Tăng quy mô phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 265 - 269)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

4. Hạn chế của phương án

2.2. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CUNG

2.2.2. Tăng quy mô phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu

1. Đa dạng hoá chủ thể và tăng quy mô thị trường phát hành trái phiếu

(1). Tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh, giảm tối đa trái phiếu kho bạc bán lẻ để tăng nguồn cung trái phiếu cho TTCK. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ trái phiếu Chính phủ

266

giao dịch trên TTCK chiếm khoảng 80% tổng lƣợng trái phiếu Chính phủ đã phát hành.

(2). Các tỉnh, thành phố có tiềm lực tài chính mạnh (tập trung vào các địa phương tự cân đối được ngân sách) được phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc phạm vi cân đối của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

(3). Các Tổng công ty Nhà nước, các tập đoàn công ty mẹ - con, các tập đoàn tài chính thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường. Đối với các DNNN thuộc đối tượng CPH có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi để hỗ trợ cho tiến trình CPH.

(4). Hạn chế việc cho vay theo chỉ định và bao cấp dưới các hình thức khoanh nợ, xóa nợ; khuyến khích các CTCP, công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện phát hành trái phiếu trên thị trường vốn để thay thế nguồn vốn vay tín dụng từ hệ thống ngân hàng.

(5). Đưa trái phiếu của các Tổng công ty Nhà nước, trái phiếu tăng vốn tự có cấp II của các NHTM Nhà nước vào giao dịch trên thị trường trái phiếu.

2. Cải tiến kỹ thuật phát hành trái phiếu

(1). Đa dạng hóa các hình thức phát hành trái phiếu và phương thức tính lãi suất như bán cao hơn, thấp hơn mệnh giá; lãi suất trả trước, lãi suất trả sau, trả định kỳ; lãi suất cố định, lãi suất thả nổi; đấu thầu theo khối lƣợng,…

(2). Thực hiện phát hành trái phiếu hợp nhất để tạo nên các lô lớn làm chuẩn mực và tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường thứ cấp. Việc phát hành trái phiếu hợp nhất đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Trái phiếu đƣợc phát hành vào các thời điểm khác nhau nhƣng có cùng ngày đáo hạn;

được ấn định trước về lãi suất và thực hiện các kỹ thuật điều chỉnh về kỳ hạn và giá bán theo thị trường để tạo mặt bằng chung hình thành các lô trái phiếu lớn.

3. Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho trái phiếu Chính phủ

(1). Tăng số lƣợng thành viên đấu thầu tín phiếu kho bạc; từng buớc tự do hóa lãi suất đấu thầu tín phiếu (bỏ lãi suất trần) để đảm bảo lãi suất tín phiếu phản ánh thực quan hệ cung - cầu về vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ theo lộ trình: (i) Bỏ lãi suất chỉ đạo đối với một số loại tín phiếu kho bạc khi số lượng các thành viên thường xuyên đấu thầu đạt từ 30-40 thành viên; (ii) Bỏ hoàn toàn lãi suất chỉ đạo để thực hiện đấu thầu theo lãi suất thị trường đối với tất cả các loại tín phiếu khi số lượng các thành viên

267

thường xuyên tham gia đấu thầu đạt từ 40 trở lên và hệ thống các nhà đại lý trái phiếu Chính phủ cấp I đã vận hành có hiệu quả.

(2). Xác định lãi suất của các loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn theo nguyên tắc lấy lãi suất tín phiếu kho bạc làm gốc cộng thêm độ rủi ro theo thời hạn.

(3). Ổn định về khối lƣợng và tần suất phát hành trái phiếu Chính phủ.

(4). Duy trì các giao dịch trái phiếu Chính phủ thường xuyên trên thị trường thứ cấp thông qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường để hình thành mức giá trên thị trường và đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho nhà đầu tƣ để thực hiện các giao dịch trái phiếu.

