Dòng vốn đầu tƣ tăng mạnh là nhân tố tích cực góp phần thúc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 130 - 133)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

1.2.2. Dòng vốn đầu tƣ tăng mạnh là nhân tố tích cực góp phần thúc

1.2.2.1 Vốn đầu tư ngoài nước Về vốn đầu tƣ trực tiếp

Năm 2006: Vƣợt xa kế hoạch và cả con số dự báo, đầu tƣ trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 đã đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD, tính đến ngày 18/12/2006.

Năm 2007: FDI trong năm 2007 tiếp tục tăng mạnh, đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,1% so với năm 2006, là mức cao nhất so với các năm trước đó.

Năm 2008: Việt Nam đã chứng tỏ là ngôi sao đang lên ở khu vực Châu Á xét về mức độ thu hút đầu tƣ. Năm 2008 là năm mà Việt Nam thu hút lượng FDI cao nhất từ trước tới nay – đạt trên 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, bao gồm 60,3 tỷ USD của 1171 dự án đầu tƣ mới, gấp 3,2 lần và 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án đƣợc cấp phép từ các năm trước, tăng 42,3%.

131 Đồ thị 2.6 – Các dòng vốn vào Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Nguồn: UBCKNN

Năm 2009: vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm ƣớc đạt 20 tỷ USD (so với 64 tỷ USD năm 2008), vốn thực hiện ƣớc đạt khoảng 8 tỷ USD (so với 11,5 tỷ USD năm 2008). Nhƣ vậy, tốc độ tăng FDI năm 2009 có chậm lại so với năm 2008 song nhìn chung vẫn tăng nhiều so với những năm trước.

Vốn đầu tƣ gián tiếp

Dòng vốn đầu tƣ gián tiếp cũng tăng mạnh trong năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng của các thị trường vốn, đặc biệt là TTCK đang trên đà mở rộng về lượng. Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm cuối năm 2007 đạt 7,6 tỉ USD. Năm 2008, dòng vốn đầu tư gián tiếp có xu hướng đảo chiều, tuy nhiên không ồ ạt, tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp mà khối nhà đầu tư nước ngoài rút ra khỏi TTCK ước đạt gần 2 tỷ USD.

Sang năm 2009, quy mô FPI rút khỏi TTCK Việt Nam đã giảm dần và đã quay lại từ quý II năm 2009, tuy nhiên, trong năm 2009, FPI thâm hụt hơn 200 triệu USD.

Vốn ODA

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong dòng chảy vốn ODA. Tại Hội nghị tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 12/2008, các nhà tài trợ quốc tế cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam 5,4 tỷ USD (mức cao nhất từ trước tới nay). Giải ngân ODA cả năm 2008 ƣớc tính đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2007, trong đó vốn vay đạt 1,95 tỷ USD; viện trợ 250 triệu USD. Trong năm 2009, tổng giá trị vốn ODA đƣợc ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ ƣớc đạt 5,456 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD.

132

Kiều hối

Kiều hối là một trong những cấu thành quan trọng kế tiếp giúp Việt Nam bảo đảm cán cân thanh toán lành mạnh. Lƣợng kiều hối chuyển về nước qua hệ thống ngân hàng tăng hàng năm.

1.2.2.3 Vốn đầu tư trong nước:

Cùng với các nguồn vốn quốc tế, các nguồn lực trong nước trong thời gian qua cũng liên tục tăng cao.

Năm 2007, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 40,6% GDP; trong đó vốn đầu tƣ của khu vực dân cƣ và tƣ nhân tăng 19,5% và chiếm 34,4% tổng vốn đầu toàn xã hội.

Năm 2008: Vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ƣớc tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2%

so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có FDI 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%.

Đồ thị 2.7 – Tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội so với GDP

Nguồn: TCTK

Năm 2009: ƣớc tính tổng đầu tƣ toàn xã hội đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008. Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ NSNN, nguồn TPCP, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các DNNN) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tƣ của tƣ nhân và của dân cƣ là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%.

Có thể thấy trong giai đoạn 2006-2009 nguồn vốn đầu tƣ trong và

133

ngoài nước đều tăng cao. Đây là yếu tố tích cực và là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững TTCK ở nước ta.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)