Chính sách phát hành chứng chỉ quỹ đầu tƣ và tác động của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 156 - 162)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH

2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO HÀNG

2.1.4. Chính sách phát hành chứng chỉ quỹ đầu tƣ và tác động của

1. Chính sách và luật phát về phát hành CCQĐT giao dịch trên TTCK dần được hoàn thiện theo các thể chế của TTCK phát triển

Cùng với các loại công cụ khác của TTCK, CCQĐT nhận đƣợc sự quan tâm của công chứng đầu tƣ. Ngay từ những ngày đầu phát triển của TTCK, CCQĐT và hoạt động của quỹ đầu tƣ, CTQLQ đƣợc quy định cụ thể qua các văn bản pháp quy nhƣ sau:

- Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK quy định về các loại chứng khoán, trong đó bao gồm cả CCQ và phát hành CCQĐT;

- Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCKNN về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và CTQLQ;

- Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định về chứng khoán và TTCK;

- Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghịêp Việt Nam;

- Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và CTQLQ;

- Quyết định số 399/QĐ-UBCK ngày 15/9/2005 về giám sát CTQLQ, ngân hàng giám sát, QĐTCK;

157

- Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Quyết định số 30/2006/QĐ-BTC về bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK và CTQLQ kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ- BTC ngày 3/9/2004;

- Quyết định số 1351/QĐ-BTC ngày 13/8/2008 về sửa đổi mức thu phí giao dịch cổ phiếu, CCQ.

Những văn bản pháp lý nói trên đã thể hiện rõ những nội dung cụ thể về chính sách phát hành và quản lý CCQQĐT nhƣ sau:

Thứ nhất, quy định rõ những điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định về chứng khoán và TTCK đã quy định 2 điều kiện phát hành chứng chỉ QĐTCK ra công chúng, theo đó:

(i) Việc phát hành chứng chỉ QĐTCK lần đầu ra công chúng đƣợc thực hiện đồng thời với thủ tục xin phép thành lập QĐTCK.

(ii) Việc phát hành chứng chỉ QĐTCK để tăng vốn của QĐTCK phải đƣợc UBCKNN chấp thuận.

Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 144/NĐ-CP đã quy định thêm điều kiện phát hành chứng chỉ QĐTCK ra công chúng là: phải có tổng giá trị chứng chỉ quỹ xin phép phát hành đạt ít nhất 5 tỷ đồng và có phương án về việc đầu tƣ vốn thu đƣợc từ đợt phát hành chứng khoán quỹ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, quy định cụ thể quy trình phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư Theo Nghị định số 144/NĐ-CP và Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy trình phát hành chứng chỉ quỹ đƣợc thực hiện giống nhƣ phát hành cổ phiếu ra công chúng (điều kiện phát hành, hồ sơ phát hành, cấp phép phát hành, thông tin, phân phối, đình chỉ phát hành...).

Việc phát hành chứng chỉ quỹ phải tuân theo các quy định về báo cáo giống nhƣ phát hành cổ phiếu ra công chúng, do CTQLQ thực hiện.

Các mẫu biểu báo cáo phát hành đƣợc thực hiện theo Thông tƣ số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thứ ba, tăng tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào quỹ đầu

Quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu là 20% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, CCQĐT của một QĐTCK,

158

trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5%. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong CTCK liên doanh tối đa là 30%.

Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của bên nước ngoài đối với cổ phiếu đang niêm yết lên 30%. Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005, tỷ lệ này lại đƣợc nâng lên là 49%, theo đó:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trênTTCK Việt Nam đƣợc nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yêt, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là DNĐTNN chuyển sang hoạt động theo hình thức CTCP theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tối đa 49% tổng số CCQĐT niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tƣ chứng khoán.

- Không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập CTCK hoặc CTQLQ đầu tƣ chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ.

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia theo tỷ lệ 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và 30% tổng số cổ phiếu lưu hành của các NHTM niêm yết. Tỷ lệ tham gia của họ sẽ được mở rộng đối với những ngành nghề mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.

Thứ tư, quy định về giao dịch chứng chỉ quỹ trên SGDCK và TTGDCK

Các giao dịch về CCQ đƣợc quy định giống nhƣ giao dịch về cổ phiếu trên SGDCK, TTGDCK (mệnh giá, phương thức khớp lệnh, lô chẵn, đơn vị giao dịch, đơn vị yết giá, biên độ giao động giá, phí giao dịch chứng chỉ quỹ giống nhƣ cổ phiếu là 0,03%/trị giá giao dịch..)