(5). Trái phiếu của các tổ chức phát hành khác sẽ đƣợc xác định trên cơ sở định hướng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn cộng mức rủi ro của tổ chức phát hành, rủi ro dự án đầu tƣ và các loại rủi ro khác.

4. Phát triển hệ thống đại lý cấp I cho trái phiếu Chính phủ (1). Lựa chọn các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn, CTCK trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam làm thành viên đại lý cấp 1 cho trái phiếu Chính phủ.

(2). Cho phép các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn, CTCK tham gia thường xuyên vào các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với mức cam kết và đạt đƣợc khối lƣợng mua tối thiểu theo quy định để phân phối cho các nhà đầu tƣ.

(3). Thực hiện yết giá hai chiều (mua, bán với biên độ xác định) và duy trì thực tế khối lượng giao dịch thường xuyên trên thị trường thứ cấp.

(4). Cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường trái phiếu cho các nhà đầu tƣ.

5. Tổ chức điều phối các kênh phát hành trái phiếu

(1). Tổ chức tốt công tác kế hoạch hóa phát hành trái phiếu, bao gồm: xây dựng kế hoạch, điều phối các kênh phát hành, phân bổ cấu trúc trái phiếu theo kỳ hạn và thời gian phát hành một cách hợp lý.

(2). Công khai hóa kế hoạch và các thông tin liên quan phát hành trái phiếu cho toàn thị trường (các thông tin công bố bao gồm: tổng khối lƣợng phát hành; khối lƣợng của từng loại kỳ hạn; lịch tổ chức phát hành;

phương thức phát hành) để các nhà đầu tư chủ động cân đối nguồn vốn tham gia đầu tƣ.

268

(3). Cải tiến phương thức phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo hướng giảm dần việc phát hành dưới hình thức bán lẻ, mở rộng việc phát hành thông qua thị trường vốn theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành. Tập trung phát hành trái phiếu theo hình thức ghi sổ và lưu ký tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch chuyển nhƣợng trái phiếu.

6. Thí điểm phát triển nghiệp vụ chứng khoán hóa

(1). Cho phép một số tổ chức tín dụng thí điểm triển khai nghiệp vụ chứng khoán hóa để tăng cung hàng hóa và tăng mức độ chu chuyển của các dòng vốn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

(2). Hình thành các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa (SPV) với vai trò là tổ chức thực hiện mua lại các khoản nợ có thế chấp bằng tài sản của các tổ chức tín dụng để phát hành trái phiếu huy động vốn từ công chúng.

(3). Tăng cường chất lượng của trái phiếu phát hành và đảm bảo khả năng thanh toán trái phiếu theo các phương thức: (i) Sử dụng tập hợp các khoản nợ có thế chấp tài sản và có khả năng thu hồi vốn tốt để phát hành trái phiếu. Thực hiện phân loại khách hàng để lựa chọn các đối tƣợng vay vốn có uy tín trong thanh toán và có các khoản vay đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn (kỳ hạn, đồng tiền) để thực hiện chứng khoán hóa; (ii) Sử dụng cơ chế tăng cường tín nhiệm thông qua vai trò bảo lãnh thanh toán của các tổ chức tài chính, bảo hiểm có tiềm lực tài chính mạnh.

7. Liên kết giao dịch trái phiếu giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ

(1). Thực hiện việc mua bán ngắn hạn các trái phiếu Chính phủ giữa các nhà đại lý cấp I, các tổ chức tín dụng với ngân hàng Nhà nước (nghiệp vụ REPO).

(2). Cho phép các tổ chức hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các trái phiếu Chính phủ (do hiện tại theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng chỉ có các tổ chức tín dụng mới đƣợc phép vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước).

(3). Thực hiện nghiệp vụ REPO trái phiếu Chính phủ để đảm bảo việc cung cấp các nguồn tài chính và lƣợng trái phiếu Chính phủ cần thiết cho các đại lý cấp I khi thực hiện chức năng tạo lập thị trường, đồng thời tăng khả năng chuyển hóa các nguồn vốn trong hệ thống các ngân hàng.

269

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 265 - 269)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)