Đánh giá về cơ sở nhà đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 209 - 212)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TTCK

3.1.2. Đánh giá về cơ sở nhà đầu tư trong nước

1. Cùng với sự tăng trưởng của TTCK cơ sở nhà đầu tư trong nước cũng tăng lên nhanh chóng

Trong giai đoạn 2000-2005 do TTCK mới hình thành, quy mô giao dịch còn nhỏ nên số lƣợng tài khoản của nhà đầu tƣ còn ít. Năm 2000, mới có gần 3000 tài khoản, năm 2005 tăng lên khoảng trên 30.000 tài khoản.

Tuy nhiên, đến năm 2006, số lƣợng tài khoản giao dịch của nhà đầu tƣ đã lên gần 110.000 (tăng gần 4 lần so với cuối năm 2005), trong đó nhà đầu tư nước ngoài khoảng 1.700 tài khoản.

Năm 2007, số lƣợng tài khoản giao dịch của nhà đầu tƣ đã lên trên 300.000 tài khoản. Đặc biệt đến tháng 12/2009, trên TTCK đã có 766.725 tài khoản giao dịch, trong đó số tài khoản của nhà đầu tƣ cá nhân là 763.578 (chiếm 99,59%).

210 Đồ thị 2.22 - Số lƣợng tài khoản của nhà đầu tƣ

Nguồn: UBCKNN

Như vậy, có thể thấy cùng với sự tăng trưởng của TTCK ở Việt Nam thì sự tăng trưởng nhanh và liên tục của các nhà đầu tư trên TTCK là khá ấn tƣợng, tạo cơ sở để gia tăng lƣợng cầu về chứng khoán.

2. Trong khi cơ sở nhà đầu tư cá nhân tăng nhanh thì tỷ lệ các nhà đầu tư tổ chức lại không tăng tương ứng

So với các quốc gia trong khu vực, trong khi quy mô và chỉ số của TTCK Việt Nam đƣợc coi là có sự phát triển vƣợt bậc trong giai đoạn 5 năm vừa qua, thì sự phát triển hệ thống các nhà đầu tƣ tổ chức là kém hơn cả, thậm chí là không bằng các quốc gia trong khu vực.

Trong các quốc gia có thị trường vốn đang phát triển thuộc khu vực ASEAN (không bao gồm Singapore), Malaysia là quốc gia có TTCK phát triển nhất khi có tỷ lệ nhà đầu tƣ tổ chức là cao nhất, trong đó tỷ lệ tổng tài sản của các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm so với GDP chiếm gần 100% năm 2007 và 80% năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Việt Nam là 4,54% năm 2007 và giảm xuống còn 3,85% năm 2008.

Đối với Việt Nam: trong năm 2007 số tài khoản của nhà đầu tƣ tổ chức là 3.147 (chiếm chƣa đến 1% cơ sở nhà đầu tƣ), trong đó số nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khoảng 1.000.

211 Đồ thị 2.23 - Tổng tài sản của các nhà đầu tƣ tổ chức so với GDP (%)

Nguồn: UBCKNN

3. Trong khi cơ sở nhà đầu tư trong nước gia tăng thì sự yếu kém của họ cũng tăng nhanh cùng với sự phát triển của TTCK Sự yếu kém của cơ sở nhà đầu tƣ hiện tại đã bộc lộ những hạn chế sau trong hoạt động của TTCK:

- Cơ sở nhà đầu tƣ không vững chắc làm TTCK Việt Nam biến động mạnh, ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, giám sát thị thị trường:

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các nhà đầu tƣ tổ chức có thể là những nhân tố quan trọng làm giảm mức biến động của TTCK.

Dữ liệu thị trường cũng cho thấy, quốc gia nào có mức độ tham gia của nhà đầu tƣ tổ chức cao hơn, thì TTCK sẽ ít biến động hơn, ngay cả trong những giai đoạn khủng hoảng tài chính. Có thể thấy, trong giai đoạn 2007-2008 vừa qua, thì TTCK Việt Nam biến động mạnh nhất, sau đó là Indonexia. Cả hai quốc gia này đều có tỷ trọng nhà đầu tƣ tổ chức tham gia TTCK thấp nhất. Mức độ chao đảo của TTCK Malaysia, Thái Lan là tương đối thấp, và điều này có thể liên quan tới một trong các yếu tố quan trọng, đó là tỷ trọng nhà đầu tƣ tổ chức tham gia hai TTCK này cũng là lớn hơn so với Việt Nam và Indonexia.

Đồ thị 2.24 - Biến động của TTCK giai đoạn 2000-2009

212 Nguồn: UBCKNN

- Cơ sở nhà đầu tƣ Việt Nam hiện tại không bảo đảm sự phát triển của thị trường TPCP: Nghiên cứu tại các thị trường vốn quốc tế cho thấy, nhà đầu tư tổ chức là nhân tố quan trọng để phát triển thị trường TPCP. Tại Việt Nam, thị trường TPCP sôi động hơn trong vài năm trở lại đây một phần do hoạt động giao dịch của các nhà đầu tƣ tổ chức. Thống kê giao dịch cho thấy, giao dịch của các tổ chức này chiếm trên 50% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Nhìn chung, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng đầu cơ chứ không phải là đầu tư dài hạn. Mặc dù sự tham gia TTCK của các nhà đầu cơ sẽ giúp tăng tính thanh khoản của TTCK, tuy nhiên, một TTCK dựa trên nền tảng cơ sở nhà đầu tƣ có tới 98% là những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, cá nhân thì sẽ không bảo đảm một sự phát triển bền vững.

Nhƣ vậy, có thể thấy, sự yếu kém củ hệ thống cơ sở nhà đầu tƣ là một trong những nguyên nhân chính khiến TTCK Việt Nam biến động mạnh trong thời gian vừa qua và sẽ là điểm yếu cơ bản, ảnh hưởng tiêu cực tới tính bền vững trong sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam. Điều này đã khiến cho vận động của TTCK là không lành mạnh và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho công tác quản lý và giám sát TTCK.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 209 - 212)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)