CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. P HƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để đưa ra và giải quyết một vần đề nghiên cứu thì cần phải có một thứ tự và cách tiếp cận khoa học trong việc đặt vấn đề, và cách thức giải quyết vấn đề từ đó giúp người đọc nhận diện và hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu và tại sao cần phải nghiên cứu. Theo Creswell (2009) trong nghiên cứu khoa học thường có 3 dạng thiết kế nghiên cứu là định lượng (quantitative), định tính (qualitative) và phương pháp kết hợp (mixed method), tuy nhiên về mặt phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu thì cần đi theo một thứ tự logic nhất định, theo đó nhà nghiên cứu cần xác định rõ cách tiếp cận hay triết lý (philosophy) mà mình theo đuổi là gì từ đó có chiến lược giải quyết vấn đề nghiên cứu/ (strategy of inquiry) và phương pháp nghiên cứu (research method) (thu thập dữ liệu, phân tích,…) để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đây là 3 thành phần liên kết và không thể tách rời của một thiết kế nghiên cứu tốt (xem Hình 3.1) (Creswell, 2009, tr 5). Nó cũng giống với 3 vấn đề mà nhà nghiên cứu khoa học cần phải giải quyết để trả lời những câu hỏi sau: (1) bản chất của thực tế là gì? (quan điểm luận khoa học), (2) nhà nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu quan hệ với nhau như thế nào? (nhận thức luận khoa học), và (3) cách thức nào để khám phá ra tri thức khoa học đó? (phương pháp luận nghiên cứu) (Johnson & Duberley, 2000; Lincoln & Guba, 2005; Nguyễn, 2011).
Hình 3.1 Triết lý, hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Quan điểm triết lý
Hậu thực chứng Kiến tạo xã hội Nhóm ảnh hưởng
Thực dụng Thiết kế nghiên cứu Định tính Định lượng Kết hợp
Phương pháp nghiên cứu Các câu hỏi Thu thập dữ liệu Phân tích giải thích Viết và đánh giá
Nguồn: (Creswell, 2009)
Hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu Định tính
Định lượng Kết hợp
Quan điểm luận khoa học (ontology) là khoa học về bản chất của thực tế, trong đó đưa ra những giả định về bản chất của thực tế, xem xét những gì đang hiện hữu, chúng quan hệ với nhau như thế nào (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nó tồn tại khách quan và độc lập với nhà nghiên cứu (phù hợp với trường phái nghiên cứu định lượng) hay nó tồn tại và phụ thuộc vào nhà nghiên cứu (phù hợp với trường phái nghiên cứu định tính). Trong khi đó trường phái nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp cả định tính và định lượng) chú trọng việc giải quyết một vấn đề cụ thể không quan trọng việc phụ thuộc hay không phụ thuộc vào nhà nghiên cứu.
Nhận thức luận khoa học (epistemology) đó là khoa học về tri thức khoa học, xem xét việc những gì được xem là khoa học và những gì không được xem là khoa học, nguồn gốc, bản chất và hạn chế của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trường phái định lượng cho rằng tri thức khoa học độc lập với nhà nghiên cứu do vậy nhà nghiên cứu không nhất thiết phải đi thu thập dữ liệu, mặt khác trường phái định tính lại cho rằng tri thức khoa học phụ thuộc vào nhà nghiên cứu do đó nhà nghiên cứu phải trực tiếp đi thu thập và diễn giải dữ liệu. Trong khi đó trường phái hỗn hợp không quan
tâm đến vấn đề tri thức khoa học độc lập hay phụ thuộc mà quan tâm đến tính thực dụng của nó do đó kết hợp sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau của cả trường phái định tính và định lượng.
Bảng 3.1 Ba hệ nhận thức khoa học cơ bản
Khách quan Chủ quan Thực dụng
Quan điểm luận Hiện diện đơn thực tế Hiện diện đa thực tế Hiện diện đơn hoặc đa
khách quan thực tế
Nhận thức luận Độc lập với nhà nghiên Phụ thuộc vào nhà Phụ thuộc hoặc độc lập
cứu nghiên cứu với nhà nghiên cứu
Suy diễn Quy nạp Phối hợp
Định lượng Định tính Phối hợp
Phương pháp luận Thiết lập quan hệ nhân Không thể có quan hệ Phối hợp
quả nhân quả
Xây dựng lý thuyết dựa Xây dựng lý thuyết dựa Phối hợp trên cơ sở phương sai vào quá trình
Giá trị Tách biệt với nhà Gắn liền với nhà nghiên Hỗn hợp
nghiên cứu cứu
Tổng quát hóa Tổng quát hóa Không thể tổng quát Hỗn hợp hóaKhông theo chuẩn mực
Báo cáo kết quả Theo chuẩn mực chung nhất định, phụ thuộc Hỗn hợp vào ngữ cảnh và nhà
nghiên cứu
Nghiên cứu khoa Kiểm định lý thuyết Xây dựng lý thuyết Xây dựng và kiểm định
học khoa học khoa học lý thuyết khoa học
(Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 36)
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (methodology) nói về phương pháp tạo ra tri thức khoa học, xem xét cách thức tiến hành nghiên cứu, và các lý thuyết được xây dựng và kiểm định như thế nào (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trường phái định lượng tiếp cận theo hướng suy diễn và chú trọng kiểm định lý thuyết, các lý thuyết được xây dựng thông qua suy diễn và kiểm định lại trong thực tế, do đó quy trình này thường đi từ lý thuyết đến nghiên cứu. Trường phái định tính lại tiếp cận theo hướng quy nạp, cho rằng nghiên cứu khoa học là xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào quá trình các hiện tượng khoa học tương tác qua lại với nhau, do đó quy trình thường đi từ việc nghiên cứu đến xây dựng lý thuyết. Trường phái nghiên cứu hỗn hợp dựa trên cơ sở của hệ nhận thức thực dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng ở nhiều mức độ và thứ tự khác nhau, để xây dựng và/hoặc kiểm định lý thuyết khoa học. Bảng 3.1 trình bày sự khác biệt của 3 hệ nhận thức khoa học cơ bản và cách thức tiếp cận của 3 hệ nhận thức này trong nghiên cứu khoa học.
Luận án này tiếp cận theo hướng thực dụng và sử dụng phối hợp cách tiếp cận của trường phái định tính và định lượng, do đó kết hợp cách thu thập dữ liệu theo hướng định tính và định lượng cũng như sử dụng các kỹ thuật phân tích của cả hai trường phái định tính và định lượng. Phần thiết kế nghiên cứu sẽ trình bày các bước thực hiện và việc vận dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu và phân tích theo trường phái hỗn hợp một cách chi tiết.