Chính sách phát triển bền vững

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 338 - 343)

4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TTCK TRUNG QUỐC

4.2 Chính sách phát triển bền vững

Là một thị trường đang nổi lên thuộc một nền kinh tế đang chuyển đổi, Trung Quốc đã và đang tiếp tục xây dựng và thực thi rất nhiều chính

339

sách nhằm thúc đẩy TTCK phát triển lành mạnh, bền vững. Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đƣợc Trung Quốc đặt lên hàng đầu là phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát. Cụ thể một số đinh hướng chính sách mà Trung Quốc đã thực thi nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bao gồm:

Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường và hoàn thiện hệ thống pháp

Về cơ sở hạ tầng, thứ nhất là vấn đề hiện đại hệ thống hệ thống giao dịch, lưu ký, đăng ký chứng khoán theo hướng điện tử hoá hoạt động giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán. Vì là quốc gia đi sau trong việc xây dựng và phát triển TTCK, đồng thời trong điều kiện trình độ phát triển của công nghệ thế giới đã rất phát triển, hội nhập kinh tế giới ngày càng sâu sắc, Trung Quốc đã chủ trương xây dựng thị trường hiện đại ngay từ đầu để chuẩn bị cho quá trình kết nối hội nhập quốc tế sau này.

Tuy nhiên, ngay trước mắt điều này cũng mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển của thị trường như giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ giao dịch, thoả mãn nhiều lợi ích trong vấn đề đăng lý, lưu ký, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán.

Thứ hai là hình thành và xây dựng Công ty lưu ký và thành toán chứng Trung quốc – là công ty duy nhất đảm nhận nhiệm vụ dịch vụ lưu ký, thanh toán và thanh toán bù trừ cho toàn bộ các giao dịch liên quan đến chứng khoán. Mục tiêu là tiết kiệm chi phí và đảm bảo các hoạt động thanh toán đƣợc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời cũng hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát đối với các vấn đề liên quan đến chứng khoán và TTCK.

Thứ ba, Trung Quốc cũng rất khẩn trương trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK. Một mặt Trung Quốc nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật Chứng khoán (ban hành và có hiệu lực từ năm 1998) và Luật Quỹ đầu tƣ chứng khoán (ban hành và có hiệu lực từ năm 2003). Đây là hai văn bản luật rất quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển TTCK ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, ngay từ những năm 1990, Luật Công ty cũng đã đƣợc xây dựng và ban hành vao năm 1995, sau đó để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ TTCK, luật này đã đƣợc sửa đổi lớn vào năm 1999.

Tuy nhiên, sau một số năm thực hiện, vào năm 2005, Luật Chứng khoán và Luật Công ty đã đƣợc sử đổi một lần nữa. Chính từ những thể chế hoá một cách cụ thể, chi tiết các hoạt động của thị trường, điều chỉnh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường

340

mà TTCK Trung Quốc đã có những bước phát triển nhảy vọt trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ mới.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Một vấn đề rất đƣợc Trung Quốc quan tâm là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với TTCK. Mặc dù TTCK là một thị trường bậc cao, hoạt động tuân theo những qui luật của thị trường, song vấn đề quản lý nhà nước rất quan trọng, đặc biệt đối với Trung Quốc là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xây dựng và phát triển TTCK gắn với quá trình cải cách, cổ phần hoá DNNN và xây dựng TTCK trên cơ sở tự phát.

Trước hết là việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý cao nhất về chứng khoán và TTCK – đó là Ủy ban giám quản chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Trong đó CSRC ngoài nhiệm vụ chính là xây dựng cơ chế chính sách, thực hiện các công việc quản lý nhà nước được giao chú trọng tập trung vào công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TTCK. CSRC là cơ quan cao nhất, tập trung các nhiệm vụ chính đối với công tác quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Điều này đảm bảo cho vấn đề thống nhất đầu mối triển khai công việc, đảm bảo sự chuyên trách cao và nhanh chóng tiếp cận, vận dụng các vấn đề mới trong quản lý TTCK của thế giới.

Mặc dù đã xây dựng và phát triển TTCK từ những năm 1980, song phải đến đầu những năm 1990 Trung Quốc mới hình thành và phát triển các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về chứng khoán và TTCK.

Song quá trình hoàn thiện các cơ quan này cũng mất khá nhiều thời gian và phải đến cuối những năm 1990 với cơ bản hoàn thiện CSRC nhƣ hiện nay.

Năm 1998 Ủy ban chứng khoán của Hội đồng nhà nước mới chấm dứt hoạng động và chuyển giao nhiệm vụ cho CSRC. Trên cơ sở đó TTCK Trung Quốc đã có định hướng phát triển rõ ràng, trật tự hơn và đạt được nhiều thành công cũng như hạn chế tốt hơn những bất cập của thị trường trong thế kỷ mới nhƣ đã giới thiệu trong phần thực trạng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối với vấn đề thanh tra, giám sát chứng khoán và TTCK

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã chú trọng hơn vào công tác thanh tra, giám sát thị trường. Đây là bước chuyển rất quan trọng đánh dấu sự phát triển mới của TTCK Trung Quốc và hội nhập với thế giới. Những vấn đề mà Trung Quốc quan tâm, đã và đang thực hiện bao gồm:

- Tổ chức bộ máy chuyên trách trong CSRC và các SGDCK chuyên làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của TTCK. Trong đó, bên cạnh việc chủ động thực hiện công tác giám sát theo diễn biến của thị trường, còn coi trọng những tin đồn, tin tức do những phương tiện thông tin đại chúng khác đƣa ra để điều tra, theo dõi nhằm phát hiện và xử lý kịp thời.

