Hiệu quả của thị trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 221 - 225)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TTCK

3.2.3. Hiệu quả của thị trường

Tính hiệu quả của TTCK đƣợc đo bằng nhiều tiêu chí, song để đơn giản có thể sử dụng 2 cách tính có liên quan đến vĩ mô và vi mô.

Về phương diện vĩ mô: có thể xem xét hiệu quả bằng tính thanh khoản chung của TTCK.

222

Về phương diện vi mô có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết.

Theo quan điểm đó, có thể đánh giá hiệu quả của TTCK nước ta trên các mặt sau:

1. Tính thanh khoản của TTCK đã tăng lên song mức độ đạt được vẫn còn thấp so với tiềm năng của thị trường.

Tính thanh khoản của TTCK đƣợc xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị giao dịch hàng năm so với mức vốn hóa của thị trường, gọi là tốc độ luân chuyển. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn 2005-2009 tăng liên tục từ 0.43 lần năm 2006 lên 0.64 lần năm 2007 và 0.68 lần năm 2008.

Đầu năm 2009, tốc độ luân chuyển thị trường có dấu hiệu suy giảm và đến cuối năm chỉ đạt 0.62 lần.

Bảng 2.11 – Tốc độ luân chuyển trên TTCK

Năm Khối lượng giao dịch bình quân

Giá trị giao dịch bình quân

Tổng khối lượng giao

dịch

Tổng Giá trị

giao dịch Tốc độ luân chuyển

2005 667,585 14.87 115,596,570 3,052.88 0.37

2006 2,621,264 161.03 637,098,395 39,512.05 0.43 2007 9,788,865 1,066.40 2,430,646,521 264,576.06 0.64 2008 18,073,649 736.39 4,509,147,588 181,653.44 0.68 2009 64,670,105 2,479.00 4,040,631,584 154954,00 0.62

Nguồn: UBCKNN

Như vậy, tính thanh khoản của TTCK có xu hướng tăng lên, ngoài trừ năm 2009, tính thanh khoản của TTCK lại giảm nhẹ so với những năm 2007 và 2008. Tuy vậy, hệ số luân chuyển của TTCK Việt Nam vẫn thấp so với một số quốc gia nhƣ Thái Lan và Indonexia. Điều này cho thấy rủi ro của thị trường luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, tính thanh khoản của TPCP là rất kém, mặc dù quy mô niêm yết là rất lớn, song số phiên đấu giá thành công đạt thấp.

2. Nguồn cung các chứng khoán niêm yết chủ yếu là cổ phíếu của các doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính còn yếu và sức cạnh tranh thấp

- Hàng hóa cung cấp cho TTCK chƣa nhiều, mặc dù số lƣợng chứng khoán niêm yết tăng hàng năm nhƣng tổng số vẫn còn khá khiêm tốn (có trên 400 CTNY so với gần 6.000 DNNN đã CPH).

- Mức độ đa dạng về chủng loại và ngành nghề chƣa cao, chƣa phong phú so với tiềm năng phát triển nên chƣa đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tƣ.

223 Đồ thị 2.29 – Mức độ đa dạng về hàng hóa trên TTCK

Nguồn: Tổng hợp

- Phần lớn các DNNN CPH trong thời gian qua là những doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn không lớn, chƣa đại diện cho các ngành nghề kinh tế có tỷ trọng đóng góp lớn trong tăng trưởng GDP của Việt Nam.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa có hiệu quả. Do vậy, thị trường cổ phiếu còn nhỏ, phân tán, phát triển không bền vững, gây khó khăn cho hoạt động phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên thị trường sơ cấp.

- Các DNNN CPH và niêm yết lớn tham gia TTCK lại có tỷ trọng vốn do nhà nước nắm giữ khá lớn, điều đó làm giảm tính thanh khoản và hấp dẫn của thị trường (Vietcombank).

- Quy trình và kỹ thuật đấu giá CPH tiềm ẩn rủi ro thanh khoản;

giá cả cổ phiếu đấu hình thành không hợp lý, phương pháp xác định giá không bảo đảm theo thông lệ quốc tế.

Giá trị phần vốn nhà nước tại Vietcombank theo sổ sách kế toán tại thời điểm 31/12/2006 đã được kiểm toán năm 2006 là 11.127.248 triệu đồng (mười một triệu một trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm bốn mươi tám triệu đồng). Theo quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/9/2007của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án CPH Vietcombank thì hình thức cổ phần hoá được xác định là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại Vietcombank, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn nhà nước giảm dần nhƣng không thấp hơn 51% vốn điều lệ. Theo kế hoạch, tổng khối lƣợng phát hành cổ phần Vietcombank giai đoạn 1 là 30% trong tổng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng, trong đó đấu giá công khai là 6,5%, tương đương với 1.000 tỷ đồng. Giá khởi điểm được đặt ra đấu giá là 100 đồng, nghĩa là gấp 10 lần mệnh giá. Đây là mức đặt ra quá cao. Tuy vậy, cuộc đấu giá Vietcombank lại rất thành công với việc nhà đầu tƣ sẵn sàng chấp nhận mức giá trung bình 102 đồng (gấp hơn 10 lần mệnh giá) với sự kỳ vọng về tương lai của Vietcombank. Song điều đáng phân tích ở đây là: sau CPH giá trị vốn hóa của

224 Vietconbank đã tăng lên khoảng 153.000 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,37%GDP năm 2007.

Tiến trình cổ phần hoá DNNN gắn với niêm yết mặc dù có yếu tố tích cực song cũng còn nhiều bất cập ảnh hưởng tới tính bền vững của TTCK.

3. Tỷ số P/E có nhiều thời điểm còn khá cao

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, là tỷ số dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tƣ sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tƣ trong kỳ đó. Tỷ số này đạt ở mức 10-15 thể hiện TTCK bền vững.

Theo cách tính đó có thể thấy trên SGDCK Hà Nội, tỷ số P/E cũng biến động theo từng năm: đạt mức 15,01 năm 2005; 21,80 năm 2006;

20,04 vào năm 2007. Riêng năm 2008, do tác động của khủng hoảng TTCK làm giá chứng khoán sụt giảm nên hệ số P/E đạt mức thấp 10,10.

Thống kê P/E phân theo các loại hình công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM cho ở bảng sau:

Bảng 2.12 - Tỷ số P/E và giá trị vốn hóa thị trường theo một số ngành

STT Các ngành Vốn hóa P/E

1 Bất động sản 89.980 23,65

2 Dịch vụ tài chính 44.490 22.29

3 Bảo hiểm phi nhân thọ 23.734 19.23

4 Xây dựng và vật liệu xây dựng 50.433 17,29

5 Du lịch giải trí 7.591 15,67

6 Khai khoảng 20.538 14.76

7 Công nghiệp vận tải 18.423 14,49

8 Ngân hàng 160.637 13,85

9 Tin học 3.495 13,88

10 Dƣợc phẩm 8.159 12,19

Nguồn: www.ssi.com.vn

Nhìn chung hệ số P/E của các CTNY vẫn còn ở mức cao thể hiện giá chứng khoán có xu hướng ―bong bóng‖. Điều đó tiềm ẩn bất ổn của TTCK hiện nay.

225

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 221 - 225)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)