu này có thể đƣa ra những kết luận nhƣ sau:

TTCK tác động đến các hoạt động kinh tế thông qua việc tạo tính thanh khoản trong lưu chuyển vốn của nền kinh tế. Sự tăng trưởng các hoạt

22―Stock Market: A spur to Economic Growth‖, Ross Levine, Senior Economist in the Finance and Private Sector Development Division of the World Bank's Policy Research Department.

http://www.worldbank.org/fandd

80

động kinh tế sẽ dẫn đến tăng trưởng trong khối lượng hàng hóa và dịch vụ, thể hiện ở GDP tăng lên. TTCK có tính thanh khoản càng cao thì tăng trưởng kinh tế càng lớn. Cả 3 tiêu chí để đo tính thanh khoản của TTCK (tổng giá trị giao dịch trên GDP; tổng giá trị chứng khoán giao dịch trên tổng giá trị thị trường; và hệ số giá trị giao dịch trên độ biến động giá) đều cho thấy mối liên hệ này. Tuy nhiên, quy mô của TTCK tính theo công thức tổng giá trị thị trường (market capitalization) trên GDP lại không phải là một thước đo chính xác đối với tăng trưởng kinh tế.

Tính thanh khoản của TTCK đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế chứ không phải là gián tiếp thông qua các mối tương quan với những nhân tố phi tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm với các phép tính hồi quy cho thấy sau khi đã loại trừ các yếu tố nhƣ lạm phát, CSTK, ổn định chính trị, xã hội, giáo dục, hiệu quả của hệ thống pháp lý, chính sách ngoại hối, mức độ mở cửa đối với thương mại quốc tế, tính thanh khoản của TTCK vẫn là một chỉ báo tin cậy về tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Từ những nghiên cứu đó, có thể khẳng định rằng: TTCK đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở sự gia tăng các hoạt động kinh tế và số lượng sản phẩm, dịch vụ được đo lường bằng GDP. Tính thanh khoản của thị trường chứ không phải là quy mô của thị trường quyết định mức độ đóng góp của TTCK vào tăng trưởng kinh tế.

2.1.2. Mối quan hệ tác động ảnh hưởng của các mục tiêu kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững TTCK

Các mục tiêu kinh tế vĩ mô thông thường bao gồm 4 chỉ tiêu: Tăng trưởng kinh tế; Kiểm soát lạm phát; Tạo việc làm, thu nhập và Cán cân thanh toán quốc tế. Phần trên đã xem xét vai trò tác động của tăng trưởng kinh tế đến sự phát triển bền vững của TTCK.

1. Mối quan hệ tác động của lạm phát đối với sự phát triển bền vững của TTCK

Giữa lạm phát và TTCK có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

Thứ nhất, lạm phát có tác động ảnh hưởng đến tính bền vững của TTCK.

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và TTCK đều có kết luận rằng lạm phát có quan hệ nghịch biến với giá cổ phiếu, bởi vì khi giá cả tăng lên, lợi nhuận thực tế từ cổ phiếu sẽ giảm xuống, do đó giá cổ phiếu cũng sẽ giảm xuống để duy trì mức lợi nhuận kỳ vọng.

Các nguyên nhân gây ra làm phát cũng là những nguyên nhân gián tiếp làm suy yếu khả năng phát triển bền vững của TTCK, chẳng hạn: việc

81

cung tiền ra lưu thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát, nhưng trong đó có một lượng lớn tiền được đưa vào TTCK làm ảnh hưởng đến cung cầu và giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc cung hàng hóa giảm, hoặc tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng phương tiện thanh toán sẽ làm các mặt hàng trở nên khan hiếm tương đối và đương nhiên giá cả sẽ tăng vọt. Điều này khiến nhiều nhà đầu tƣ phải cân đối lại thu nhập để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, cầu đầu tƣ chứng khoán giảm theo.

Thứ hai, TTCK phát triển bền vững có tác động kiềm chế lạm phát.

