(Trích Đôn-ki-hô-tê Xéc-van-tét)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức:
- Biết được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Hiểu được rõ tài nghệ của Xéc-van -tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của từng người từ đó rút ra bài học thực tiễn.
- Vận dụng khả năng sáng tạo của bản thân.
b. Kĩ năng:
- Rèn được kĩ năng vận dụng kiến thức về văn tực sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Biết phê phán lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, bài giảng điện tử.
2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Hoạt động khởi động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT
GV chiếu cho HS xem một số bức tranh giới thiệu về đất nước Tây Ban Nha và giới thiệu bài: các tác phẩm văn học nước ngoài với các màu sắc khác nhau sẽ đem đến cho người đọc những cảm nhận khác nhau về mảnh đất, con người mỗi quốc gia trên Tg.
- Quan sát tranh ảnh.
- Nghe, định hướng vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
*Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I.
H: Đọc phần chú thích * H: Nêu nét chính về tác giả, tác phẩm?
GV bổ sung :
- Tác giả: Xec-van-tec là nhà văn đã từng trải qua cuộc sống nghèo khổ, đi lính, bị thương, bị bọn cướp biển bắt giam, bị tù đày.
- Ông tích cực chống lại các thế lực thống trị phong kiến, tư sản nhà thờ và bọn đầu cơ văn hoá phản động.
- “Đôn ki hô tê nhà quý tộc tài ba xứ Mancha là một truyện dài, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông gồm 2 phần: 125 chương ra mắt bạn đọc khi nhà văn 58 tuổi. Đây là tác phẩm nổi tiếng được ưa chuộng ở TBN và thế giới ngay từ khi ra đời.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó.
- HS đọc chú thích.
- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- hs dựa vào sgk và sự hiểu biết của cá nhân để giải thích.
I. Đọc - chú thích 1. Chú thích.
a. Tác giả.
- Tác giả: Xéc-van-tét (1547- 1616) là nhà văn Tây Ban Nha.
b.Tác phẩm.
- Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê gồm 2 phần:
+phần 1: 52 chương xuất bản năm 1605.
+ Phần 2: 74 chương xuất bản năm 1615.
- Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió thuộc phần 1 của tác phẩm.
c. Từ khó
- Hướng dẫn HS đọc chú ý phân biệt giọng nhân vật.
GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc.
H: Tóm tắt đoạn trích?
- Cho HS tìm hiểu những nét chính về đoạn trích.
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Xác định 5 sự việc chủ yếu qua các phần đó?
GV: Đây là lần ra đi thứ 2 của Đôn ki hô tê. Lần trước bị đánh nhừ tử may có người nông dân cứu vì giao chiến với những người lái buôn khi họ không chịu thừa nhận nàng Đuynxinea là đẹp nhất trần gian bởi mắt họ chưa nhìn thấy nàng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS kẻ đôi vở, tìm hiểu hai nhân vật song song.
H: Nhân vật Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa được thể hiện ntn qua 5 sự việc? ở mỗi sự việc tính cách nhân vật được bộc lộ ntn?
H: Qua 5 sự việc đó chỉ ra những nét hay và dở trong tính cách nhân vật Đôn-ki-hô-tê đồng thời chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu?
- Đọc văn bản - Tóm tắt
- Tìm hiểu chung về tác phẩm.
- Tìm hiểu bố cục: 3 phần, 5 sự việc:
+Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió.
+Cuộc đọ sức của Đôn-ki-hô-tê với những cối xay gió.
+Kết quả cuộc đọ sức.
+Quan niệm, cách xử sự của mỗi người khi bị đau.
+Chung quanh chuyện ăn, ngủ.
- Tìm chi tiết, phân tích, nhận xét.
- Trao đổi, thảo luận nhóm bàn, đại diện trình bày :
+Đôn-ki-hô-tê có cái hay: ý tưởng, khát vọng tốt đẹp, dũng cảm, không qua tâm đến nhu cầu cá nhân;
cái dở: đầu óc mê muội, hoang tưởng.
+Xan-chô Pan-xa: mặt
2.Đọc.
3. Tóm tắt
* Tìm hiểu chung:
- Thể loại: tiểu thuyết
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nhân vật chính: Đôn-ki-hô- tê.
- Bố cục: 3 phần
+Phần 1: từ đầu-> không cân sức: Trước khi đánh nhau với cối xay gió.
+Phần 2: tiếp theo->toạc nửa vai: Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
+Phần 3: Sau khi đánh nhau với cối xay gió.
II. Tìm hiểu văn bản
H: Từ đó em hãy đánh giá chung về hai nhân vật?
tốt: đầu óc tình táo, mặt xấu: hèn nhát, quá quan tâm đến nhu cầu cá nhân.
- Nêu ý kiến đánh giá
Sự việc Đôn-ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa
- Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió
- Cuộc đọ sức
- Kết quả cuộc đọ sức
- Quan niệm khi bị đau
- Việc ăn, ngủ.
- Tưởng đó là những tên khổng lồ, quyết giao chiến để quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất.
-> đầu óc mê muội, hoang tưởng; ý tưởng khát vọng cao đẹp.
- thúc ngựa phi thẳng tới những chiếc cối xay gió, đâm mũi giáo vào cánh quạt -> hành động điên rồ nhưng dũng cảm - người ngã văng ra xa, nằm không cựa quậy, ngựa bị toạc nửa vai nhưng lại tưởng là pháp thuật của pháp sư
-> mê muội.
