Thang đo lòng tin ban đầu (khái niệm bậc cao)

Một phần của tài liệu Lòng tin và hành vi mua của người tiêu dùng trực tuyến (Trang 187 - 194)

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

5.3. K IỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG

5.3.3. Thang đo lòng tin ban đầu (khái niệm bậc cao)

5.3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Như đã thảo luận trong phần cơ sở lý thuyết thì khái niệm này là một khái niệm đa hướng phức tạp và là một khái niệm bậc cao nhiều thành phần. Theo như biện luận thì khái niệm này có các thành phần gồm niềm tin dựa trên các cơ sở và ý định tin

tưởng, trong niềm tin theo các nghiên cứu trước cho thấy thường có 3 thành phần là năng lực (competence), trách nhiệm (benevolence), và sự trung thực (integrity). Như vậy sẽ có 4 thành phần trong khái niệm này trong đó gồm 3 thành phần của niềm tin (beliefs) và 1 thành phần của ý định lòng tin (trusting intention).

Trong phân tích EFA có nhiều phép trích nhân tố, phép trích thông dụng nhất là Principal Components, Maximum likelihood, Least-squares, alpha factoring, image factoring, principal axis factoring (PAF). Tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm chính là mô hình nhân tố chung (Common factor model-CFM), và mô hình thành phần chính Principal components analysis model-PCA) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Khác nhau cơ bản giữa hai phương pháp này là Communality đưa vào trong phép trích, mà phương sai của biến đo lường Xi bao gồm 2 thành phần, là phần chung và phần riêng. Nếu đo lường có sai số chúng ta có thêm phần sai số đo lường, trong khi đó PCA đưa toàn bộ phần chung communality vào biến đo lường bằng 1, nghĩa là toàn bộ phương sai của biến đo lường vào phân tích. Trong khi đó CFM chỉ chọn phần communality để đưa vào và nó nhỏ hơn 1 và cô lập phần riêng và sai số. Như vậy mục tiêu PCA là làm sao trích được nhiều nhất phương sai các biến còn mục tiêu của CFM là giải thích tốt nhất hiệp phương sai giữa các biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). PCA với phép quay vuông góc Varimax được sử dụng khi chúng ta muốn trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất phương pháp PAF (nhóm CFM) với phép xoay không vuông góc Promax phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn (Gerbing & Anderson, 1988) vì vậy, phương pháp CFM thường được sử dụng để đánh giá thang đo lường.

Đối với việc xác định nhân tố có 3 cách. Thứ nhất là tiêu chí eigenvalue, đây là một tiêu chí được sử dụng phổ biến trong xác định nhân tố khi phân tích EFA, với tiêu chí này số lượng nhân tố được xác định ở số lượng nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1. Thứ hai là tiêu chí điểm gãy cũng thường được sử dụng để xác định số lượng nhân tố, tiêu chí này dựa vào đường biểu diễn giữa số nhân tố (trục hoành) và giá trị

eigenvalue (trục tung). Điểm gãy là điểm tại đó đường biểu diễn eigenvalue thay đổi đột ngột độ dốc. Thứ ba là chọn trước số lượng nhân tố, hay khẳng định số lượng nhân tố trước, số lượng nhân tố được xác định dựa vào lý thuyết, và phương pháp này cũng thường được sử dụng trong đánh giá thang đo.

Trong nghiên cứu này do khái niệm nghiên cứu lòng tin là một khái niệm phức tạp và các thành phần có những miền khái niệm chồng lên nhau ngoài ra do khái niệm này vẫn chưa được thang đo chuẩn cũng như việc sử dụng các thang đo nước ngoài áp dụng Việt Nam cũng có thể gây khó hiểu do đó tác giả dựa vào lý thuyết biện luận chọn phương pháp xác định trước số lượng nhân tố để chọn số lượng nhân tố trong phân tích EFA.

Nhântố Tổng

1 8,436

2 1,029 3 0,883 4 0,596 5 0,466 6 0,405 7 0,395 8 0,363 9 0,313 10 0,302

11 0,249

12 0,207

13 0,203

14 0,153

Bảng 5.5 Tổng phương sai trích (Lòng tin ban đầu) Trích tổng hệ số tải bình Xoay của

tổng hệ số tải

phương bình phương

% % % %

Phương Tích lũy Tổng Phương Tích lũy Tổng

sai sai

60,259 60,259 8,138 58,131 58,131 6,639 7,348 67,607 0,749 5,348 63,480 6,688 6,306 73,914 0,582 4,156 67,635 6,242 4,259 78,172 0,275 1,964 69,599 6,472 3,326 81,499

2,893 84,391 2,820 87,211 2,593 89,804 2,235 92,039 2,156 94,195 1,780 95,975 1,481 97,455 1,451 98,906 1,094 100,000

KMO = 0,940 >0,5; Bartlett’s test có χ2= 6405,9, df = 91; Sig. = 0,000<0,05 Phương pháp trích: PAF

1. Giá trị Eigenvalues

Kết quả phân tích EFA sau khi loại lần lượt các biến competence4, benevolence4, integrity3 (do có hệ số tải nhân tố thấp) có hệ số KMO 0,940 và kiểm định Barlett có p-value nhỏ hơn 0,05 do đó phân tích EFA là phù hợp. Bảng 5.5 tổng hợp kết quả phương sai trích được của các biến và kiểm định Barlett và hệ số KMO. Kết quả cho thấy cho thấy tổng phương sai trích được cho 4 thành phần của khái niệm lòng tin ban đầu là 69,5%.

Bảng 5.6 là kết quả xoay ma trận trong đó cho thấy các biến phân tích được chia thành 4 thành phần và các biến được chia đúng theo các nhóm đo lường cho các thành phần của khái niệm lòng tin.

