ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN, MUỐN LÀM THẰNG CUỘI,
B. Hoạt động hình thành kiến thức. 78'
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp
I. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
(Phan Bội Châu) 1. Tác giả, tác phẩm
H: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Tác giả:
+ Phan Bội Châu (1876-1940), quê làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An.
+ Là nhà yêu nước, nhà cách mạng đồng thời là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc ta.
- Tác phẩm:
+ là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (1914).
+Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Phương thức biểu cảm.
2. Tìm hiểu bài thơ a, Hai câu đề:
H. Trong 2 câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng?
-> Điệp từ “vẫn”, từ “hào kiệt”, “phong lưu” -> nhấn mạnh, khẳng định phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất vừa hào hoa tài tử.
H. Quan niệm: "chạy mỏi chân thì hãy ở tù" là như thế nào?
- Quan niệm: con đường cứu nước là đường dài nhiều chông gai, nhà tù chỉ là một chặng nghỉ chân trên quãng đường ấy.
H. Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thơ này?
Giọng điệu: đùa vui, cười cợt, xem thường chế độ nhà tù.
=> Hai câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, coi thường chế độ nhà tù của nhà chiến sĩ cách mạng.
b, Hai câu thực
H. Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thực so với 2 câu đề? Biện pháp NT nào đã được tác giả sử dụng? Tác dụng của nó?
- Giọng điệu trầm thống -> Tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình, một cuộc đời sóng gió, đầy bất trắc.
- Nghệ thuật đối -> giúp ta cảm nhận tầm vóc lớn lao của người tù yêu nước.
c, Hai câu luận.
H: Lối nói khoa trương trong hai câu thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt?
- Tạo nên hình tượng người anh hùng lớn lao cả về tầm vóc và khẩu khí gợi tả khí phách
hiên ngang không khuất phục của người tù yêu nước.
d, Hai câu kết
H: Hai câu cuối có ý nghĩa ntn?
-> ý chí gang thép, con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vì thế không sợ bất kì thử thách gian lao nào.
H: Qua phân tích, em nhận xét về giọng điệu và cảm hứng bao trùm bài thơ?
* Bằng giọng điệu hào hùng, có sức lôi cuốn, bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
II. Đập đá ở Côn Lôn
(Phan Châu Trinh) 1. Tác giả, tác phẩm
H: Giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- Tác giả: Phan Chu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã, quê:
Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Là nhà yêu nước, nhà cách mạng đồng thời là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc ta.
- Tác phẩm: Đập đá ở Côn Lôn ra đời khi Phan Chu Trinh bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo (năm 1908).
2. Tìm hiểu bài thơ a, Bốn câu đầu:
H: Câu thơ đầu tác giả nói về quan niệm gì? Em hiểu ntn về câu thơ?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
-> Quan niệm làm trai: làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội, tư thế đội trời đạp đất, hiên ngang đường hoàng => Câu thơ toát lên vẻ đẹp hùng tráng.
H: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ba câu tiếp theo? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Lừng lẫy làm cho lở núi non Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
->Tính từ, động từ mạnh, lối nói khoa trương, nhịp thơ nhanh, khẩu khí ngang tàng.
=> Miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc của những người tù đồng thời khác họa tầm vóc khổng lồ, hành động phi thường của những người anh hùng. Họ đập đá mà như muốn đập tan chế độ nhà tù, san bằng tàn ác bất công ở đời.
b, Bốn câu cuối:
H: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong hai câu 5,6?
Thàng ngày >< mưa nắng thân sành sỏi><dạ sắt son
-> Nghệ thuật đối, ẩn dụ -> diễn tả con người với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, ý chí chiến đấu sắt son.
H: Tác giả mượn hình tượng bà Nữ Oa vá trời để nói điều gì? (Những kẻ vá trời ở đây là những kẻ luyện đá vá trời, gánh vác vận mệnh đất nước. Nghĩ đến sự việc lớn lao ấy việc lao động khổ sai trở nên nhỏ bé chẳng đáng kể gì)
Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con
-> Gian nan tù đày chỉ là việc nhỏ bé không đáng kể so với lí tưởng cứu nước của họ.
H: Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của bài?
* Với bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng sôi nổi, NT đối được sử dụng nhuần nhuyễn và độc đáo, bài thơ khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
Bước 4. Hướng dẫn học ở nhà (1')
Học thuộc lòng hai bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật.
Hết tiết 1
III. Muốn làm thằng Cuội
(Tản Đà)
* Giới thiệu bài:
Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và cách mạng lưu truyền bí mật ở nước ngoài và ở trong tù, trên văn đàn công khai ở nước ta hồi đầu thể Kỷ 20. Xuất hiện những tác phẩm văn thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn mà Tản Đà-Nguyễn Khắc Hiếu là 1 trong những cây bút lừng lẫy nhất.
Bài "Muốn là thằng Cuội" Trích trong tập "Khối tình con" 1917. Tuy vẫn được viết theo thể thơ truyền thống TNBCĐL nhưng đã chứa đựng những nét mới mẻ từ cảm hứng đến giọng điệu.
1. Tác giả, tác phẩm
H: Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Tác giả: Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu. Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Tác phẩm: Bài thơ “Muốn làm thằng cuội” nằm trong quyển “Khối tình con I”
(1917).
Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ, phong cách thơ Tản Đà.
H: So sánh bài thơ này với hai bài thơ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh về thể thơ, giọng điệu, rút ra nhận xét?
- Giống nhau về thể thơ: Thất ngôn bát cú.
- Khác nhau về giọng điệu: hai bài thơ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng, bài này giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chút tình tứ, hóm hỉnh có nét phóng túng ngông nghênh.
2. Tìm hiểu bài thơ:
a, Hai câu đầu
H: Em nhận xét gì về giọng điệu hai câu đầu?
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
-> cách xưng hô có phần “ngông”
-> Giọng điệu tâm tình như một lời tâm sự, một tiếng than, một nỗi lòng, một tâm trạng.
H: Tâm trạng tác giả bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ nào? Tại sao tác giả lại có tâm trạng buồn chán?
- Tâm trạng: buồn chán -> Đó là nỗi buồn thời thế, nỗi đau nhân tình, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tầm thường…muốn thoát li khỏi cuộc đời đáng chán.
-> một khối sầu da diết.
b, Bốn câu tiếp theo
H: Phân tích cái ngông của Tản Đà được thể hiện trong hai cặp câu 3-4, 5-6?
Cung quế có ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhăc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thế mới vui.
-> Cá tính ngông được thể hiện qua cách xưng hô và ước muốn thoát li cuộc sống trần tục lên cung trăng làm bạn với chị Hằng giải tỏa nỗi buồn chán cô đơn, u uất trong lòng.
c, Hai câu cuối
H: Em nhận xét gì về hình ảnh cuối bài thơ?
- Hình ảnh tưởng tượng rất kì thú.
-> thể hiện hồn thơ ngông đến cao độ, hồn thơ lãng mạn H: Em hiểu cái “cười” ở đay có ý nghĩa ntn?
- Cái cười vừa thỏa mãn vì đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh được cõi trần bụi bặm vừa thể hiện sự mỉa mai, chế giễu cuộc sống ở cõi trần đầy rẫy xấu xa, bẩn thỉu, đua chen danh lợi.
* Ghi nhớ: SGK
Hết tiết 2
IV. Hai chữ nước nhà
(Trích) -Trần Tuấn Khải-
* Giới thiệu bài:
Trần Tuấn Khải : Là một nhà thơ yêu nước đầu thể kỷ 20, mượn một câu chuyện lịch sử: Lời dặn dò con trai Nguyễn Trãi khi Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc để giãi bầy tâm sự yêu nước thương nòi và khích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta đầu thể kỷ 20.
1. Tác giả, tác phẩm
H: Trình bày hiểu biết vầ tác giả, tác phẩm?
- Tác giả: Trần Tuấn Khải (1885 - 1983) bút hiệu Á Nam. Ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biển tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, bày tỏ khát vọng độc lập, tự do.
- Tác phẩm: "Hai chữ nước nhà" là bài thơ mở đầu tập "Bút quan hoài I" (1924), mượn câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn con (Nguyễn Trãi) quay về tính việc trả nợ nước, thù nhà.
2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Tìm hiểu chung
H: Em nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ?
- Giọng thơ lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán.
H: Cảm xúc bao trùm đoạn thơ là gì?
- Cảm xúc bao trùm: nỗi xót xa, đau đớn của người cha trong bối cảnh đau thương nước mất, nhà tan.
H: Nêu thể thơ?
- Thể thơ: song thất lục bát -> tạo nhạc tính phong phú rất phù hợp diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những nỗi giận dữ, oán thán.
H: Đoạn thơ có thể chia mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Bố cục: 3 phần
+8 câu đầu: tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le.
+20 câu tiếp: tái hiện tình hình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
+8 câu cuối: thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
2.2. Phân tích.
a, Tám câu đầu
Yêu cầu HS theo dõi tám câu đầu.
H: Không gian được nhắc đến qua những chi tiết nào? Bối cảnh không gian ấy có giá trị gợi cảm ntn?
- Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi giời Nam gió thẩm đìu hiu Bốn bề hổ thét chim kêu…
-> một nơi biên giới ảm đạm, heo hút, cảnh vật tang tóc thê lương -> bối cảnh như giục cơn sầu trong lòng người đồng thời gợi không khí những năm 20 của thế kỉ 20.
H: Hoàn cảnh và tâm trạng của hai cha con ra sao?
- Hạt máu nóng…
…thân tàn lần bước dặm khơi
…con tầm tã châu rơi
-> Hoàn cảnh éo le: nước mất nhà tan, cha con li biệt.
H: Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa ntn?
-> lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm.
b, Hai mươi câu tiếp
H: Người cha nhắc đén lịch sử dân tộc qua câu thơ nào? Thể hiện tình cảm nào của tác giả?
- Giống hồng lạc…
Anh hùng hiệp nữ xưa nay thiếu gì.
-> niềm tự hào dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
H: Những câu tiếp theo tác giả miêu tả cảnh gì?
- Bốn phương khói lửa …
…bao thảm họa xương rừng máu sông
…đô thị thành tung quách vữ
…nhân gian bỏ vợ lìa con
-> Cảnh nước mất nhà tan, đau xót, căm uất quân xâm lược.
H: Họa mất nước gieo đau thương cho ai? Lời thơ nào diễn tả điều ấy?
- Thảm vong quốc…
…Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
-> Nhân hóa, so sánh-> diễn tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất, núi sông.
=>Hai mươi câu sau là tâm sự yêu nước sâu sắc của tác giả.
c, Tám câu cuối.
H: Người cha nói đến cái thế của mình qua hình ảnh thơ nào?
- Cha xót phận…
Giang sơn…sau này cậy con.
-> cảnh ngặt nghèo, bất lực.
H: Tiếp theo người cha nói đến sự việc nào?
- Tổ tông: vì nước gian lao Vì ngọn cờ độc lập
H: Nhắc đến cái thế của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?
->kích thích, hun đúc ý chí gánh vác của người con, khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
3. Tổng kết
GV gợi ý để HS rút ra nội dung cần ghi nhớ theo SGK
* Ghi nhớ: SGK