2. Quy mô giao dịch CCQĐT ngày càng tăng trên TTCK là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến tính bền vững của TTCK Các quỹ đầu tƣ chứng khoán hiện đang hoạt động ở Việt Nam phần lớn là có yếu tố nước ngoài, là nơi thu hút dòng vốn FPI lớn vào TTCK.

NĐTNN đầu tư vào các TTGDCK hoặc SGDCK dưới 2 hình thức là: tham

159

gia thị trường phát hành và giao dịch cổ phiếu tại các TTGDCK hoặc SGDCK (gồm đấu giá CPH DNNN và giao dịch tại các TTGDCK hoặc SGDCK) và đầu tƣ qua các QĐTCK (gồm đầu tƣ qua văn phòng đại diện và đầu tƣ uỷ thác).

- Qua quỹ đầu tư:

Ƣớc tính năm 2008 vốn FPI khoảng 7,3 tỷ USD với 25 quỹ đầu tƣ nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam. Các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư thông qua: (i) Liên doanh quản lý quỹ; (ii) Thành lập quỹ mới bởi các CTQLQ; (iii) Tham gia vào các CTCK; (iv) Mua chứng khoán niêm yết.

Theo thống kê của UBCKNN, tính đến hết năm 2008 đã có khoảng 206 quỹ đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia TTCK Việt Nam. Hoạt động đầu tƣ thông qua 2 hình thức là qua văn phòng đại diện, nhân viên làm việc tại các văn phòng đại diện và đầu tƣ uỷ thác thông qua các đại diện giao dịch uỷ quyền.

Về giao dịch uỷ quyền, hiện còn có các giao dịch thông qua tài khoản môi giới mà không có hiển diện thương mại.

- Qua đầu tư vào chứng khoán:

Ngay từ những ngày đầu tiên, các NĐTNN đã có mặt ở TTCK Việt Nam. Đây là yếu tố tích cực đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam, góp phần tạo nên những thành công của TTCK và sẽ còn có những tác động tích cực đối với thị trường trong tương lai. Quy mô giao dịch của họ khá lớn, có tác dụng kích hoạt và điều chỉnh TTCK, tạo ra sự cân bằng cung cầu.

Năm 2007 đƣợc ghi nhận là năm NĐTNN tích cực tham gia TTCK Việt Nam với phần lớn là nhà đầu tƣ đang cƣ trú tại Việt Nam. Tuy còn khiêm tốn, song họ chiếm giữ khoảng 30% tổng giá trị giao dịch, khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường, tăng gấp 3 lần so với năm 2005.

Về giá trị giao dịch, NĐTNN năm 2007 đã bỏ ra khoảng 66.616 tỷ đồng mua chứng khoán và thu về 43.141 tỷ đồng từ các giao dịch bán ra.

Sự tham gia của các NĐTNN và phát hành chứng chỉ QĐT đã có tác động tích cực phát triển TTCK Việt Nam trên các mặt sau:

Thứ nhất, tăng thêm nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội Các CCQĐT góp phần tăng số lượng vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK để tăng đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thông qua việc kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng minh bạch, hiệu quả.

Thông qua việc phát hành CCQĐT đã làm tăng thêm nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, đặc biệt là vốn ĐTNN cho TTCK, đảm bảo cho TTCK phát triển ổn định.

160

Thứ hai, tác động tích cực đến TTCK

CCQĐT tác động vào cung cầu chứng khoán làm thay đổi giá của chứng khoán thông qua hoạt động đấu giá đƣợc tiến hành một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu các dao động "phi thị trường", góp phần nâng cao tính thanh khoản của TTCK. Bên cạnh đó, hoạt động của các QĐTCK đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong nước theo hướng tạo sự ổn định và hỗ trợ tâm lý tốt, góp phần tăng tính chuyên nghiệp thông qua hoạt động đầu tƣ dài hạn.

Đồ thị 2.14 – Sự tăng trưởng của CCQĐT giai đoạn 2004-2009

Nguồn: UBCKNN

Thứ ba, tác động tích cực tới hoạt động của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp

Tại thị trường cổ phiếu niêm yết, NĐTNN sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49%. Điều đó cho thấy, NĐTNN rất quan tâm và thích đầu tƣ vào những CTNY và tận dụng tối đa tỷ lệ sở hữu cho phép.

