Vai trò tác động TTTC đối với sự phát triển bền vững của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 83 - 87)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG

2.2. VAI TRÕ TÁC ĐỘNG CỦA TTCK PHÁT TRIỂN BỀN

2.2.1. Vai trò tác động TTTC đối với sự phát triển bền vững của

2.2.1.1. Tác động của TTTT đối với TTCK

Sự tác động của TTTT đối với TTCK đƣợc thể hiện thông qua sự tác động của tỷ giá hối đoái và lãi suất lên giá cả chứng khoán.

1. Tác động của tỷ giá đối với TTCK

Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động mạnh mẽ tới quyết định đầu tư trên TTCK. Trong kinh tế nói chung, nói đến sự tác động qua lại giữa kinh tế trong nước với kinh tế ngoài nước hay kinh tế ngoài nước với kinh tế trong nước, một phần được biểu hiện thống qua tỷ giá ngoại tệ.

25 Tuỳ theo từng nước, thời hạn này có thể là dưới 1 năm đến dưới 2 năm

26 Tuỳ theo từng nước, thời hạn này có thể là trên 2 năm

84

Các nhà đầu tư khi thực hiện hành vi đầu tư vào TTCK thường sử dụng tiền vốn ban đầu bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi làm ngoại tệ mất giá thì giá chứng khoán cũng bị giảm đi. Ảnh hưởng đó có thể tác động đến các nhà đầu tƣ, khiến họ rút vốn đầu tƣ từ TTCK. Nhƣ vậy, tác động của tỷ giá hối đoái thay đổi làm dịch chuyển đầu tƣ từ TTCK sang thị trường hối đoái và ngược lại.

Khi TTCK phát triển không bền vững và có xu hướng bong bóng sẽ kích thích đầu tƣ vào TTCK, dòng vốn đầu tƣ gián tiếp bằng ngoại tệ cũng có xu hướng dịch chuyển vào TTCK quốc gia. Đó là nhân tố tác động đến tỷ giá khiến đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.

2. Tác động của lãi suất đối với TTCK

Trên TTTT, hình thành nhiều loại lãi suất nhƣng đều đƣợc hình thành và vận động lên xuống theo lãi suất chung của TTTT.

Hiện nay, trên TTTT có các loại lãi suất và nội hàm nhƣ sau:

- Lãi suất tái cấp vốn đƣợc áp dụng khi NHTW thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM với tư cách là người cho vay cuối cùng và lãi suất này do NHTW xác định. Lãi suất đƣợc điều chỉnh tăng hay giảm phù hợp với mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ và có tác động một cách gián tiếp lên lãi suất tín dụng và do đó tới mặt bằng giá vốn trên TTTC.

Khi NHTW tăng đáng kể lãi suất này, lập tức mặt bằng lãi suất trên thị trường tín dụng tăng, kéo theo giá vốn trên TTTC tăng theo và làm xuất hiện các dòng chuyển dịch tài chính khác nhau: Giá chứng khoán giảm nếu lãi suất tăng, tốc độ mở rộng tín dụng giảm, kéo theo lạm phát giảm và ngƣợc lại.

- Lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng: là lãi suất bán buôn, thực hiện trong giao dịch, thoả thuận giữa các NHTM và các TCTD để đáp ứng nhu cầu về vốn thanh khoản của mình. Trong thị trường liên Ngân hang, NHTW luôn đóng vai trò vừa là người tổ chức, vừa là thành viên tham gia mua bán vốn ngắn hạn để trực tiếp tác động không chỉ đến trạng thái vốn khả dụng của các Ngân hàng thành viên khác, mà còn phải truyền tải đƣợc cơ chế điều hành lãi suất tín dụng đến toàn hệ thống NHTM. Khi NHTW mua hoặc bán công cụ tài chính trên thị trường này tức là đã sử dụng lãi suất theo công cụ nghiệp vụ thị trường mở - được coi là lãi suất điều tiết của NHTW trên thị trường tiền tệ.

Lãi suất liên Ngân hàng thường ở mức trung bình giữa lãi suất tái cấp vốn với lãi suất tiền gửi của NHTM tại NHTW – nghĩa là bằng cơ chế này, NHTW không khuyến khích các NHTM gửi tiền tại NHTW, cũng nhƣ không khuyến khích các NHTM xin tái cấp vốn mỗi khi thiếu vốn khả dụng mà NHTW chỉ đóng vai trò là ―người cho vay cuối cùng‖ với lãi suất

85

không hấp dẫn các NHTM. Đó cũng là cơ chế truyền tải mạnh nhất, tức thời nhất giữa lãi suất của NHTW với mặt bằng lãi suất trên thị trường tín dụng, qua đó, NHTW phát huy vai trò điều tiết TTTD.

- Lãi suất đấu thầu trái phiếu, tín phiếu NHTW và lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu của các NHTM đƣợc xác định phụ thuộc vào nhu cầu vốn của nền kinh tế và mục tiêu hoạt động của từng thời kỳ. Lãi suất này liên quan trực tiếp đến giá vốn trên TTCK theo cơ chế: Lãi suất chứng khoán nợ càng cao thì giá của nó càng thấp. Lợi tức cổ phần càng cao thì giá cổ phiếu càng cao…

Đối với TTCK: tỷ suất lợi nhuận của một chứng khoán bao gồm hai phần: phần lãi không có rủi ro (thường được tính bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm) và phần lãi có rủi ro (risk premium). Khi NHTW điều chỉnh các lãi suất chủ chốt, phần lãi không có rủi ro của chứng khoán cũng đƣợc điều chỉnh theo. Nhƣ vậy, lãi suất có tác động ngƣợc chiều đối với giá cả chứng khoán. Lãi suất tăng lên gần nhƣ luôn dẫn tới giá chứng khoán giảm. Xét về góc độ nền kinh tế vĩ mô, lãi suất cao hơn sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ tác động lên hoạt động của doanh nghiệp làm giảm doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận của công ty. Bởi vậy lãi suất cao hơn sẽ dẫn đến việc mọi người có kỳ vọng mức tăng lợi tức chứng khoán thấp hơn và giá chứng khoán phải giảm xuống để phản ánh tình hình mới.