- không kêu đau, không rên rỉ -> dũng cảm
- đến giờ ăn, chưa cần ăn, không muốn ăn sáng; suốt đêm không ngủ
-> không quan tâm đến nhu cầu cá nhân
=> Đôn-ki-hô-tê tuy có nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng do ngốn quá nhiều truyện xấu nên trở thành nhân vật nực cười đáng trách mà cũng đáng thương.
- khẳng định là những cối xay gió.
-> đầu óc tỉnh táo - Can ngăn, không theo chủ
-> thực tế
- thúc lừa chạy đến cứu chủ
-> tỉnh táo
- hơi đau là rên rỉ -> hèn nhát
- vừa đi vừa ung dung đánh chén; ngủ một mạch
-> chăm lo đến nhu cầu vật chất hàng ngày.
=> Xan-chô Pan-xa có mặt tốt nhưng vì quá chăm lo đến cá nhân nên trở thành tầm thường.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
H: Đối chiếu hai nhân vật về các mặt: dáng vẻ, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động để thấy rõ nhà văn xây dựng một cặp nhân vật tương phản?
- So sánh, đối chiếu
hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê Xan-chô Pan- xa
- gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng con ngựa còm.
- dòng dõi quý tộc.
- khát vọng
- béo lùn, cưỡi trên lưng con lừa tháp lè tè.
- gốc nông dân
H: Nghệ thuật tương phản có tác dụng gì?
H: Từ mặt tốt, mặt hạn chế của hai nhân vật này em rút ra bài học gì cho bản thân?
GV: ưu điểm của hai nhân vật bổ sung cho nhau tạo nên một con người hoàn chỉnh.
Hướng dẫn HS tổng kết.
H: Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu?
H: Nội dung bài học là gì
H: Đọc ghi nhớ ?
- Phân tích giá trị nghệ thuật
- Suy nghĩ, rút ra bài học
- Khái quát giá trị nghệ thuật
- HS khái quát nội dung bài học.
- Đọc:
cao cả,
mong giúp ích cho đời.
- mê muội, hão huyền - dũng cảm
- ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân.
- tỉnh táo, thiết thực.
- hèn nhát
-> Tương phản về con người, tính cách để làm nổi bật nhau lên.
Bài học: Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng, thực dụng mà cần tỉnh táo, cao thượng
* Tổng kết.
- Nghệ thuật”
+ Nghệ thuật tương phản tô đậm sự đối lập giữa 2 nhân vật.
+ Giọng điệu hài hước.
- Nội dung: Đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm đã tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới: Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý, Xan-cho Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ những điểm đáng chê trách.
*Ghi nhớ: SGK/ tr.82.
C. Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
H: Phát biểu cảm nghĩ về 2 nhân vật Đôn-ki- hô- tê và Xan-chô-pan- xa ?
* GV gợi ý:
1 -Khi được Xan-chô Pan-xa cảnh báo rằng những gã khổng lồ kì thực chỉ là những cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê trả lời:” Đấy chính là
+Sự khẳng định và lòng tin tuyệt đối những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ cho thấy Đô-ki- hô- tê hoàn toàn mê muội, hoang tưởng bởi đầu óc bị chi phối bởi tiểu thuyết kiếm hiệp.
+Bên cạnh đó, việc không hề run sợ, chấp nhận một cuộc giao tranh không cân sức cho thấy vẻ đẹp dũng cảm của
III. Luyện tập
những tên khổng lồ và nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta sẽ dương đầu với chúng trong một cuọc giao tranh điên cuồng và không cân sức”.
Câu nói trên bộc lộ điều gì?
2 -Liệt kê những đồ vật mà Xan-chô Pan-xa sử dụng. Mối quan hệ của chúng với những vật của Đôn-ki-hô-tê, nêu ý nghĩa mối quan hệ này là gì?
Đôn-ki- hô- tê. Dù gàn dở, lão cũng ý thức được sự khó khăn của cuộc giao chiến mà lão không nắm chắc phần thắng. Tuy vậy lão vẫn chấp nhận cuộc chiến. Dường như lão đã chiến thắng sự sợ hãi của chính mình.
-Xan-chô Pan-xa cưỡi lừa.
Bác có cái túi hai ngăn đựng thức ăn, bầu rượu. Những vật và đồ vật này hoàn toàn tương phản với những đồ và đồ vật của Đôn-ki- hô- tê:
cưỡi ngựa, mang khiên, giáo.
-Với những đồ vật như thế, hành động chủ yếu của Xan- trô là ăn- tu rượu, ngủ trong khi Đôn-ki-hô-tê luôn chăm sóc cho ngọn giáo của mình.
Tóm lại thế giới vật và đồ vật của Xan-chô Pan-xa đặt trong sự tương phản với Đôn-ki- hô- tê cho thấy tính chất thực tế và coi trọng những những nhu cầu cần thiết trong đời thường của viên giám mã.
D. Hoạt động vận dụng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT GHI CHÚ
H: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học văn bản?
- Liên hệ bản thân
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Tìm đọc thêm các trích đoạn khác trong tác phẩm.
- Thực hiện ở nhà
IV. PHỤ LỤC.
...
...
...
...
...
Ngày soạn
23/10/2018 Dạy
Ngày 30/10/2018
Tiết 2
Lớp 8B
Tiết 38: