I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức
- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
2. Kỹ năng
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu lieenf mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có ý thưc xây dựng đoạn văn khi tạo lập văn bản.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức
- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
2. Kỹ năng
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn . - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu lieenf mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có ý thưc xây dựng đoạn văn khi tạo lập văn bản.
4. Hình thành năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy
- Năng lực quản lí - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông và truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp tiếng Việt III. CHUẨN BỊ
1.Thầy - Đồ dùng:
+ SGK- SGV- Giáo án.
- Phương pháp:
+ Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
2.Trò: SGK, VBT, bài soạn.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4')
H: Bố cục của văn bản thường gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
Bước 3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: thuyết trình
- GV giới thiệu: Xây dựng đoạn văn là việc làm quan trọng khi tạo lập văn bản ….
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20')
- Phương pháp: đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tia chớp, động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT
- Gọi học sinh đọc văn bản.
H: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
H: Nêu ý chính của mỗi đoạn trong văn bản?
H: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
H: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết đoạn văn là gì?
H: Đọc ghi nhớ?
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm từ ngữ chủ đề, câu chủ đề.
H: Quan sát đoạn 1 văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề) ?
H
: Đọc thầm đoạn văn thứ hai trong văn bản tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề)?
H: Câu chủ đề có đặc điểm gì? Vị trí của câu chủ đề?
H: Từ hai bài tập trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
GV chốt, chuyển ý:
Hướng dẫn HS tìm hiểu cách trình bày nội dung
- Đọc văn bản.
- 2 ý mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
+ Đoạn 1: cuộc đời sự nghiệp Ngô Tất Tố, tác phẩm tiêu biểu.
+ Đoạn 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật tác phẩm Tắt đèn.
- diễn đạt ý bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào 1 ô đến chỗ chấm xuống dòng.
- Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa -> xuống dòng. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- HS đọc.
- Đoạn 1: từ ngữ chủ đề là Ngô Tất Tố (ông, nhà văn)
- Đoạn 2: Câu chủ đề là
“Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố .
- Khái quát
I. Thế nào là đoạn văn?
*Ví dụ :
- Văn bản: “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”.
*Nhận xét:
- Văn bản gồm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: cuộc đời sự nghiệp Ngô Tất Tố, tác phẩm tiêu biểu.
+ Đoạn 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật tác phẩm Tắt đèn.
- Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa -> xuống dòng.
*Ghi nhớ 1/ SGK.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
- Từ ngữ chủ đề: các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng.
- Câu chủ đề: mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
đoạn văn.
Cho HS thảo luận nhóm 3’ theo bàn câu hỏi a/SGK
Gọi HS đọc đoạn văn phần b.
H: Xác định câu chủ đề và vị trí?
H: Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
H: Qua việc tìm hiểu trên cho biết các câu trong đoạn văn có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
H: Có các cách triển khai đoạn văn ntn?
- Thảo luận, trình bày:
+Đoạn 1: không có câu chủ đề, yếu tố duy trì đối tượng là từ ngữ then chốt, quan hệ giữa các câu là quan hệ song hành (bình đẳng) mỗi câu trình bày một khía cạnh. Nội dung đoạn văn triển khai theo trình tự: từ tiểu sử đến sự nghiệp.
+Đoạn 2: Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn, các câu sau cụ thể hóa cho ý chính ở câu chủ đề -> ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể.
- Đọc đoạn văn.
- Câu chủ đề đứng cuối đoạn. Các câu khác giải thích dẫn dắt để đi đến câu chốt. ->trình tự từ cụ thể đến khái quát . - Khái quát, rút ra nội dung ghi nhớ.
a. Đoạn
- Đoạn 1: Trình bày theo cách song hành.
- Đoạn 2: Trình bày theo cách diễn dịch.
b.Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp.
* Ghi nhớ 2,3: SGK.
Hoạt động3,4: luyện tập, vận dụng (15') - Phương pháp tích cực: thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân.
Bài 1,2 làm cá nhân, trình bày Bài tập 1: 2 ý, mỗi ý bằng một đoạn.
Bài tập 2: Nêu cách trình bày đoạn:
a-Trình bày theo cách diễn dịch b-Trình bày theo cách song hành.
c-Trình bày theo cách song hành.
Bài tập 3: Viết đoạn văn có câu chủ đề: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” theo 2 cách: Quy nạp và diễn dịch.
Chia lớp thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm 1: viết đoạn văn theo cách diễn dịch - Nhóm 2: viết đoạn văn theo cách quy nạp.
GV gọi 1-2 em trình bày, nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng - Thời gian: 3 phút
- Phương pháp: trực quan
- Kĩ thuật áp dụng: động não, làm việc cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ ND CẦN ĐẠT
H: Tìm các đoạn văn trong
các văn bản đã học? HS suy nghĩ trình bày Bước 4. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học bài theo nội dung ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 4.
- Lập dàn ý, định hướng cho 3 đề bài/ 37 SGK chuẩn bị tiết sau viết bài trên lớp.
- Đọc, soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 11/9/2018 Ngày dạy: 19/9/2018
Tuần 4