Cái mà họ cần là cổ phần của doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc là doanh nghiệp tƣ nhân.

Việc đại diện các quỹ đầu tƣ tham gia vào ban lãnh đạo các CTNY ở HOSE và HASTC giúp cho việc quản trị điều hành mang tính chuyên nghiệp hơn.

Các NĐTNN, đặc biệt là các tổ chức ngân hàng- tài chính khi đầu tƣ vốn vào TTCK Việt Nam thường quan tâm tới việc trở thành đối tác chiến lƣợc của các doanh nghiệp thông qua góp vốn, đầu tƣ mua cổ phiếu. Sự có mặt của các QĐTCK nước ngoài tạo điều kiện để thu hút các tổ chức, cá

161

nhân nước ngoài tìm hiểu, liên doanh liên kết với đối tác trong nước để thành lập các pháp nhân kinh doanh chứng khoán.

Các NĐTNN (chủ yếu là các quỹ đầu tư) là người tiên phong niêm yết chứng khoán ở các SGDCK quốc tế, tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ra nước ngoài. Chẳng hạn, vào tháng 3/2008, trong số 7 doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở SGDCK London thì hầu hết là các quỹ đầu tƣ huy động vốn quốc tế để đầu tƣ vào TTCK Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, do các quỹ đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện hơn doanh nghiệp Việt Nam, nên việc niêm yết của các quỹ đầu tƣ này là những kinh nghiệm tốt để các doanh nghịêp Việt Nam có thể học hỏi. Mặt khác, khi các nhà đầu tƣ quốc tế đã quan tâm lớn đến TTCK Việt Nam và nhà đầu tƣ London đã gián tiếp sở hữu doanh nghiệp Việt Nam thì có điều kiện để quảng bá cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Mặc dù có yếu tố tích cực, song việc giao dịch CCQĐT cũng là nhân tố gây biến động giá, gây khó khăn cho công tác quản lý TTCK

Sự hoạt động của các QĐTCK và việc phát hành CCQĐT chứng khoán cũng tạo ra những mặt ảnh hưởng tiêu cực đến sự bền vững của TTCK Việt Nam. Với TTCK non trẻ nhƣ Việt Nam, chỉ số chứng khoán nhiều khi bị đẩy lên thái quá nhƣ trong thời kỳ 2006-2007. Có những thời điểm, TTCK dường như chạy theo các NĐTNN. Ngoài tâm lý phong trào, thiếu kinh nghiệm thì một phần quan trọng là do sự tham gia của các NĐTNN làm tăng cầu, mặt khác là tâm lý "sính ngoại" của các nhà đầu tƣ trong nước, đầu tư theo chiều hướng của NĐTNN.

Trong thời gian qua, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam nhanh và nhiều, thậm chí vƣợt quá sự dự đoán và khả năng chịu đựng của nền kinh tế, từ đó tạo ra một số phản ứng tiêu cực cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, NĐTNN đầu tƣ nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho họ, nên không loại trừ khả năng đầu cơ, lũng đoạn thị trường. Họ có thể dẫn dắt thị trường theo ý muốn trong những giai đoạn nhất định theo cách thức mua vào bán ra theo kiểu cuốn chiếu. Với tỷ lệ nắm giữ từ 25-30% số cổ phiếu nắm giữ, nếu họ đồng loạt rút vốn và số vốn rút ra sẽ khoảng trên 4,2 tỷ USD, cao gấp 2,3- 3 lần lƣợng vốn đổ vào, gây tâm lý hoảng loạn cho các nhà đầu tƣ trong nước, làm giảm sút dự trữ quốc gia, tạo rủi ro cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài, cũng như hoạt động của các CTNY.

Bên cạnh đó, sự đầu tƣ không cân đối trên TTCK Việt Nam của các NĐTNN cũng gây nên những bất cập. Họ chủ yếu đầu tƣ vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, không thật quan tâm tới thị trường trái phiếu. Đối với các CTNY lớn có tình hình tài chính tốt, NĐTNN luôn nắm giữ tỷ lệ

162

cổ phiếu cao. TPDN chƣa phải là một đích ngắm của các NĐTNN. Gần đây, họ có sự chuyển hướng tốt hơn khi đầu tư vào thị trường TPDN.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 156 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)