Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

Một phần của tài liệu Ngữ văn 8 kì 1 3cột (Trang 195 - 200)

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

- Nghe, định hướng vào bài B. Hoạt động hình thành kiến thức. (18’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- GV gọi HS đọc yêu cầu a mục 1.

- GV treo bảng phụ kẻ mẫu:

Văn bản TM

Tri thức được sử dụng

Cây dừa Bình Định Tại sao lá cây có màu xanh lục Huế

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Con giun đất

- Cho HS thảo luận nhóm bàn trong vòng hai phút, gọi đại diện một nhóm lên bảng điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt, treo bảng đáp án.

H: Vậy để làm được bài văn thuyết minh cần có yếu tố nào?

H: Theo em, làm thế nào để có các tri thức ấy?

- Xác định yêu cầu câu hỏi a

- Quan sát bảng mẫu

- Thảo luận nhóm, trình bày.

- Nhận xét

- Nêu vai trò của các yếu tố:

+ Quan sát: tìm hiểu đối tượng về hình dáng, màu sắc, kích

I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh:

Văn bản TM

Tri thức được sử dụng

Cây dừa

Bình Định Tri thức đời sống

Tại sao lá cây có màu xanh lục

Tri thức về sinh vật Huế Tri thức về

văn hóa, xã hội

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Tri thức về lịch sử Con giun

đất

Tri thức về sinh vật

- Muốn làm bài văn thuyết minh phải có tri thức.

- Muốn có tri thức, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng

H: Việc quan sát, học tập, tích luỹ có vai trò gì trong việc tạo lập một văn bản thuyết minh?

H: Có thể tưởng tượng để xây dựng một văn bản thuyết minh không?

Vì sao?

H: SGK mục 2 giới thiệu cho chúng ta mấy phương pháp thuyết minh? Đó là những phương pháp nào?

- GV gọi HS đọc VD của từng phương pháp thuyết minh.

GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của một phương pháp thuyết minh, trong vòng 5 phút.

- Gọi đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác cho ý kiến nhận xét.

- GV chốt

thước, đặc điểm, tính chất.

+ Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tài liệu, từ điển...

+Tham quan: Tìm hiểu đối tượng một cách trực tiếpbằng các giác quan...

-> Việc tích luỹ và học tập...là hết sức quan trọng bởi không có tri thức có cở sở thì không tạo được văn bản thuyết minh.

- Không thể xây dựng văn bản thuyết mih bằng trí tưởng tượng vì đặc điểm văn thuyết minh là chính xác, thực tiễn, khách quan...

- Dựa vào SGK, kể tên các phương pháp thuyết minh.

- Đọc VD

- Thảo luận nhóm tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của mỗi phương pháp thuyết minh - Trình bày, nhận xét - Nghe, tiếp thu, ghi vào vở những ý chính.

cần thuyết minh nhất là phải nắm bắt bản chất, đặc trưng của chúng nhằm đảm bảo tính chính xác, thực tiễn, khách quan cho bài viết.

2. Phương pháp thuyết minh

a. Phương pháp nêu dịnh nghĩa, giải thích:

b. Phương pháp liệt kê:

c. Phương pháp nêu ví dụ:

d. Phương pháp dùng số liệu( con số).

e. Phương pháp so sánh g.Phương pháp phân loại, phân tích

*Ghi nhớ: SGk trang 128

STT Phương pháp thuyết minh

Đặc điểm Vai trò

1 Phương pháp nêu - Vận dụng tri thức để nêu, - Giới thiệu sự vật, hiện

dịnh nghĩa, giải thích:

giải thích một khái niệm.

- Thường xuất hiện ở đầu đoạn văn, đầu văn bản.

- Cấu trúc theo kiểu C là V.

tượng.

2 Phương pháp liệt kê:

- Kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại

- Đối tượng thuyết minh được cụ thể hơn, tăng tính thuyết phục.

3 Phương pháp nêu ví dụ:

- Nêu ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực, đáng tin cậy

- Làm rõ vấn đề thuyết minh, tăng sức thuyết phục.

4 Phương pháp dùng số liệu( con số).

- Sử dụng các số liệu (con số) cụ thể.

- Làm rõ vấn đề thuyết minh, tăng sức thuyết phục.

5 Phương pháp so sánh

- Đối chiếu sự vật, sự việc đang được thuyết minh với sự vật sự việc khác

- Làm nổi bật vấn đề đang được thuyết minh, giúp người đọc dễ hình dung, 6 Phương pháp phân

loại, phân tích

- Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh để lần lượt thuyết minh.

- Giúp cho người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống, cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện.

C. Hoạt động luyện tập. (15’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Bài tập 1: Hướng dẫn HS hoạt động chung cả lớp

Bài tập 2,3 : Phân nhóm cho HS làm

- Hoạt động chung cả lớp

- Hoạt động nhóm

II. Luyện tập Bài tập 1:

a. Kiến thức về khoa học, tác hại của khói thuốc đối với sức khoẻ và cơ chế di truyền giống loài con người.

b. Kiến thức về xã hội: tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc là lịch sự.

Bài tập 2:

a.Phương pháp so sánh: So sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm.

b. Phương pháp phân tích: tác hại của ni-cô-tin, của khí các-bon.

c. Phương pháp nêu số liệu: số tiền mua một bao 555, số tiền sử phạt ở Bỉ.

Bài tập 3:

a. Kiến thức:

- Về lịch sử, về cuộc kháng chiến

chống Mĩ cứu nước.

- Về quân sự.

- Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.

b. Phương pháp: Dùng số liệu và các sự kiện.

Bài tập 4:

Gv gợi ý HS tự làm.

D. Hoạt động vận dụng. (5’) - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA

TRÒ CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Viết đoạn văn thuyết minh trong đó có sử dụng một trong các phương pháp trên.

- HS viết đoạn văn thuyết minh

III. Vận dụng Viết đoạn văn

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.

- Tìm những đoạn văn thuyết minh có các phương pháp thuyết minh đã học mà em biết.

IV. PHỤ LỤC.

...

...

...

...

...

Ngày soạn

21/11/2018 Dạy

Ngày 28/11/2018

Tiết 3

Lớp 8B

Tiết 55:

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

Sau khi học xong bài này, HS:

a. Kiến thức:

- Nhận biết được đề văn thuyết minh.

- Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.

- Vận dụng các phương pháp thuyết minh để làm bài văn thuyết minh.

b. Kĩ năng:

- Xác định yêu cầu của đề văn thuyết minh.

- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh.

- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng: SGV- SGK- giáo án.

2. Trò:

- SGK- Đọc và nghiên cứu ngữ liệu, soạn bài.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. 2’

GV dẫn dắt vào bài.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 8 kì 1 3cột (Trang 195 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w