Nhƣ vậy, có thể nói mối quan hệ tác động giữa lãi suất trên TTTT với TTCK có quan hệ trực tiếp với nhau, ảnh hưởng qua lại rất chặt chẽ và có tác động ngược chiều lẫn nhau.

2.2.1.2 Tác động của TTTD đối với TTCK

TTTD là nơi các ĐCTC (chủ yếu là các NHTM) huy động và đầu tƣ tín dụng để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Mối quan hệ tác động qua lại giữa TTTD với TTCK đƣợc thực hiện thông qua các yếu tố: Hình thức, lãi suất và mục tiêu tín dụng.

- Hình thức tín dụng:

Hình thức cung ứng tín dụng ngân hàng rất đa dạng, bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong khi TTCK lại chỉ luân chuyển các nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn. Do vậy, tác động của hình thức tín dụng đến TTCK khá phức tạp. Trong trường hợp áp dụng hình thức tín dụng dài hạn thì đối tƣợng và mục tiêu cho vay của TDNH và TTCK là cùng mục đích, do đó có lợi ích tương đồng nhau. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tƣ áp dụng các hình thức TDNH ngắn hạn để đầu tƣ trên TTCK có thể dẫn đến những rủi ro kép, tức là làm cho mức độ rủi ro trên TTCK tăng lên rất nhiều.

86

- Lãi suất tín dụng:

Một trong những công cụ đặc biệt quan trọng trong TTTD là lãi suất. Do vậy, tác động của TTTD đến TTCK đƣợc thể hiện thông qua cơ chế lãi suất (đã đƣợc phân tích trên đây).

Lãi suất trên TTTD đƣợc điều chỉnh tăng hay giảm có tác động đến mặt bằng giá vốn trên TTTC. Khi mặt bằng lãi suất trên TTTD tăng sẽ kéo theo giá vốn trên TTTC tăng theo. Tuy nhiên, lãi suất tín dụng càng cao thì càng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp làm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp giảm đi. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTCK.

Có thể thấy, lãi suất thị trường là nhân tố tác động trực tiếp tới giá cả chứng khoán thông qua việc thay đổi mức sinh lời của các nhà đầu tƣ khi chấp nhận đầu tƣ vào một loại chứng khoán lựa chọn. Khi TTTT có dấu hiệu thay đổi lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu từ NHTW thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng và tác động tới cung tín dụng từ phía NHTM, đồng thời cũng tác động tới giá cả chứng khoán. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của lãi suất tới trái phiếu và cổ phiếu lại khác nhau. Lãi suất tác động trực tiếp đến giá trái phiếu, khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi làm giá trái phiếu trên thị trường cũng thay đổi theo. Còn đối với cổ phiếu, quan hệ giữa lãi suất và giá cả của chúng không phải trực tiếp và thuận chiều. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất lên giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra sự thay đổi đó và mức độ tác động của thay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu. Thông thường, mối quan hệ giữa lãi suất và cổ phiếu là ngược chiều do khi lãi thị trường suất tăng, giá trái phiếu giảm thì nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ đầu tư cổ phiếu sang trái phiếu, khiến cho giá cổ phiếu giảm đi và ngƣợc lại.

Ngoài ra, khi lãi suất tăng sẽ thu hút nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào tiền gửi thay cho vào chứng khoán cũng tạo thêm hiệu ứng kéo giá chứng khoán ở thị trường thứ cấp đi xuống.

Lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá chứng khoán với lý do chi phí cơ hội. Khi lãi suất tăng lên, lợi tức của những khoản đầu tƣ khác cũng tăng lên. Lãi tiền gửi tiết kiệm và của các tài sản khác hưởng lãi suất đều tăng, khiến cho lãi cổ tức của chứng khoán thấp hơn tương đối. Những người tiết kiệm có thể chuyển một phần tiền của mình từ chứng khoán sang các loại tài sản hưởng lãi suất. Nhiều khi những biến động dự kiến trong lãi suất thị trường cũng đóng vai trò quan trọng quyết định hành vi của nhà đầu tư cũng tương tự như một sự thay đổi lãi suất thực tế. Nếu nhà đầu tư đều tin rằng lãi suất sẽ tăng lên trong tương lai, thị giá chứng khoán hiện thời sẽ phản ánh những kỳ vọng đó và TTCK sẽ giảm. Khi lãi suất giảm (hoặc sự

87

kỳ vọng rằng lãi suất sẽ giảm xuống) thường kéo theo sự bùng nổ của TTCK vì nhà đầu tƣ tin rằng triển vọng tăng thu nhập sẽ tăng lên.

Như vậy, có thể thấy TTCK chịu ảnh hưởng tác động bởi các công cụ không chỉ trên TTTT, mà cả trên TTTD. TTCK càng phát triển thì mối quan hệ ảnh hưởng giữa TTTT, TTTD và TTCK càng nhiều và mức độ ảnh hưởng tác động càng lớn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)