Diến biến của cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 111 - 115)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG

3.4. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008

3.4.2. Diến biến của cuộc khủng hoảng

Countrywide Financial là nạn nhân đầu tiên của cơn bão tín dụng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. Công ty này từng nắm giữ 20% thị trường cho vay bất động sản, chỉ trong vài tháng đã bị đẩy đến sát bờ vực phá sản và buộc phải bán lại cho Bank of America vào tháng 1 năm 2008.

Hai tháng sau, sự sụt giá không kiểm soát nổi của các khoản đầu tƣ tài chính – bất động sản đã buộc Tập đoàn môi giới chứng khoán Bear Stearns của Mỹ tê liệt và chấm dứt hoạt động sau 85 năm tồn tại. Bear Stearns phải chấp nhận bán lại cho đối thủ JP Morgan Chase với giá 240 triệu USD, bao gồm cả trụ sở của hãng này. Tại thời điểm đó, giá mỗi cổ phiếu của Bear Stearns là 2 USD, trong khi giá trước đó một năm là 170 USD.

Vào tháng 7/2008, chính phủ Mỹ buộc phải tiếp quản ngân hàng bất động sản IndyMac sau khi ngân hàng này mất khả năng thanh toán tiền gửi do không đòi đƣợc các khoản cho vay nhà đất. Với giá trị tài sản 32 tỷ USD, IndyMac đánh dấu một sự đổ vỡ ngân hàng lớn thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ.

Ngày 7/9/2008, trước tình hình hai tập đoàn cho vay thế chấp bất động sản khổng lồ của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac lỗ tới 3,1 tỉ USD

112

trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2008, Chính quyền Mỹ đã phải bỏ ra 25 tỉ USD để tiếp quản hai công ty sở hữu và bảo lãnh trên 5000 tỉ USD bất động sản, tương đương gần 50% giá trị thị trường bất động sản.

Ngày 15/9/2008, nền kinh tế Mỹ tiếp tục chứng kiến một cơn ―địa chấn‖ mới khi Tập đoàn ngân hàng đầu tƣ lớn thứ tƣ của Mỹ là Lehman Brothers Holdings Inc. chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi hai ngân hàng lớn là Barclays (Anh) và Bank of America Corp. (Mỹ) đều từ chối các cuộc đàm phán nhằm mua lại tập đoàn tài chính này. Giá cổ phiếu Lehman đã giảm tới 94% tính từ đầu năm. Trước đó, ngày 10/9/2008, Lehman công bố thua lỗ 3,9 tỷ USD trong quý III/2008 do sự sụt giảm giá trị tài sản cho vay thế chấp.

Cũng trong ngày 15/9/2008, ngân hàng Merrill Lynch đã phải đồng ý để Bank of America Corp. mua lại với giá 50 tỷ USD còn tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ là American International Group (AIG) hoàn toàn mất thanh khoản.

Ngày 17/9/2008, Chính phủ Mỹ quyết định ra tay cứu AIG với việc bơm 85 tỷ USD vốn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới đang có nguy cơ phá sản do đầu tƣ vào các loại chứng khoán đƣợc đảm bảo bằng nợ địa ốc.

Khủng hoảng càng tăng lên khi Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết vào ngày 25/9/2008 sẽ phong toả ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ là Washington Mutual (WaMu) và sẽ bán các khoản vốn huy động của ngân hàng này cho JPMorgan Chase, ngân hàng lớn thứ 3 tại Mỹ tính theo tài sản. Trước đó, WaMu đã buộc phải rao bán chính mình do thua lỗ tới 19 tỷ USD phát sinh từ các khoản nợ xấu cho vay thế chấp. Chính JPMorgan đã đề nghị mua lại WaMu với mức giá 4 USD/cổ phiếu nhƣng bị từ chối. Đến ngày 25/9/2008, giá cổ phiếu WaMu chỉ còn 1,54 USD.

Ngày 26/9/2008 đến lƣợt ngân hàng lớn thứ tƣ là Wachovia tiến đến bờ vực khi cổ phiếu của ngân hàng này chỉ còn 8,9 USD vào phiên đóng cửa TTCK New York cuối ngày, giảm mất 80,25% so với 1 năm trước.

