I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
2. Kỹ năng
- Trình bày một văn bản (nói, viết) bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ:
- Có ý thức xác định, lựa chọn, sắp xếp các phần trong văn bản nhằm nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
2. Kỹ năng
- Trình bày một văn bản (nói, viết) bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ:
- Có ý thức xác định, lựa chọn, sắp xếp các phần trong văn bản nhằm nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
4. Hình thành năng lực a. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy
- Năng lực quản lí - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông và truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp tiếng Việt III. CHUẨN BỊ
1.Thầy
- Đồ dùng: SGK- SGV- Giáo án, bảng phụ.
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, 2.Trò
- Đọc, soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2')
H: Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Em hãy nêu một số ví dụ về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa?
Bước 3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: thuyết trình
- GV giới thiệu: Chúng ta đã được tìm hiểu rất nhiều văn bản, mỗi văn bản có một chủ đề khác nhau . Vậy chủ đề trong văn bản là gì? Tại sao trong văn bản phải đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Để trả lời cho những câu hỏi ấy chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Thời gian: 20 phút
- Phương pháp tích cực: thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật áp dụng: Kĩ thuật động não, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm bàn.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT
- Gv yêu cầu h/s dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời
H. Trong văn bản tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
H. Hãy nêu lên chủ đề của
- trả lời:
->Tác giả nhớ lại kỉ niệm về buổi đầu tiên đi học. Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến không thể nào quên về tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Chủ đề của văn bản là
I. Chủ đề của văn bản
* Ví dụ: Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh)
- Chủ đề của văn bản:
những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên .
văn bản ?
H. Vậy em hiểu chủ đề của văn bản là gì ?
GV chốt, cho hs đọc ý 1 ghi nhớ
H. Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
H. Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi?
H. Các từ ngữ, các đoạn đó có quan hệ ntn với chủ đề?
H. Dựa vào kết quả phân tích, em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
H. Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào?
những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
- Phát biểu
- Nghe, ghi chép.
- Thảo luận nhóm bàn, trả lời:
Căn cứ:
+Nhan đề: tôi đi học->
nói về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi.
+Từ ngữ: đại từ tôi, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp lại nhiều lần (trường, đi học, ông đốc..)
- Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật:
+Con đường quen đi lại lắm lần -> thấy lạ
+Cảnh vật đều thay đổi.
+Không lội qua sông đi thả diều -> đi học.
+trường xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng.
+nghe gọi tên, giật mình, lúng túng...
- Các từ ngữ, các đoạn văn góp phần làm rõ chủ đề đã xác định.
- Khái quát
* Nhận xét:
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự nhất quán về chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở các phương diện:
+Hình thức: nhan đề
+ Nội dung: mạch lạc, từ ngữ, chi tiết tập trung làm rõ ý đồ, ý kiến, cảm xúc.
+Đối tượng: xoay quanh nhân vật chính.
H. Làm thế nào để viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
H. Em hiểu thế nào là chủ đề, tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ.
- Xác định chủ đề, mối quan hệ giữa các phần, các từ ngữ then chốt thường lặp lại.
- HS quan sát phần ghi nhớ
* Ghi nhớ ( SGK )
Hoạt động3,4: luyện tập, vận dụng - Thời gian: 15
- Phương pháp tích cực: thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT
H.Đọc yêu cầu bài tập 1.
H. Văn bản trên viết về vấn đề gì ? Các đoạn văn đã trình bày vấn đề theo thứ tự nào ?
H: Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không ? Vì sao ? H. Nêu chủ đề của văn bản trên ?
H. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân.
Hãy chứng minh ?
H.Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của đề của văn bản ?
- Đọc - Trả lời:
+ Văn bản nói về cây cọ ở vùng sông Thao quê hương của tác giả.
+ Thứ tự trình bày:
miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả , tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó của cây cọ với người dân sông Thao.
-> Khó thay đổi được trật tự sắp xếp vì các ý này đã rành mạch, liên tục .
- Khái quát, trả lời: chủ đề của văn bản là Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi .
- Trả lời: Chủ đề được thể hiện qua nhan đề của văn bản, các ý miêu tả hình dáng, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây với người .
- Thực hiện yêu cầu:
+Các từ ngữ lặp lại nhiều lần: rừng cọ, lá cọ
III. Luyện tập Bài 1 .
- Gv yêu cầu HS lên bảng gạch chân trực tiếp trên VB.
- Gv chiếu bài tập 2.
H.Đọc yêu cầu bài tập 2 ? - Gv yêu cầu thảo luận theo nhóm bàn, đại diện nhóm trình bày, giúp HS sửa đúng.
( Bài tập 3 làm tương tự bài tập 2 )
và các chi tiết miêu tả về:
+ hình dáng của cây cọ.
+ sự gắn bó của cây cọ với tác giả .
+ công dụng của cây cọ đối với đời sống .
- Thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày :
Căn cứ vào chủ đề của văn bản thì ý b và d làm cho bài lạc đề vì nó không phục vụ cho việc chứng minh luận điểm Văn chương làm cho tình yêu quê hương ....
+ Có những ý lạc chủ đề: c, g .
+ Có những ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề: b,e .
a, Cứ mùa thu về , mỗi lần thấy các em nhỏ ...
xốn xang .
b, Cảm thấy con đường ''thường đi lại lắm lần'' tự nhiên cũng thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi.
c, Muốn thử sức mình bằng việc tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.
d, Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.
e, Lớp học và những người bạn mới trở nên gần gũi, thân thương.
Bài 2 .
Bài 3.
Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng - Thời gian: 1 phút
- Phương pháp: trực quan
- Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Xem lại những văn bản
đã học để thấy được tính - Xem văn bản SGK
thống nhất của văn bản.
Bước 4. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học bài theo phần ghi nhớ . - Hoàn thành các bài tập vào VBT.
- Chuẩn bị bài : Bố cục của văn bản.
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
...
...
...
Ngày soạn: 05/09/2018 Ngày dạy: 12/09/2018
Tuần 3