Thách thức đối với sự phát triển bền vững của TTCK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 240 - 243)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT

1.2. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

1.2.2. Thách thức đối với sự phát triển bền vững của TTCK

Mặc dù TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh trong thập kỷ tới, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức trong thời gian tới.

Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống.

Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, tuy nhiên luôn duy trì thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại ở quy mô không nhỏ, trong khi tiết kiệm toàn xã hội nhiều khi không đủ bù đắp cho hoạt động đầu tƣ đòi hỏi các CSTT, CSTK và tỷ giá phải đƣợc thực hiện một cách chủ động và linh hoạt. Trong ngắn và trung hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phải đương đầu với sức ép lạm phát, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Để đối phó với những bất ổn về mặt vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, các CSTT, CSTK sẽ có những tác động tới diễn biến của TTCK trong từng thời kỳ.

241

Thứ hai, thị trường tài chính Việt Nam chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và chưa có sự gắn kết cần thiết giữa các mảng thị trường

Bản thân trong khu vực thị trường vốn thì sự kém năng động của thị trường TPCP so với thị trường cổ phiếu cũng kìm hãm sự phát triển của thị trường vốn nói chung. Thị trường TPCP cho dù đã được cải thiện rất nhiều tuy nhiên, vẫn chưa thể thực hiện được vai trò định hướng thị trường thông qua việc tạo lập đường cong lãi suất chuẩn. Điều này cũng ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của thị trường và gây ra nhiều trở ngại đối với TTCK trong việc thực hiện đầy đủ các chức năng của mình.

Thực tế, TTCK, thị trường bảo hiểm và thị trường ngân hàng chỉ là các phân đoạn cấu thành tổ chức một thị trường dịch vụ tài chính thống nhất. Ngày nay, các sản phẩm trên các mảng thị trường này thường gắn kết với nhau, hoặc là phái sinh của nhau. Đồng thời, các tổ chức hoạt động trên các mảng thị trường này có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính không hạn chế ở bất kỳ phân đoạn nào.

Các ngân hàng thương mại có xu thế tham gia vào TTCK, các tổ chức bảo hiểm cung cấp các sản phẩm liên kết với chứng khoán và các công cụ thị trường tiền tệ. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng tham gia hoạt động ngân hàng thông qua việc chứng khoán hóa các khoản tín dụng. Các tổ chức tài chính lớn đều phát triển thành những tập đoàn tài chính đa năng.

Do tính chất đan xen của thị trường nên việc hạn chế phạm vi hoạt động các tổ chức tài chính trong phạm vi một phân đoạn thị trường sẽ không những kìm hãm sự phát triển của TTTC nói chung, mà còn làm gia tăng mảng thị trường tài chính ―xám‖ không thể quản lý, gia tăng nguy cơ rủi ro đổ vỡ cả hệ thống.

Có thể nói rằng, hiện nay, chúng ta chƣa có đƣợc một chiến lƣợc tổng thể phát triển cả TTTC. Mặc dù mỗi mảng thị trường, mỗi lĩnh vực, đều có những chiến lƣợc phát triển riêng, tuy nhiên, chúng có thể chƣa gắn kết với nhau do chƣa có sự phối hợp chƣa chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển. Vì vậy, việc phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp lý, quản lý và giám sát các thành viên tham gia các phân đoạn thị trường tài chính cần phải được thể chế hóa trong thời gian tới.

Thứ ba, sự yếu kém thiếu bền vững của bản thân TTCK.

Sự phát triển không hài hòa giữa bên cung và bên cầu là nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của TTCK. Cần lưu ý rằng, nhân tố quyết định tới sự phát triển bền vững của TTCK chính là cơ sở nhà đầu tƣ, tức cấu trúc của bên cầu chứng khoán. Cho tới thời điểm hiện nay, trong khi bên cung của TTCK có được sự tăng trưởng mạnh, được hỗ trợ chủ yếu bởi các

242

chính sách hợp lý của Chính phủ liên quan tới chương trình CPH các DNNN thì bên cầu của TTCK chƣa có đƣợc sự quan tâm đúng mức. Tỷ trọng các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp tham gia thị trường còn rất thấp, cơ sở nhà đầu tƣ hiện tại chủ yếu là các cá nhân với kinh nghiệm đầu tƣ và nhận thức chung về TTCK còn hạn chế. Có thể nói rằng, sự tham gia tích cực của nhà đầu tƣ cá nhân là rất cần thiết, khi điều này bảo đảm tính thanh khoản của TTCK. Tuy nhiên, sự không phát triển của khối các nhà đầu tư chuyên nghiệp lại tiềm tàng rủi ro, khi thị trường trở nên dễ biến động và dễ bị tổn thương. Đây là thách thức không nhỏ trong thập kỷ tới trong nỗ lực xây dựng một thị trường phát triển nhanh, nhưng bền vững.

Yếu tố khó lường tiếp theo quyết định sự phát triển bền vững của TTCK chính là hệ thống các định chế trung gian của Việt Nam. So với các quốc gia trong khu vực, số lƣợng các tổ chức trung gian nhƣ vậy là đã đủ để đáp ứng cho hoạt động thị trường với quy mô như TTCK Việt Nam.

Việc ra đời trong một khoảng thời gian ngắn một số lƣợng lớn các CTQLQ và CTCK có thể lý giải được trong thời kỳ thị trường mới phát triển. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn thoái trào trung hạn, sự đổ vỡ của các CTCK, CTQLQ là không tránh khỏi. Ngoài ra, năng lực của các định chế trung gian cũng còn rất yếu. Các tổ chức này nhìn chung vừa thiếu về kinh nghiệm chuyên môn, đặc biệt trong hoạt động quản trị rủi ro và đạo đức nghề nghiệp, vừa yếu về tiềm lực tài chính. Đây là thách thức lớn không chỉ đối với cơ quan quản lý nhà nước trong kế hoạch phát triển TTCK cũng nhƣ đa dạng hóa sản phẩm tài chính, nghiệp vụ mới cho thị trường, mà còn là thách thức ngay cả đối với bản thân các định chế này.

Trong vòng một hai năm tới, các tổ chức này sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ các định chế nước ngoài khi thị trường dịch vụ tài chính buộc phải mở cho các tổ chức nước ngoài theo cam kết WTO, trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ thị trường cũng như nâng cao khả năng quản lý rủi ro tại các định chế này.

Thứ tư, quá trình CPH DNNN đã tạo ra một nguồn cung hàng ổn định phong phú.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hoá trong thời gian qua là những doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn điều lệ không lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa có hiệu quả. Hiện nay, các DNNN lớn, có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt chƣa đƣợc CPH.

Trong khi đó, Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối tại các DNNN lớn đã thực hiện việc CPH.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, mà còn hạn chế nguồn cung hàng có chất lƣợng cho TTCK.

243

Thứ năm, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở mọi lĩnh vực. Đối với TTCK, nhà đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một nhân tố quan trọng quyết định diễn biến hàng ngày của thị trường. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở Châu Á đã cho thấy, trong số tất cả các dòng vốn đầu tư nước ngoài thì vốn đầu tư gián tiếp và các khoản vay quốc tế ngắn hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tác nhân gây rủi ro lại chính là tính thanh khoản cao của TTTC cũng nhƣ kỳ hạn đầu tƣ không ổn định của vốn gián tiếp, hoặc kỳ hạn đầu tƣ ngắn của dòng vốn vay. Kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy, các luồng vốn gián tiếp, vì một lý do nào đó, nếu không trực tiếp gây ra các cuộc khủng hoảng thì dòng vốn này cũng khiến cho các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương, gia tăng nguy cơ khủng hoảng toàn diện, đặc biệt khi luồng vốn gián tiếp bị rút ra khỏi thị trường, kéo theo sự tháo chạy một cách ồ ạt của các nguồn vốn vay. Rủi ro hệ thống dưới tác động của luồng vốn đầu tƣ gián tiếp và nguồn vốn vay quốc tế sẽ trở nên sâu sắc hơn và đƣa nguy cơ khủng hoảng tài chính trở thành khủng hoảng của nền kinh tế một khi lòng tin của nhà đầu tƣ vào hệ thống tài chính bị mất đi.

Thứ sáu, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước còn rất hạn chế.

Lĩnh vực chứng khoán là một lĩnh vực còn mới tại Việt Nam, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có sự chuyên môn hóa cao, sự hiểu biết không chỉ trong lĩnh vực công tác, mà cả kiến thức toàn diện vĩ mô và vi mô, về sự vận hành của nền kinh tế, những quan hệ nhân quả trong hoạt động thị trường... Trong khi đó, phần lớn đội ngũ cán bộ còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng quản lý, giám sát thị trường, mà tới cả định hướng phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 240 - 243)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)