Cơ hội phát triển TTCK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 235 - 240)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT

1.2. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

1.2.1. Cơ hội phát triển TTCK

TTCK chịu nhiều ảnh hưởng của diễn biến kinh tế hiện tại cũng như triển vọng phát triển của nền kinh tế, trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, sự phát triển của TTCK còn đƣợc quyết định bởi hàng loạt các nhân tố khác, chẳng hạn nhƣ thói quen, mức độ hiểu biết của công chúng đầu tƣ về TTCK, những điều kiện mang tính lịch sử của nền kinh tế và cơ cấu hiện tại của nền kinh tế, bao gồm cả mức độ tiết kiệm của xã hội.

Trong giai đoạn sắp tới, TTCK sẽ có cơ hội phát triển dựa trên các nền tảng sau:

Thứ nhất, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh:

Sự phát triển của TTCK phụ thuộc trước hết vào tăng trưởng kinh tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng mạnh, môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở làm tăng nhu cầu đầu tƣ của xã hội, tăng nhu cầu về vốn đầu tƣ.

Trong hai thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng mạnh. Môi trường kinh doanh và đầu tư ngày càng được cải thiện, hệ thống pháp lý cũng nhƣ các chính sách kinh tế dần đƣợc hoàn thiện theo hướng thông thoáng, nhất quán hơn. Kinh tế Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực. Về nguyên tắc, mục tiêu phát triển kinh tế có thể đạt đƣợc mà không cần tới sự phát triển của TTCK, nhƣng kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng, sự phát triển của TTCK luôn đồng hành với sự phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng nhất hỗ trợ sự phát triển của TTCK.

Thứ hai, nhu cầu về vốn đầu tư của Chính phủ và các thành phần kinh tế khác tiếp tục ở mức cao:

Một trong những điều kiện chính quyết định sự phát triển TTCK Việt Nam đó chính là nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tƣ của khu vực tài chính công cũng nhƣ các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế.

Chính sách nợ công và những kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường. Thị trường trái phiếu đã và đang đƣợc quan tâm phát triển nhằm huy động vốn bù đắp cho thâm hụt ngân sách và tài trợ cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng. Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phân bổ nguồn tiết kiệm của

236

đất nước, nhưng mặt khác lại tạo ra nhân tố định hướng quan trọng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu, góp phần tạo ra một thị trường vốn hiện đại và toàn diện hơn.

Nhu cầu về vốn đầu tƣ và phát triển không chỉ trong khu vực tài chính công, mà còn phát sinh từ khu vực kinh tế tƣ nhân năng động. Tăng trưởng kinh tế và sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân gắn liền với nhiều dự án phát triển phải triển khai.

Sự phát triển của TTCK trong những năm 2006, 2007 đã chứng tỏ đây là một kênh dẫn vốn quan trọng, cung cấp nguồn tài chính dài hạn mà hệ thống ngân hàng không thể thực hiện đƣợc, cho một bộ phận các doanh nghiệp trong khu vực tƣ nhân.

Do vai trò dẫn vốn trung và dài hạn của TTCK đã đƣợc khẳng định, vì vậy, cùng với nhận thức xã hội ngày một nâng cao, trong thời gian tới thị trường này sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi mà hệ thống ngân hàng không thể cung cấp đủ nguồn tài chính cho nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, quá trình cổ phần hóa các DNNN tiếp tục được thúc đẩy cùng với sự tăng trưởng với tốc độ nhanh của khối doanh nghiệp tư nhân.

Sự tăng trưởng của TTCK trong giai đoạn vừa qua chủ yếu được thúc đẩy từ bên cung của TTCK, mà đặc biệt là quá trình CPH DNNN.

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tốt, và viễn cảnh hội nhập kinh tế toàn diện, thì một khu vực kinh tế tƣ nhân năng động kết hợp với nỗ lực tái cơ cấu DNNN đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chương trình CPH và phát triển khu vực tư nhân sẽ tiếp tục làm tăng quy mô của TTCK trong tương lai, khơi thông nguồn cung chứng khoán hấp dẫn, và cùng với tính thanh khoản cao của thị trường, sẽ góp phần thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm sắp tới.

Thứ tư, sức mạnh nội lực và nhu cầu tăng trưởng của bản thân TTCK

TTCK đã có một quá trình vận hành 10 năm, hoạt động về cơ bản là ổn định và có xu hướng phát triển tốt. Các chủ thể tham gia tiếp tục tích lũy kinh nghiệm và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Cấu trúc của thị trường đã được định hình rõ ràng, về cơ bản đã theo những thông lệ quốc tế và đang ngày càng đƣợc hoàn thiện.

Cho tới thời điểm hiện tại, TTCK đã tích hợp những nền tảng tương đối căn bản cho sự phát triển lâu dài, kể cả bên cung và bên cầu chứng khoán. Hàng hoá cho TTCK ngày càng phong phú hơn và có chất lƣợng hơn. Đây là kết quả không thể phủ nhận của quá trình cải cách DNNN và chương trình gắn CPH với niêm yết/đăng ký giao dịch của Chính phủ. Khu

237

vực tƣ nhân cũng đang phát triển mạnh và chứng kiến sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hai nguồn cung tiềm năng các chứng khoán này không chỉ hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, mà kể cả các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống cơ sở các nhà đầu tƣ năng động cũng đã tạo ra tính thanh khoản cho TTCK. Hoạt động giao dịch thị trường ngày càng trở nên sôi động hơn và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của giới đầu tƣ trong nước. Mặt khác, TTCK nằm trong xu thế chung của quá trình hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo các cam kết quốc tế, điều này khiến cho TTCK Việt Nam nhanh chóng thu hút đƣợc sự quan tâm của các giới đầu tƣ quốc tế. TTCK càng thanh khoản thì cơ hội phát triển của thị trường càng lớn.

