CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
6.4. H ẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Mặc dù nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định nhưng cũng không thể tránh khỏi một số những hạn chế và thiếu sót. Những hạn chế và thiếu sót đó sẽ được trình bày trong phần này, ngoài ra tác giả cũng sẽ giới thiệu một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Mô hình nghiên cứu xem khái niệm lòng tin là 2 khái niệm ở 2 giai đoạn trong khi đó có một số thành phần của lòng có thể có tương quan và liên hệ với nhau do đây là các thành phần cùng một khái niệm (ví dụ niềm tin về trung thực, trách nhiệm hay ý định lòng tin là các thành phần có lặp lại) như vậy có thể tiếp cận dưới dạng mô cấu trúc tuyến tính phát triển (latent growth curve model) qua đó có thể xem xét sai số và sự thay đổi của mô hình có các biến đo lường lặp lại. Ngoài ra kết quả phân tích của nghiên cứu cũng cho thấy thang đo khái niệm lòng tin tiếp diễn chưa đạt được tính phân biệt giữa các thành phần bên trong khái niệm (niềm tin và ý định lòng tin).
Vì giới hạn về thời gian và chi phí nên tác giả chỉ lấy mẫu một lần và hỏi khách hàng đánh giá về khái niệm lòng tin và hành vi mua ở 2 giai đoạn khác nhau, dù trong chừng mực nào đó vẫn chấp nhận do đây chỉ là 2 thời điểm trước và sau khi mua nhưng nếu được đo lường ở 2 thời điểm khác nhau sẽ có ý nghĩa hơn, tuy nhiên để làm được như vậy cần nhiều nguồn lực về con người, chi phí và thời gian mà trong một luận án tiến sĩ với thời gian và kinh phí hạn hẹp rất khó để thực hiện được. Do đó những trường hợp giữa lần mua hàng đầu và lần kế tiếp dài (lớn hơn 3 tháng), và lần đầu mua cách xa thời điểm khảo sát (lớn hơn 1 năm) thì khách hàng khó có thể khó nhớ được các trải nghiệm về niềm tin lần đầu. Để hạn chế điều này tác giả đã sử dụng các câu hỏi gạn lọc để chọn lọc các đối tượng phù hợp nhất cho mục đích nghiên cứu của luận án (xem thêm Phụ lục C).
Mô hình nghiên cứu dù đã xem xét lòng tin ban đầu và lòng tiếp diễn và một số khái niệm quan trọng dù vậy vẫn còn một số khái niệm khác cần đưa vào nghiên cứu như giá, chất lượng, các dấu hiệu gây dựng niềm tin, ảnh hưởng của truyền thông xã hội, thể chế, chương trình khuyến mãi trong giai đoạn mua ban đầu và mua lặp lại khiến người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài ra một số các đặc điểm cá nhân khác (như tuổi, nghề nghiệp, …) chưa được đưa vào để xem xét tác động điều tiết trong mô hình. Hay các tác động trực tiếp và gián tiếp giữa các khái niệm nghiên cứu chưa được phân tích thêm.
Trong mô hình nghiên cứu cạnh tranh (đo lường hành vi mua thông qua trị giá đơn hàng) có mức giải thích của khái niệm hành vi mua chưa cao, một số mối quan hệ bị đảo chiều so với lý thuyết làm cho mô hình cạnh tranh (đo lường bằng trị giá đơn hàng) chưa mang lại kết quả rõ ràng như mong đợi. Như đã trình bày trong phần trên có thể do mẫu chưa đủ lớn, hoặc chưa thêm một số các biến khác có tác động đến hành vi mua khi đo lường thông qua đơn hàng. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục khám phá về cách đo lường hành vi mua thông qua giá trị đơn hàng.
Trong tương lai một số hướng nghiên cứu để khắc phục hạn chế của đề tài này, ví dụ như lấy mẫu ở quy mô lớn để có kết quả đo lường tốt hơn nếu có đủ nguồn lực về thời gian và tài chính. Ngoài ra cũng thể thiết kế lại nghiên cứu theo dạng chuỗi thời gian hay dạng dữ liệu bảng, như vậy sẽ có thêm một cách tiếp cận khác, hoặc nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định để xem xét lòng tin thay đổi ra sao, cũng như ảnh hưởng của nó đến hành vi mua sẽ như thế nào, hoặc có thể sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính phát triển để xem xét sự thay đổi của khái niệm lòng tin ở các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra một số khái niệm quan trọng khác cũng có thể được đưa vào mô hình nghiên cứu để thấy được tác động của các yếu tố khác nhau đến hành vi mua. Đối với hành vi mua trong những nghiên cứu sau có thể cân nhắc việc đo lường thêm số lần mua lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Le Nguyen Binh Minh & Hoang Thi Phuong Thao (2020), Measuring Trusts And The Effects On The Consumers’ Buying Behavior, Journal of Distribution Science, 18(3), 5-14.
2. Le, Nguyen Binh Minh Le & Hoang, Thi Phuong Thao (2020), Online Buying Behaviors on E-Retailer Websites in Vietnam: The Differences in the Initial Purchase and Repurchase, In Solanki, V.K., Hoang, M.K., Lu, Z.J., Pattnaik, P.K. (Eds.) Advances in Intelligent Systems and Computing: Intelligent Computing in Engineering, Springer, 845-851.
3. Trần Văn Hưng, Lê Nguyễn Bình Minh & Võ Thị Ngọc Liên, (2020), Các yếu tố tác động đến lòng tin của người mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế, 500(1), 19-27.
4. Hoàng Thị Phương Thảo & Lê Nguyễn Bình Minh (2019), Mối Quan Hệ Của Danh Tiếng, Nhận Thức Rủi Ro, Lòng Tin Và Hành Vi Mua Trực Tuyến, Nghiên cứu Kinh tế, 498(11), 38-48.
5. Le Nguyen Binh Minh & Hoang Thi Phuong Thao (2019), Online Buying Behaviors on E-Retailer Websites in Vietnam: The Differences in the Initial Purchase and Repurchase, The 4th International Conference on Research in Intelligent and Computing in Engineering (RICE 2019).
6. Lê Nguyễn Bình Minh (2018), Thương mại điện tử và hành vi chi tiêu mua sắm của người tiêu dùng trên các website bán lẻ Việt Nam, Kinh tế-Kỹ Thuật Bình Dương, 23, 72-79.
7. Lê Nguyễn Bình Minh & Từ Minh Khai (2018), Ảnh hưởng của lòng tin đến hành vi mua trên các website bán lẻ ở Việt nam, Tạp chí Công thương, 11, 372-379.
8. Le Nguyen Binh Minh & Hoang Thi Phuong Thao (2017), How Trust Affects Vietnamese Purchasing Behaviour at E-retailer, The 2nd International Conference on Business with Leading and Innovating Sustainable Business Development, Open University, Hochiminh City.