Khi TTCK phát triển kém bền vững, giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao khiến cho người ta có thể nhận thức sai lệch về giá trị của tiền lương thực tế. Nhiều người lao động được trả lương cao, nhất là những người làm ở công ty có giá trị cổ phiếu niêm yết tăng cao. Họ thường nhận được một tỷ lệ tiền lương và thưởng dưới dạng cổ phiếu. Khi TTCK tăng trưởng nhanh chóng, những cổ phiếu này có giá trị cao, thậm chí rất cao. Nếu người lao động đưa giá trị dự kiến của những cổ phiếu đó vào kỳ vọng tiền lương thực tế của họ thì họ sẽ hy vọng nhận được tiền lương cao hơn nhiều so với khả năng của doanh nghiệp trả cho họ khi thị trường có sự điều chỉnh lại;

Cách thứ hai dẫn đến nhận thức sai lệch về tiền lương thực tế là thông qua tác động của nó lên giá trị của đồng nội tệ. Tất cả những biến động giá cổ phiếu đó đều gia tăng sức ép tăng giá và gây áp lực lạm phát.

Một hậu quả khác của TTCK kém bền vững là số lƣợng lớn vốn đầu tƣ không hiệu quả do bong bóng TTCK gây ra vì không phải tất cả mọi chứng khoán đều đƣợc định giá cao nhƣ nhau. Khi giá cổ phiếu của ngành nào đó tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn sẽ kích thích thu hút thêm một lƣợng vốn khổng lồ của các nhà đầu tƣ vào những dự án mới này. Nhƣng khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu của nhiều công ty mới mở giảm nhanh chóng khiến cho nhiều dự án của họ hoặc là phá sản hoặc phải dừng lại, gây lãng phí vốn đầu tƣ. Kết quả là giá cổ phiếu cao kích thích lạm phát chi phí đẩy đối với các ngành kinh tế này.

Nếu TTCK phát triển kém bền vững, khi mà luồng vốn vào tăng nhanh sẽ làm tăng tài sản có nước ngoài ròng (NFA), từ đó làm tăng tiền dự trữ (MB). Trong trường hợp hệ số nhân tiền (m) không thay đổi, MB tăng do NFA sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán (M2). Đặc biệt, việc tăng NFA là yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHTW. Vì vậy, TTCK kém bền vững sẽ gây khó khăn trong kiềm chế lạm phát.

Bên cạnh đó, TTCK kém bền vững có thể khiến các nhà đầu tƣ gần nhƣ mất hết niềm tin vào TTCK, hoặc thận trọng quá mức về việc đầu tƣ và do đó sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của các công ty. Điều này cũng gây áp lực lên lãi suất cho vay và lạm phát.

82

Bong bóng chứng khoán cũng dẫn đến sự phân phối lại mạnh mẽ của cải và thu nhập. Những người làm việc trực tiếp ở những ngành có cơ hội bong bóng hoá giá cả chứng khoán là những người được hưởng lợi nhiều nhất trước khi bong bóng bị vỡ. Trong khi đó, nhiều người khác sẽ phải chịu thiệt do hệ quả trực tiếp từ những lợi lộc của những người kia.23

2. Mối quan hệ tác động của cán cân thanh toán quốc tế đối với sự phát triển bền vững của TTCK

TTCK phát triển kém bền vững khi giá của các cổ phiếu tăng lên và được định giá quá cao, vượt hơn rất nhiều giá trị bình thường của cổ phiếu sẽ đƣa đến tác động giảm sút trong tiết kiệm quốc gia do hiệu ứng của cải gây ra. Theo lý thuyết kinh tế chuẩn, tiêu dùng tăng thêm do giá chứng khoán tăng lên này sẽ triệt thoái (crowding out) đầu tƣ và xuất khẩu ròng24. Hậu quả ảnh hưởng của giá chứng khoán tăng cao sẽ làm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán gia tăng.

Thâm hụt thương mại có một phần do đồng nội tệ đang bị định giá cao so với ngoại tệ. Hiệu ứng này sẽ làm gia tăng tiền lương thực tế trong trường hợp đồng nội tệ làm giảm giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ dần dần đƣợc điều chỉnh lại trở về mặt bằng chung thì hiệu ứng này sẽ có tác động ngƣợc lại, vì đồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên tương đối và kéo theo làm giảm mức lương thực tế.

Bong bóng trên TTCK sẽ tác động thúc đẩy tiêu dùng trong nước xuất phát từ việc người dân có thu nhập tăng đột biến. Tiêu dùng trong nước tăng sẽ làm tăng nhập khẩu hàng hóa và từ đó sẽ làm gia tăng mức thâm hụt thương mại. Về trung và dài hạn, nếu đồng nội tệ tăng giá do tác động của dòng vốn vào sẽ làm giảm xuất khẩu từ đó làm tăng thêm mức thâm hụt thương mại.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)