341

- Nghiên cứu xây dựng và xác định rõ các loại vi phạm về chứng khoán và TTCK. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành thanh tra, giám sát, xác định các vi phạm, đồng thời đƣa ra biện pháp xử lý phù hợp. Khi TTCK ngày càng phát triển, các tội phạm cũng có hội phát triển theo và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Vấn đề đối với Trung Quốc và phải xác định rõ đâu là vi phạm pháp luật, các loại hình tội phạm và hình thức xử lý. Hiện Trung Quốc cũng đang tập trung vào các loại tội phạm nhƣ lũng đoạn, nhiều giá, giao dịch nội gián...

- Nghiên cứu và từng bước đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực của thế giới. Trong đó vấn đề quản trị doanh nghieep theo tiêu chuẩn hiện đại của thế giới rất đƣợc Trung Quốc quan tâm. Hiện tại, Trung Quốc về cơ bản đã áp dụng tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp của OECD đối với các doanh nghiệp niêm yết.

- Đẩy mạnh công tác công khai thông tin nhằm minh bạch hoá thị trường. Vấn đề này được Trung Quốc rất coi trọng và đã sử dụng biện pháp bao gồm các qui định về công khai thông tin, sử dụng hệ thống kiểm toán độc lập để đảm bảo chất lượng thông tin, tăng cường sử dụng dịch vụ tƣ vấn để hỗ trợ vấn đề công khai thông tin...

Xây dựng văn hoá đầu tƣ chứng khoán và cơ sở nhà đầu tƣ Nhận thức đƣợc vấn đề đầu tƣ theo phong trào, bầy đàn có độ rủi ro cao, gây ra những biến động mạnh không có lợi cho hoạt động và sự phát triển của TTCK. Trung Quốc đã rất chú trọng đến văn hoá đầu tƣ qua các quĩ đầu tƣ chứng khoán. Biện pháp để thực hiện điều này là đẩy mạnh hoạt động đào tạo và phổ biến kiến thức đầu tƣ cho công chúng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp dụng một số ƣu đãi đối với các quĩ đầu tƣ chứng khoán nhằm nâng cao sức hấp dẫn của các quĩ đầu tƣ chứng khoán.

Mặc dù vậy, do Trung Quốc là quốc gia có dân số đông, nên số lƣợng các nhà đầu tƣ cá nhân vẫn rất lớn. Do vậy, Trung Quốc vẫn rất chú trọng đến các biện pháp bảo vệ các nhà đầu tƣ. Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh đào tạo và phổ biến kiến thức đối với các nhà đầu tƣ, Trung Quốc còn đẩy mạnh và nâng cao công tác công khai thông tin, đảm bảo tính minh bạch trên thị trường. Trung Quốc cũng thành lập Công ty bảo vệ các nhà đầu tƣ chứng khoán Trung Quốc với một nguồn vốn ddinhjt định và các cơ chế để hỗ trỡ các nhà đầu tƣ chứng khoán.

Hội nhập quốc tế

Trung Quốc đã gia nhập WTO, trong đó có những cam kết về thị trường tài chính. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Trung Quốc vẫn có những hạn chế nhất định đối với sự tham gia của nước ngoài. Do là một quốc gia có vị trí và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, và nhất là sự phức tạp của hệ thống chính trị và kinh tế (Trung Quốc có Hồng Kông và Ma Cao là

342

những khu vực hành chính đặc biệt). Chính vì vậy Trung Quốc đã và đang xây dựng những chính sách riêng trong vấn đề hội nhập quốc tế, trong đó có TTCK.

Một mặt Trung Quốc chỉ cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào TTCK. Đây là mô hình và phương thức đã được các nước nhƣ Hàn Quốc áp dụng khá thành công trong giai đoạn đầu mở cƣa thị trường. Theo qui định, các quĩ đầu tư này huy động vốn đầu tư từ nước ngoài và đầu tƣ vào TTCK Trung Quốc. Nhƣ vậy Trung Quốc có thể hạn chế bớt sự tham gia của nước ngoài trong thời gian đầu khi các nhà đầu tư trong nước còn thiếu kinh nghiệm. Do vậy sẽ giảm bớt sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn phân biệt cổ phiếu A và B cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy các nhà đầu tư nước ngoài không thể cạnh trang với trong nước, nhưng Trung Quốc vẫn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, biện pháp này được áp dụng do Trung Quốc là nước lớn và về lâu dài cũng không thể áp dụng kéo dài được khi Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

343

PHỤ LỤC 2

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TTCK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 338 - 343)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)