Sự phát triển của TTCK còn đƣợc thúc đẩy bởi hệ thống các tổ chức trung gian tài chính, các tổ chức phụ trợ thị trường bao gồm các CTCK, CTQLQ, các ngân hàng lưu ký, các tổ chức kiểm toán. Với một số lượng lớn các tổ chức trung gian (lớn nhất trong khu vực), môi trường kinh doanh của khu vực dịch vụ chứng khoán đã rất cạnh tranh, bảo đảm chất lƣợng dịch vụ sẽ được cải thiện nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Dưới áp lực cạnh tranh, vai trò của các định chế trung gian đã đƣợc khẳng định trong thời gian qua. Mặc dù còn nhiều điểm cần hoàn thiện, nhƣng hệ thống các tổ chức trung gian đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của TTCK. Hệ thống các tổ chức trung gian đã vƣợt qua chức năng truyền thống là cầu nối giữa bên cung và bên cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, các tổ chức này đã nắm giữ vai trò quan trọng hơn, đặc biệt có ý nghĩa đối với TTCK Việt Nam còn sơ khai, đó là động lực chính hỗ trợ phát triển ở cả bên cung và bên cầu của TTCK.

Một trong những ƣu thế của TTCK Việt Nam đó là tính thanh khoản của thị trường. Mặc dù là một thị trường mới, tuy nhiên sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tƣ cá nhân đã giúp TTCK trở thành một trong những thị trường có mức thanh khoản khá cao so với trong khu vực. Các chỉ số thanh khoản của thị trường như tỷ lệ giá trị giao dịch trên mức vốn hóa, tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP của TTCK Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan, Malaysia. Nhìn chung, tính thanh khoản của TTCK càng cao, thì càng thu hút đƣợc dòng FPI.

Tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam còn đƣợc khẳng định khi so sánh với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Thực tế, giá trị vốn hóa thị trường Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các quốc gia trong khu vực, mặc dù tốc độ tăng trưởng mức vốn hóa của Việt Nam trong thời gian vừa qua là rất ấn tƣợng, đặc biệt trong năm 2006.

238 Đồ thị 3.1 - Giá trị giao dịch so với Vốn hóa thị trường (% )

Nguồn: UBCKNN

Đồ thị 3.2 - Giá trị giao dịch so với GDP (%)

Nguồn: UBCKNN

239 Đồ thị 3.3 - Vốn hóa thị trường so với GDP (% )

Nguồn: UBCKNN Đồ thị 3.4 - Tăng trưởng tỷ lệ Vốn hóa thị trường so với GDP (% )

Nguồn: UBCKNN

Thứ năm, nhận thức của xã hội về vai trò và lợi ích của TTCK đã và đang ngày càng được nâng cao.

Sự phát triển của TTCK phụ thuộc trước hết vào tình hình kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, ngoài ra, cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhận thức của xã hội, thói quen, văn hóa. Sau 10 năm vận hành, sự tăng trưởng mạnh số lƣợng các nhà đầu tƣ, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đã cho thấy sức lan truyền và tính phổ cập của TTCK. Cơ sở nhà đầu tư tăng trưởng nhanh, ổn định cũng đã góp phần làm tăng tính thanh khoản của TTCK. Đồng thời, tính thanh khoản cao của TTCK lại là sức hút đối với lớp các nhà đầu tƣ mới. Từ đây, hình thành một cơ sở nhà đầu tƣ vững chắc, bảo đảm nhu cầu về chứng khoán bền vững để có thể hấp thụ lƣợng cung chứng khoán ngày

240

càng tăng của TTCK. Các tổ chức phát hành cũng đã nhận thức đƣợc lợi ích của TTCK. Những đòi hỏi khắt khe của công chúng đầu tƣ, của những quy định trong lĩnh vực chứng khoán cũng đã làm thay đổi tƣ duy và tập quán quản lý doanh nghiệp, làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, đã đƣa TTCK không chỉ trở thành một kênh dẫn vốn hiệu quả, mà quan trọng hơn, còn là một tác nhân làm gia tăng giá trị của chính tổ chức phát hành.

Thứ sáu, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các chính sách quản lý cởi mở, thân thiện

Sự hội nhập ngày càng sâu và toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới làm tăng nhu cầu đầu tƣ không chỉ từ phía các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành trong nước. Các nhà đầu tƣ quốc tế cũng bị thu hút bởi sự năng động của nền kinh tế cũng nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam. Sức cầu sẽ đƣợc tiếp tục đƣợc đẩy mạnh sẽ là động lực phát triển nguồn cung chứng khoán từ phía các doanh nghiệp trong nước cũng như tiến trình CPH các DNNN.

Sự hội nhập cũng đã làm thay đổi căn bản thể chế, chính sách trong hoạt động kinh tế và đầu tƣ của Việt Nam. Nhìn chung, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tƣ, hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc hoàn thiện theo thông lệ quốc tế, đã tạo dựng ra môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, công bằng và thân thiện với nhà đầu tƣ. Đặc biệt, các quy định trong lĩnh vực chứng khoán đã từng bước đưa TTCK trở nên minh bạch, công khai, công bằng hơn, làm giảm chi phí tham gia và tiếp cận thị trường. Điều này củng cố lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng nhƣ đƣa TTCK gần hơn tới các tổ chức phát hành.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 235 - 240)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)