Bảng 5.6 Ma trận xoay nhân tố (Lòng tin ban đầu)

Nhóm Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4

Trách nhiệm benevolence2 0,929 (BEN1) benevolence1 0,857 benevolence3 0,733 benevolence5 0,632

Ý định lòng initialtrust2 0,864 tin ban đầu initialtrust1 0,825

(TRI1) initialtrust3 0,715

initialtrust4 0,710

Tính trung integrity2 0,920

thực (INT1) integrity1 0,554

integrity4 0,541

Năng lực competence3 0,726

NBLTT competence1 0,661

(COM1) competence2 0,630

Phương pháp trích: PAF. a. Ma trận xoay hội tụ ở vòng lặp thứ 7 Phương pháp xoay: Promax với Kaiser Normalization.

Nguồn: Tác giả phân tích, 2018

5.3.3.2. Phân tích CFA thang đo lòng tin ban đầu

Các thang đo cho khái niệm lòng tin ban đầu được kiểm định lại thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả phân tích (Hình 5.3, Hình 5.4, Bảng 5.7) của khái

niệm lòng tin ban đầu có độ phù hợp của mô hình tốt trong đó các hệ số CFI, GFI, TLI đều lớn hơn 0,9 được xem là rất tốt, sai số RMSEA=0,077 lớn hơn 0,05 nhưng lại nhỏ hơn mức 0,08 nên được xem là vẫn chấp nhận được, Chi-square/df = 4,5 nhỏ hơn 5 nên được xem là chấp nhận được.

Hình 5.3 Thang đo lòng tin ban đầu (chưa chuẩn hóa)

Nguồn: Tác giả phân tích, 2018 Bảng 5.7 cho thấy các trọng số chuẩn hóa các chỉ báo đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê, ngoài ra phương sai trích (AVE) của các nhân tố trong Bảng 5.8 đều lớn hơn 0,5 do đó thang đo đạt được tính hội tụ. Ngoài ra hệ số tin cậy tổng hợp (Composite Reliability-CR) của các biến trong Bảng 5.8 cũng lớn hơn 0,7 do đó thang đo đạt được độ tin cậy. Xét về tính phân biệt giữa 2 khái niệm thành phần của lòng tin theo một số tiêu chí khác nhau có những kết luận khác nhau chẳng hạn theo tiêu chí của Kline (2016) thì hệ số tương quan giữa 2 thành phần niềm tin và ý định lòng tin ban đầu là 0,86 nhỏ hơn 0,9, và hệ số tương quan giữa các biến có ý nghĩa thống kê do đó vẫn đạt được giá trị phân biệt, tuy nhiên nếu căn cứ theo tiêu chí căn bậc 2 của AVE phải lớn hơn tương quan giữa các khái niệm thì lại không đạt do hai khái

niệm thành phần của lòng tin là niềm tin và ý dịnh lòng tin là 2 khái niệm gần nhau do đó có mức độ tương qua rất cao giữa 2 khái niệm này.

Hình 5.4 Thang đo lòng tin ban đầu (chuẩn hóa)

Nguồn: Tác giả phân tích, 2018

Nhóm Niềm tin (TRB1)

Trách nhiệm (BEN1)

Ýđịnh lòng tin ban đầu (TRI1) Năng lực (COM1)

Bảng 5.7 Kết quả trọng số hồi qui (lòng tin ban đầu)

Mối quan hệ TSCCH TSCH S.E. C.R. P

BEN1 TRB1 1,000 0,854

INT1 TRB1 0,916 0,912 0,046 19,72 ***

COM1 TRB1 0,954 0,942 0,051 18,627 ***

benevolence1 BEN1 0,980 0,811 0,038 26,018 ***

benevolence2 BEN1 1,000 0,894

benevolence3 BEN1 0,941 0,874 0,031 30,015 ***

benevolence5 BEN1 0,940 0,806 0,037 25,684 ***

initialtrust1 TRI1 0,966 0,865 0,033 28,853 ***

initialtrust2 TRI1 1,000 0,890

initialtrust3 TRI1 0,853 0,783 0,035 24,121 ***

initialtrust4 TRI1 0,837 0,779 0,035 23,926 ***

competence1 COM1 1,017 0,858 0,045 22,503 ***

competence2 COM1 1,000 0,784

competence3 COM1 1,024 0,800 0,049 20,711 ***

Trung integrity1 INT1 1,105 0,846 0,045 24,525 ***

thực integrity2 INT1 1,000 0,850

(INT1) integrity4 INT1 0,846 0,724 0,043 19,729 ***

*TSCCH: Trọng số chưa chuẩn hóa, TSCH: Trọng số chuẩn hóa χ2 = 332,483; df = 73; χ2/df= 4,555; P = 0,00; RMSEA=0,077 CFI=0,959; GFI=0,928; TLI=0,949

* có ý nghĩa ở mức 0.05, ** có ý nghĩa ở mức 0.01 , ***Có ý nghĩa ở mức 0.001 Nguồn: Tác giả phân tích, 2018 Bảng 5.8 Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các nhân tố

CR AVE MSV MaxR(H) TRI1 TRB1

Niềm tin (TRI1) 0,899 0,691 0,744 0,909 0,831

Ý định lòng tin (TRB1) 0,930 0,816 0,744 0,939 0,863*** 0,903 * có ý nghĩa ở mức 0,05, ** có ý nghĩa ở mức 0,01 , ***Có ý nghĩa ở

Một phần của tài liệu Lòng tin và hành vi mua của người tiêu dùng trực tuyến (Trang 187 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(303 trang)
w