Lạm phát với những biến động có ảnh hưởng lớn đến tình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 133 - 136)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

1.2.3. Lạm phát với những biến động có ảnh hưởng lớn đến tình

Lạm phát bản thân nó không ảnh hưởng trực tiếp tới TTCK, tuy nhiên khi xảy ra lạm phát hoặc lạm phát tăng cao thường kéo theo các tác động của tăng lãi suất, giảm lƣợng cung tiền, do đó có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tƣ sẽ tăng lên, nhà đầu tƣ sẽ cân nhắc nên đầu tƣ vào TTCK, nơi lợi nhuận cao nhƣng rủi ro lớn hay gửi tiền tiết kiệm. Ngoài ra, chi phí vay của cá nhân tăng tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, trong khi giá cả tăng khiến dự phòng của các hộ gia đình giảm đi. Nhìn chung, lạm phát cao sẽ làm cho TTCK kém hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ

Điểm lại những con số lạm phát trong giai đoạn 2001-2010 cho những đánh giá sau:

Giai đoạn 2001-2005: nhìn chung mức lạm phát không cao và nằm trong giƣosi hạn kiềm chế đƣợc.

Năm 2006: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0,5% so với tháng trước, đưa CPI của cả năm lên 6,6%. Có thể coi đây là một thành công vì CPI 2006 đã thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế (8,23%) – đạt mục tiêu đƣợc Quốc hội đề ra từ đầu năm. Nhƣ vậy, mục tiêu kiềm chế mức tăng CPI năm 2006 đã hoàn thành. Mức 6,6% cũng là mức khả quan nhất trong vòng 3 năm (năm 2005 là 8,4%; năm 2004 là 9,5%). Vì thế, lạm phát thấp là điều kiện để TTCK nước ta có điều kiện phát triển và tăng trưởng cao, thậm chí có sự tăng trưởng bứt phá. Nếu như năm 2005 chỉ số VN-Index mới đạt 307,5 và Hastc-Index có khởi điểm là 96,24 thì sang năm 2007 chỉ số VN-Index đã tăng vọt lên 751,77 điểm (tức tăng gần 150%), còn Hastc-Index tăng 242,89 điểm (tức tăng trên 150%).

Năm 2007: CPI đã tăng vọt lên mức 2 con số, đạt mức 12,63% so với năm 2006 và bắt đầu có dấu hiệu lạm phát (cao nhất trong vòng 12 năm qua). Đặc trƣng của CPI năm 2007 là hầu hết các nhóm hàng đều có tốc độ tăng giá cao hơn năm trước. Đặc biệt, các nhóm hàng lương thực thực phẩm và vật liệu xây dựng tăng mạnh (11-15%). Hai nguyên nhân đƣợc nhắc đến nhiều nhất là mặt bằng giá thế giới tăng quá cao (giá vàng, xăng dầu lên mức kỷ lục) và sức ép lớn từ nguồn vốn nước ngoài (khoảng 14-15 tỷ USD đổ vào Việt Nam, cao hơn nhiều dự đoán, đã gây biến động lớn về cân đối tiền hàng). Mặc dù năm 2007 CPI tăng cao song sức nóng của nó chưa ảnh hưởng nhiều đến TTCK, bởi vì nhu cầu đầu tư chứng khoán trong năm 2007 đang tăng đột biến.

134 Đồ thị 2.8 – Chỉ số CPI giai đoạn 2001-2007

Nguồn: TCTK

Tuy nhiên, đầu năm 2008 lạm phát đã tăng rất cao, có thời điểm đạt trên 20% buộc Chính phủ phải ban hành và thực hiện nhiều giải pháp, chính sách đồng bộ nhƣ: Thắt chặt tiền tệ, tín dụng và điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá; tiết kiệm chi tiêu ngân sách, sắp xếp lại kế hoạch đầu tƣ và cắt giảm các dự án đầu tƣ kém hiệu quả; điều chỉnh thuế quan, khuyến khích xuất khẩu và tăng cường quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu; chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí sản xuất, chống đầu cơ, tăng cường quản lý thị trường giá cả; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, cân đối cung cầu. Chỉ số giá tiêu dùng trong nước đang từ 3,9% tháng 5; 2,1% tháng 6 hạ xuống 1,13% tháng 7, 1,56% tháng 8, 0,18% tháng 9, sau đó giảm vào các tháng cuối năm 2008 (tháng 10 - 0,19%, tháng 11: -0,76%, tháng 12: -0,68%). Nhờ vậy, tình hình thị trường và giá cả đang từng bước ổn định trở lại. Tốc độ tăng lạm phát đến cuối năm 2008 đã dừng ở mức 19,9%.

135 Đồ thị 2.9 – Diễn biến lạm pháp năm 2008

Nguồn: TCTK

Tuy nhiên, do lạm phát làm tăng trưởng kinh tế năm 2008 tụt gần 2 điểm %, xuống còn 6,18%, so với mức các trên 7% của các năm trước.

Đồng thời, chính mức lạm phát cao đã là nhân tố sâu xa và quan trọng ảnh hưởng đến tính bền vững của TTCK. Đặc biệt, yếu tố này đã làm thị trường sụp đổ trước khi cơn bảo khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nổ ra. Chỉ số VN-Index đầu năm 2008 đã đạt mức rất cao: 921,07 điểm vào ngày 2/1/2008 đã giảm mạnh xuống còn 366,02 điểm vào ngày 20/6/2008 và Hastc-Index đạt 323,55 điểm, nhƣng đã giảm xuống 105,12 điểm vào cùng thời kỳ.

Đồ thị 2.10 – Diễn biến Chỉ số VN-Index năm 2008

Nguồn: www.hsx.vn

136

Nhƣ vậy, có thể thấy sự phát triển của TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, song sự tác động của lạm phát được coi là nhân tố khởi đầu ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của thị trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)