Trong vòng 1 năm qua, ngân hàng Wachovia đã lỗ 122 tỷ USD do liên quan đến quyền chọn chứng khoán xuất phát từ vay địa ốc. Đến sáng 29/9 Citigroup, tập đoàn ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tổng tài sản, đã chính thức mua lại mảng hoạt động tín dụng của tập đoàn ngân hàng Wachovia.

Hàng loạt cổ phiếu trên TTCK Mỹ bước vào phiên giao ngày 15/9/2009 đã ngay lập tức giảm giá ở mức độ chóng mặt kéo giá trị thị trường giảm 300 tỷ USD. Đây là mức giảm giá mạnh nhất kể từ năm 2002.

Sự tụt giảm dữ dội và bất ngờ này là do các nhà đầu tƣ đồng loạt bán tháo cổ phiếu do lo ngại vụ phá sản của ngân hàng đầu tƣ lớn thứ 4 Mỹ

113

là Lehman Brothers Holdings Inc. sẽ làm cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ ngày càng trầm trọng. Cổ phiếu Lehman giảm 95% xuống chỉ còn 20 cent sau khi những khoản lỗ do cho vay thế chấp dưới chuẩn đã đẩy ngân hàng có tuổi đời lên tới 158 năm này buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào đầu giờ sáng 15/9/2008.

Cổ phiếu của Tập đoàn AIG (American International Group Inc.) giảm 42% do những lo ngại xung quanh khoản vay Cục dự trữ liên bang Mỹ 40 tỷ USD. Cổ phiếu Bank of America Corp. giảm 14% sau khi ngân hàng này đồng ý mua Merrill Lynch & Co. với giá 50 tỷ USD. Trong khi đó, cổ phiếu Exxon Mobil Corp. và Valero Energy Corp. giảm 3,7% do giá dầu rớt xuống dưới ngưỡng 95 USD/thùng.

Tại New York, chỉ số chứng khoán Standard & Poor‘s 500 giảm 2,2% xuống 1.224,39 điểm vào sáng 15/9. Nhƣ vậy, chỉ số này đã giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục ghi vào tháng 10/2007. Trong đó, các cổ phiếu tài chính dẫn đầu về sự sụt giảm với 41% trong tuần. Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của hàng loạt biến cố trên thị trường tài chính Mỹ, cổ phiếu ở khắp nơi từ Âu sang Á cũng đã giảm rất mạnh. Cùng lúc, đồng USD giảm ở mức mạnh nhất trong vòng 1 thập kỷ qua so với đồng Yên của Nhật.

Các cổ phiếu ngân hàng châu Âu giảm mức mạnh nhất trong 8/2008. Cụ thể, chỉ số Dow Jones Stoxx 600 Banks Index giảm 6,2 percent, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1. Trong đó, đại gia cho vay bất động sản lớn nhất tại Anh là HBOS Plc giảm 18%; UBS AG giảm 15%.

Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và các nền kinh tế đầu tàu khu vực nhƣ: Đức, Anh, Italia... đều ảm đạm.

Ngoài những cái tên đã sụp đổ, thế giới tài chính đang lo lắng cho rất nhiều số phận khác trong Ngân hàng Morgan Stanley và hàng loạt các ngân hàng khác tại Anh, Pháp, Nga… do các khoản nợ có liên quan tới các vụ sụp đổ nói trên và sự chao đảo về giá cổ phiếu trên TTCK.

Đến ngày 29/9/2008, Bộ Tài chính Anh đã chính thức đoạt quyền kiểm soát tập đoàn cho vay kinh doanh bất động sản lớn nhất nước này là Bradford & Bingley Plc (B&B). Theo đó, Bộ Tài chính Anh sẽ tiếp quản tổng số vốn vay và thế chấp ghi trên sổ sách trị giá 50 tỷ Bảng Anh (tương đương 91 tỷ USD). Bradford & Bingley là ngân hàng lớn thứ ba liên tiếp tại Anh rơi vào tình cảnh bi đát kể từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng xảy ra hơn một năm qua. Northern Rock PLC đã bị quốc hữu hoá hồi tháng 2 và sau đó là HBOS PLC đƣợc bán cho Lloyds TSB Group PLC vào ngày 18/9.

114

Trước đó, chính phủ các nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã phải bơm tiền cứu ngân hàng lớn nhất Bỉ là Fortis, trong khi đó chính phủ Đức phải đảm bảo một khoản vay lớn lên tới 35 tỷ euro cho tập đoàn cho vay bất động sản thương mại lớn thứ 2 nước này là Hypo Real Estate nhằm tránh khỏi tình trạng mất tính thanh khoản.

Tại Iceland, chính phủ nước này đã đồng ý bỏ ra là 600 triệu USD mua 75% cổ phần tại Glitnir Bank hf, ngân hàng lớn thứ 3 tại nước này tính theo giá trị thị trường.

Ngân hàng Roskilde Bank A/S cũng đƣợc Ngân hàng Trung ƣơng Đan Mạch ra tay cứu giúp do phải trích lập dự phòng bất động sản giảm giá quá lớn. Ngân hàng này vừa bán các chi nhánh của mình cho Nordea Bank AB, Spar Nord Bank A/S và Arbejdernes Landsbank A/S.

Phản ứng với các sự kiện xấu này, Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu đã phải tuyên bố từ giờ tới cuối năm nay sẽ bơm thêm vốn vào các ngân hàng thông qua các cuộc đấu thầu trái phiếu ―đặc biệt‖ nhằm giảm sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất vay vốn đồng euro cho thời hạn 3 tháng đã tăng lên mức cao kỷ lục là 5,24%.

Ngày 17/9/2008, Bộ Tài chính Nga thông báo đang phải bơm 45 tỷ USD cho ba ngân hàng Sberbank, VTB và Gazprombank với thời hạn 3 tháng hoặc dài hơn để duy trì thanh khoản. Chính phủ Nga cũng buộc TTCK phải ngừng giao dịch do giá sụt quá mạnh. Các sàn giao dịch chứng khoán tại Nga đã bị ngừng giao dịch trong vòng một tiếng đồng hồ hôm 16/9/2008 và sau đó đóng cửa trong 2 ngày liên tiếp 17-18/9/2008 khi có quyết định chính thức của cơ quan quản lý tài chính nước này. Đây là một động thái nhằm ngăn chặn tình trạng mất giá thảm hại (tổng cộng hơn 25%) của các cổ phiếu, giúp chính phủ có đủ thời gian đƣa ra kế hoạch giải cứu thị trường. Trong khi đó, đồng rúp của Nga đã mất khoảng 4,8% so với đồng USD tính từ ngày 8/8/2008 và lạm phát tại Nga đã lên mức 15%

vào tháng 8 vừa qua.

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn nhƣ lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm đáng kể. Theo Uỷ ban châu Âu, tăng trưởng kinh tế ở châu lục này sẽ giảm xuống còn 1,5% năm 2009, thấp hơn mức kỳ vọng 1,7% năm 2008.

Còn tại Châu Á, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu của Mỹ Standard & Poors (S&P) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Châu Á chưa có dấu hiệu hồi phục ít nhất là đến hết năm nay do tăng chi phí hàng hóa, lương thực, nhiên liệu. Theo S&P, ngoại trừ New Zealand, tất cả các nước đều tăng lãi suất và dự báo sẽ duy trì xu hướng này trong những tháng cuối năm 2008.

115

S&P hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2008 từ 8,2 - 8,7% dự báo tháng 4/08 xuống 7,5 - 8%; Singapore từ 5,3 - 5,8% xuống 4,2 - 4,7%; Việt Nam từ 8 - 8,5% xuống 5,7 - 6,3%; Hàn Quốc từ 4,8 - 5,3% xuống 4 - 4,5%; New Zealand từ 1,8 - 2,3% xuống 1 - 1,5%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm, do những khó khăn của kinh tế Mỹ và những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. IMF dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm ngoái và 2,4% năm 2006.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)